• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Rà soát nhu cầu đầu tư và đề xuất giải pháp phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Rà soát nhu cầu đầu tư và đề xuất giải pháp phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre

(Cập nhật: 24/12/2019)
Thời gian qua, đầu tư phát triển các CCN đã tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật mới; góp phần sản xuất thêm nhiều hàng hoá tiêu dùng nội địa và sản phẩm phục vụ xuất khẩu; tạo điều kiện thu hút một khối lượng lớn vốn đầu tư¬ vào phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.
Nhằm thực hiện có hiệu quả Quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020. Ngày 22/11/2019,  Sở Công Thương có công văn gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về việc rà soát nhu cầu phát triển các CCN nhằm để xác định lại khả năng cũng như nhu cầu vốn để phát triển các CCN của từng địa phương, đồng thời để đề xuất đưa vào Quy hoạch ở giai đoạn sau phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất và có tính khả thi cao.
Qua tổng hợp rà soát nhu cầu phát triển các CCN của các huyện, thành phố về nhu cầu đất công nghiệp của từng địa phương và nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển CCN trong thời gian tới. Cụ thể:
Nhu cầu đất cho 12 CCN được quy hoạch trên toàn tỉnh là 418 ha. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển các CCN là: 3.233,588 tỷ đồng, trong đó 02 CCN (CCN Long Phước, CCN Phong Nẫm) đã được phê duyệt phẩn bổ với vốn đầu tư từ ngân sách: 1.007,948 tỷ đồng; 02 CCN (CCN Phú Hưng, CCN An Hòa Tây) có doanh nghiệp đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng với tổng vốn đầu tư là 1.377,640 tỷ đồng; đề xuất nhu cầu vốn cho phát triển các CCN còn lại là. 848  tỷ đồng
Qua đó, các huyện, thành phố cũng có những kiến nghị, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn để triển khai có hiệu quả các CCN như:
   Để đạt mục tiêu huy động vốn cho đầu phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh, cần lựa chọn tính chất, ngành nghề, quy mô của từng CCN để triển khai đầu tư và thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi đầu tư hạ tầng CCN. Đồng thời chuyển giao chủ đầu tư từ UBND cấp huyện cho doanh nghiệp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư hạ tầng và quản lý khai thác vận hành hiệu quả. Kinh phí từ ngân sách chỉ đầu tư tập trung vào một số CCN tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, không có khả năng thu hút doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN trên cơ sở đã có doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong CCN. Tập trung kêu gọi đầu tư hạ tầng CCN, tăng cường thu hút đầu tư thứ cấp.
Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về CCN, tạo cơ sở pháp lý vững chắc về nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm của các tổ chức đầu tư kinh doanh hạ tầng CCN và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong CCN, có chính sách ưu đãi phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương, phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
 Hiện nay, việc huy động vốn để xây dựng hạ tầng các CCN rất hạn chế nên tiến độ đầu tư kéo dài, hệ thống xử lý nước thải chưa được chú trọng, gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cụm, bức xúc cho cộng đồng dân cư. Chưa giải quyết tốt các khó khăn, vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng ở địa phương. Cần có giải pháp quản lý các doanh nghiệp đầu tư sản xuất công nghiệp chưa phù hợp với quy  hoạch.
 Những đề xuất, kiến nghị cần thực hiện để đẩy mạnh phát triển CCN trong thời gian tới:
- Ủy ban nhân dân tỉnh: hàng năm cần cân đối, bố trí vốn ngân sách cùng với nguồn vốn đối ứng của các huyện, thành phố, vốn xã hội hóa… hỗ trợ giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch, xây dựng hạ tầng các CCN để thu hút đầu tư thứ cấp, xem đây là giải pháp cụ thể, quyết liệt để triển khai thực hiện đạt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra trong thời gian tới; Sửa đổi hoặc xây dựng mới các chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng CCN phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng ngân sách địa phương tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố xây dựng và cân đối nguồn vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng CCN; Đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư hạ tầng lẫn thứ cấp đối với các CCN; Thường xuyên tổ chức các Hội nghị hoặc tổ chức Đoàn xúc tiến đầu tư trong và ngoài tỉnh để kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật cũng như đầu tư sản xuất trong các CCN. Kịp thời điều chỉnh hoặc kiên quyết thu hồi quyết định chủ trương đầu tư các dự án chậm tiến độ để thu hút các dự án đầu tư mới nhằm cải thiện môi trường đầu tư vào CCN.
- Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, phân bổ nguồn vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng các CCN. Đồng thời, phối hợp với các sở, ban ngành tỉnh, các huyện, thành phố xác định giá cho thuê đất, phí hạ tầng.
- Sở Công Thương: Tăng cường triển khai, phổ biến Nghị định 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý phát triển CCN, Thông tư 15/2017/TT-BCT ngày 31/8/2017 của Bộ Công Thương về Hướng dẫn thực hiện Nghị định 68/2017/NĐ-CP, Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND ngày 15/5/2018 của UBND tỉnh về việc quy định chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần tăng sức hút đầu tư phát triển hạ tầng CCN; Thường xuyên tiến hành khảo sát thực tế để nắm tình hình quản lý, triển khai hoạt động của các CCN trên địa bàn các huyện, thành phố làm cơ sở đề xuất UBND tỉnh cho phép tiếp tục, thay đổi vị trí phù hợp hoặc tạm ngừng triển khai đối với các CCN không có tính khả thi cao nhằm thu hút đầu tư của doanh nghiệp cũng như áp dụng mô hình quản lý CCN phù hợp để vận hành tốt hơn.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các huyện, thành phố: thẩm định giá đất, thực hiện việc bồi thường khi thu hồi đất, thu tiền sử dụng đất; quyết định giá cho thuê đất đối với các doanh nghiệp và chủ đầu tư xây dựng trong CCN; Rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục giao đất cho doanh nghiệp; Quản lý, hướng dẫn và tổ chức giám sát công tác bảo vệ môi trường trong quá trình đầu tư của các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Quan tâm cân đối từ nguồn vốn ngân sách của địa phương để đầu tư từng bước cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ ngoài hàng rào, nhằm tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích, thu hút đầu tư trong, ngoài nước đảm bảo được tính hiệu quả cao trong phát triển công nghiệp, tận dụng được các tiện ích của hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ công cộng; Phối hợp với các Sở, ngành tích cực vận động, kêu gọi, phát huy mọi nguồn lực của doanh nghiệp để đầu tư phát triển CCN.
- Công ty điện lực Bến Tre: Có kế hoạch đầu tư, nâng cấp, cải tạo đường dây, đảm bảo chất lượng điện an toàn cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong CCN.
- Các Sở, ngành có liên quan tùy theo chức năng:
Các sở, ngành cùng hỗ trợ, phối hợp với địa phương để kêu gọi đầu tư, đẩy nhanh triển khai các CCN, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Công khai, minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục hành chính: đăng ký đầu tư, giao đất, cho thuê đất, xây dựng và quản lý môi trường,....tăng cường tính phục vụ, hỗ trợ, giảm phiền hà và rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp.
 Hỗ trợ nhà đầu tư sau khi dự án được cấp chứng nhận đầu tư, bao gồm: giải quyết thủ tục giao nhận mặt bằng, giấy phép xây dựng, đấu thầu, ưu đãi đầu tư, công tác tuyển dụng lao động, thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị nguyên vật liệu, các thủ tục hải quan,….Hỗ trợ tiếp cận các tổ chức tín dụng, các thông tin kinh tế xã hội liên quan,…nhằm tạo niềm tin để thu hút thêm những nhà đầu tư mới, cũng như củng cố niềm tin của nhà đầu tư hiện hữu.
Trong công tác mời gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, đầu tư sản xuất trong CCN cũng như công tác quản lý cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư để có hướng hỗ trợ kịp thời, hiệu quả; Kiên quyết không chấp thuận chủ trương đầu tư, không thu hồi thêm diện tích đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp ngoài các khu vực đã quy hoạch quỹ đất sản xuất công nghiệp - TTCN tập trung (khu, cụm công nghiệp).
Tạo điều kiện thuận lợi được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, các chủ đầu tư cụm công nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiến độ của dự án.
Tạo điều kiện để doanh nghiệp kết nối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề theo yêu cầu của doanh nghiệp, kết nối với các công ty cung ứng lao động nhằm hỗ trợ tiềm kiếm nguồn lao động ổn định, có tay nghề và trình độ theo yêu cầu tuyển dụng.
Nguồn: P.QLCN - SCT