• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Sở Công Thương tổ chức Hội thảo “Quản lý phụ gia thực phẩm trong nhóm ngành chế biến các sản phẩm từ bột và tinh bột trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
Nguồn: P.KTATTP

Sở Công Thương tổ chức Hội thảo “Quản lý phụ gia thực phẩm trong nhóm ngành chế biến các sản phẩm từ bột và tinh bột trên địa bàn tỉnh Bến Tre”

(Cập nhật: 17/06/2019)

Ngày 11/6/2019, tại Hội trường Sở Công Thương Bến Tre, Sở Công Thương tổ chức Hội thảo “Quản lý phụ gia thực phẩm trong nhóm ngành chế biến các sản phẩm từ bột và tinh bột trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Đến dự có Ông Trần Văn Đấu, Phó giám đốc Sở Công Thương– Chủ trì hội nghị.

Các đại biểu tham dự Hội thảo, gồm: đại diện lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ngành Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,…). Đại diện lãnh đạo các phòng kinh tế thành phố, kinh tế hạ tầng các huyện; Đại diện Báo đồng khởi,... với hơn 30 cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các nhóm ngành bột và tinh bột trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Chương trình Hội thảo gồm:

- Báo cáo kết quả thực hiện đề tài “ Đánh giá thực trạng của nhóm ngành chế biến các sản phẩm từ bột và tinh bột trên địa bàn tỉnh Bến Tre; đề xuất giải pháp quản lý nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm”

- Các phát biểu tham luận của các cơ quan quản lý, trong đó đề cập đến phụ gia thực phẩm (Chi cục An toàn thực phẩm, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản,…).

- Các đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm cho nhóm ngành bột và tinh bột của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đồng thời một số chia sẽ kinh nghiệm sử dụng phụ gia thực phẩm từ các cơ sở này,…

Nhìn chung, qua Đề tài thống kê trên địa bàn tỉnh hiện nay có 50 cơ sở sản xuất bún, hủ tiếu, bánh canh, bánh ướt, bánh hỏi; 145 cơ sở sản xuất bánh mì, bánh trung thu, bánh bao; 25 cơ sở sản xuất các loại bánh khác. Phân lớn các cơ sở này thuộc loại hình kinh doanh là hộ kinh doanh chiếm 88.9%, số ít là doanh nghiệp. Qua khảo sát phần lớn các cơ sở cơ bản bảo đảm các điều kiện về VSATTP. Tuy nhiên sự quan tâm bảo dưỡng cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ cũng như ý thức của người tham gia sản xuất chưa tốt. Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bán ra thị trường, đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy người sản xuất sử dụng phụ gia thực phẩm để bảo quản thực phẩm, kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm,…

Hiện nay việc sử dụng phụ gia cho sản phẩm từ bột và tinh bột là một việc tất yếu của các cơ sở bởi bán ra thị trường cần có thời gian bảo quản dài để vận chuyển đi xa, mở rộng thị trường các tỉnh trong và ngoài nước,… Các phụ gia tại các cơ sở đều có đọc nhãn mác, bao bì,…Tuy nhiên điều đáng e ngại hơn là các cơ sở này lại dùng liều lượng sử dụng phụ gia theo kinh nghiệm truyền thống (chiếm 80% trên tổng số cơ sở được phỏng vấn). Do đó, trong thời gian tới cần có một số giải pháp cụ thể và chặt chẽ về phụ gia thực phẩm đối với nhà quản lý, người tiêu dùng và đặc biệt là đối với nhà sản xuất.

Kết thúc Hội thảo, ông Trần Văn Đấu, Phó Giám đốc Sở cũng nhận thấy rằng trách nhiệm của nhà sản xuất là rất cần thiết, các cơ sở sản xuất khi quyết định sử dụng phụ gia thực phẩm nào vào sản phẩm của mình thì phải tìm hiểu rõ thông tin về phụ gia đó (như tên phụ gia, công dụng, tác dụng, nguồn gốc, thời hạn sử dụng, liều lượng sử dụng,…) trước khi sử dụng vào thực phẩm. Đặc biệt tuyệt đối không sử dụng hóa chất cấm (Tinopan, Hàn the,…) trong sản xuất bột và tinh bột,…

Nguồn P.KTATMT