• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Sản lượng xuất khẩu các sản phẩm dừa không truyền thống hàng đầu của Philippines trong tháng 9/2018

Sản lượng xuất khẩu các sản phẩm dừa không truyền thống hàng đầu của Philippines trong tháng 9/2018

(Cập nhật: 09/04/2019)

                Theo số liệu thống kê chính thức từ Cơ quan thống kê Philippines, kim ngạch xuất khẩu 14 sản phẩm dừa không truyền thống của nước này đạt hơn 100.000 USD, vì thế các sản phẩm dừa này được xếp vào nhóm các sản phẩm xuất khẩu hàng đầu trong tháng 9/2018; trong đó có 5 sản phẩm mang về hơn 1.000 triệu USD gồm: nước dừa, dầu dừa tinh khiết, dầu dừa hydro hóa, glycerin và bột sữa dừa.

Nước dừa, sản phẩm xuất khẩu không truyền thống hàng đầu của tháng này từ Philippines, kim ngạch đạt 7,690 triệu USD từ 6,666 triệu lít. Số lượng xuất khẩu tháng này thấp hơn 56,7% so với cùng kỳ năm trước là 15,385 triệu lít. Mỹ là thị trường nhập khẩu chính với 3,938 triệu lít (đạt 59,1% trong tổng lượng xuất khẩu); theo sau là Anh 932.827 lít (14,0%), Hà Lan 376.776 lít (5,7%), Canada 335.689 lít (5,0%), Brazil 271.626 lít (4,1%), Australia 259.400 lít (3,9%); 13 nước khác 551.920 lít (8,3%).

                Dầu dừa tinh khiết có kim ngạch xuất khẩu đạt 6,948 triệu USD từ lượng xuất khẩu 2.066 tấn và được xếp ở vị trí thứ hai. Số lượng này thấp hơn 39,5% so với 3.412 tấn cùng kỳ của năm. Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng đầu, nhập khẩu được 802 tấn (38,8%); tiếp theo là Đức 566 tấn (27,4%), Canada 133 tấn (6,5%), Brazil 91 tấn (4,4%), Hà Lan 87 tấn (4,2%), Australia 68 tấn (3,3%) và 21 nước khác 319 tấn (15,4%).

Dầu dừa hydro hóa được xếp ở vị trí thứ 3 với 3,855 triệu USD. Sản lượng xuất khẩu đạt 1.579 tấn, tăng gấp 02 lần so với cùng kỳ 2017 là 736 tấn. Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất với 554 tấn (35,1%), tiếp đến là Canada 309 tấn (19,6%), Úc 288 tấn (18,2%), Pháp 130 tấn (8,2%), Anh 75 tấn (4,7%) và 11 nước khác 224 tấn (14,2%).

Glycerin được ghi nhận là đạt 2,399 triệu USD về kim ngạch xuất khẩu từ 2.127 tấn, giảm đáng kể khoảng 46,1% so với 3.948 tấn. Có 9 nước nhập khẩu sản phẩm này; cụ thể: Nhật Bản 1.287 tấn (60,5%) trong khi những nước khác nhập khẩu ít hơn gồm Trung Quốc 309 tấn (14,5%), Hàn Quốc 264 tấn (12,4%), Malaysia 99 tấn (4,6%), Việt Nam 73 tấn (3,4%), Iran 40 tấn (1,9%), Đức 24 tấn (1,1%), Thổ Nhĩ Kỳ 21 tấn (1,0%) và Pháp 10 tấn).

                Đứng ở vị trí thứ 5 là Sữa dừa lỏng có kim ngạch xuất khẩu đạt 1,025 triệu USD từ 496 tấn được xuất khẩu. Sản lượng này tăng khoảng 13,0% từ lượng xuất khẩu cùng kỳ năm trước là 439 tấn. Có 6 nước nhập khẩu dẫn đầu là: Australia 103 tấn (20,7%); Pháp 90 tấn (18,0%); Malaysia 65 tấn (13,2%); New Zealand 57 tấn (11,5%); Brazil 53 tấn (10,7%); Mỹ 51 tấn (10,3%). Có 8 nước nhập khẩu cùng chia sẻ trong tổng lượng 77 tấn xuất khẩu (15,5%).

Sản phẩm dừa xuất khẩu đứng ở vị trí thứ 6 là Bột sữa dừa với kim ngạch xuất khẩu đạt 806.622 USD từ 256 tấn. Sản lượng xuất khẩu tháng này tăng mạnh 60,5% từ 160 tấn cùng kỳ của năm. Có 7 nước nhập khẩu, dẫn đầu là Hà Lan 121 tấn (47,2%); kế đến là Nhật Bản 54 tấn (21,1%); Đài Loan 25 tấn (9,8%); Mỹ 20 tấn (7,8%); Trung Quốc và Đức 14 tấn và Australia 9 tấn (3,3%).

                Bột dừa đứng ở vị trí thứ 7 và đạt 691.307 USD từ 607 tấn (cùng kỳ năm trước xuất khẩu được 299 tấn). Có 6 nước nhập khẩu, dẫn đầu là Mỹ 301 tấn (49,6%); tiếp theo là Việt Nam 150 tấn (24,7%); Đài Loan 70 tấn (11,5%); Australia 50 tấn (8,2%); Canada 19 tấn (3,1%) và Brazil 17 tấn (2,8%).

Các sản phẩm chỉ xơ dừa với kim ngạch đạt 455.169 USD từ 1.596 tấn (1.400 tấn) được xếp ở vị trí thứ 8. Có 02 nước nhập khẩu với số lượng lớn được xuất sang Trung Quốc là 1.541 tấn (96,5%). Sản lượng còn lại được xuất sang Hàn Quốc 55 tấn (3,5%).

Xà phòng tắm/Xà phòng chủi rửa toilet đứng ở vị trí thứ 9 torng nhóm sản phẩm xuất khẩu không truyền thống hàng đầu của Philippines trong tháng này với kim ngạch đạt 368.639 USD. Sản lượng xuất khẩu đạt 193 tấn, giảm mạnh khoảng 69,7% so với cùng kỳ năm trước là 636 tấn. Thái Lan là thị trường nhập khẩu dẫn đầu với 91 tấn (47,5%); theo sau là Hàn Quốc 35 tấn (18,2%); các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất 17 tấn (9,1%); Ấn Độ 16 tấn (8,5%); Singapore 15 tấn (7,6%) và 9 nước khác 18 tấn (9,2%).

Mụn dừa được xếp ở vị trí thứ 10 từ 310.892 USD đạt được từ 4.373 tấn xuất khẩu. Sản lượng này tăng 74,7% từ 2.502 tấn. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất với 3.930 tấn (89,9%); trong khi đó số lượng ít hơn được xuất sang Hàn Quốc 156 tấn (3,6%); Thổ Nhĩ Kỳ 126 tấn (2,9%); Đài Loan 118 tấn (2,7%) và 9 nước khác 43 tấn (1,0%).

                Nhóm sản phẩm còn lại trong danh sách 14 sản phẩm không truyền thống được xuất khẩu nhiều trong tháng 9/2018 của Philippines là: dầu gội đầu; kem dừa; dừa tươi và bột gặt.

                Dầu gội đầu có kim ngạch xuất khẩu là 200.966 USD từ 106 tấn (246 tấn). Nhật Bản là thị trường nhập khẩu dẫn đầu với 44 tấn (41,6%); theo sau là Singapore 25 tấn (23,4%); Mongo;ia 19 tấn (17,5%) và 9 nước khác 19 tấn (17,6%).

                Kem dừa đạt 186.852 USD thu nhập từ tổng lượng xuất khẩu 351 tấn (11 tấn). Có 4 nước nhập khẩu với Thái Lan dẫn đầu về lượng nhập khẩu là 143 tấn (40,7%); kế đến là Hàn Quốc 114 tấn (32,6%); Australia 58 tấn (16,5%) và Hà Lan 36 tấn (10,2%).

                Dừa tươi đóng góp 177.306 USD từ 58.513 trái (150.548 trái). Chỉ có 03 khách mua dừa tươi là: Mỹ 43.718 trái (74,7%); Nhật Bản 11.445 trái (19,6%) và Australia 3.350 trái (5,7%).

                Bột giặt kiếm được 150.194 USD từ 181 tấn xuất khẩu (64 tấn). Nigeria đã nhập khẩu với số lượng nhiều hơn là 144 tấn (79,4%); theo sau là Malaysia 37 tấn (20,3%); Qatar 01 tấn. (UCAP Bulletin)

 Nguồn: APCC