• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Kết quả kiểm tra, đánh giá thực hiện chỉ tiêu an toàn thực phẩm ngành Công thương trong 06 tháng đầu năm phục vụ xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao năm 2024
Quang cảnh Đoàn kiểm tra họp, làm việc tại địa phương.

Kết quả kiểm tra, đánh giá thực hiện chỉ tiêu an toàn thực phẩm ngành Công thương trong 06 tháng đầu năm phục vụ xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao năm 2024

(Cập nhật: 10/07/2024)
Thực hiện Kế hoạch số 63/KH-VPĐP ngày 28/2/2024 của Văn phòng điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Bến Tre về việc kiểm tra tiến độ xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Sở Công thương đã phối hợp và tham gia cùng Đoàn để kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí số 17 và 18 về môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao trong 6 tháng đầu năm 2024 với kết quả cụ thể như sau:
Đoàn đã tiến hành kiểm tra tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm tại 11 xã đạt nông thôn mới (xã Tân Thanh, xã Bình Hòa của Huyện Giồng Trôm; xã Bình Thới của Huyện Bình Đại; xã Bình Thạnh, Mỹ Hưng, An Thuận, An Điền, An Thạnh của Huyện Thạnh Phú; xã Khánh Thạnh Tân, Phú Mỹ, Nhuận Phú Tân của Huyện Mỏ Cày Bắc) và 07 xã đạt nông thôn mới nâng cao (xã Thới Lai, Long Hòa của Huyện Bình Đại; xã Sơn Phú của Huyện Giồng Trôm; xã Phú Phụng của Huyện Chợ Lách; xã An Phước, Huyện Châu Thành; xã Hương Mỹ, Ngãi Đăng, Huyện Mỏ Cày Nam).
Qua các buổi kiểm tra, Đoàn đánh giá cao công tác triển khai thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm tại các xã. Theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tiêu chí đánh giá có nhiều điểm mới, nội dung thực hiện rộng, liên quan nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nhưng các địa phương đều rất nổ lực, vận động các cấp, các ngành cùng chung tay thực hiện tốt tiêu chí.
Ngoài ra, Đoàn kiểm tra nhận thấy một vài khó khăn của địa phương trong quá trình thực hiện tiêu chí như: khối lượng thực hiện công việc và hoàn thành tiêu chí rất lớn; cán bộ địa phương thực hiện kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong nhiều lĩnh vực (nông nghiệp, môi trường, an toàn thực phẩm).
Bên cạnh đó, một số địa phương chưa chủ động trong việc triển khai thực hiện; tâm lý chờ hướng dẫn, hỗ trợ từ cấp trên; chưa thực hiện tốt việc duy trì, nâng chất tiêu chí sau khi đã được công nhận, nhất là cảnh quan môi trường.
Nói chung, tiêu chí 17 về môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới trong thời gian sắp tới cần phải được theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên tại các địa phương. Đồng thời, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo tình hình thực tế tại địa phương. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành có liên quan trong công tác bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm; nâng cao chất lượng công tác thẩm định, công nhận tiêu chí 17. Đặc biệt, nên tăng cường công tác tập huấn tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành công thương để từng bước nâng cao nhận thức của người dân, người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện chỉ tiêu an toàn thực phẩm của ngành công thương, tiến tới công nhận các xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025./.
(Nguồn: Nhi-P.KTATMT)