• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Phân tích thị trường dầu dừa

Phân tích thị trường dầu dừa

(Cập nhật: 29/03/2019)

Tại Rotterdam, giá hai loại dầu lauric đã giảm thấp xuống mức 796 USD/tấn đối với dầu dừa (CNO) và 738 USD/tấn đối với dầu cơm cọ (PKO) trong tháng 12/2018. Theo phản ánh qua từng năm thì giá dầu dừa đã giảm khoảng 44% kể từ tháng 01/2018. Giá dầu dừa cũng chỉ cao hơn giá dầu cơm cọ 58 USD/tấn trong tháng 12/2018, giảm mạnh so với mức giá cao hơn của năm trước là 145 USD/tấn. Việc giá dầu dừa cao hơn nhiều so với giá dầu cơm cọ hiển nhiên sẽ tạo một áp lực lên giá dầu dừa. Khoảng cách giá rộng giữa hai loại dầu lauric cũng góp phần ảnh hưởng đến việc thay đổi nhu cầu tiêu thụ dầu do chi phí đắt đỏ của dầu dừa trong vài năm trở lại đây.

Giá dầu dừa (CNO) và dầu cơm cọ (PKO), 2011-2018

Ngoài việc mức giá cao hơn so với giá dầu cơm cọ thì sự tăng ao về sản lượng sản xuất dầu dừa cũng góp phần trong việc tụt giảm giá dầu dừa. Sản lượng sản xuất dầu dừa trong năm 2018 đã tăng caosau khi sản lượng dừa trái và cơm dừa được khôi phục. Tổ chức Oilworld đã ghi nhận rằng sản lượng cơm dừa trong năm 2018 là 4,63 triệu tấn hoặc tăng khoảng 17% so với sản lượng năm trước. Trong khi đó, sản lượng dầu dừa trong năm 2018 đạt 2,85 triệu tấn, coa hơn 18% so với sản lượng năm trước. Philippines và Indonesia vẫn là hai quốc gia sản xuất chính đối với mặt hàng dầu dừa. Cả hai nước này đã đóng góp 68% torng tổng sản lượng toàn cầu trong năm 2018.

Tận dụng lợi thế từ việc giá thấp hơn và sản lượng cao hơn, nhu cầu tiêu thụ dầu dừa đã đẩy mạnh vào năm 2018. Sản lượng nhập khẩu dầu dừa trên toàn cầu trong năm 2018 ước đạt 1,85 triệu tấn hoặc tăng khoảng 16%. Sản lượng nhập khẩu dầu dừa từ Mỹ, quốc gia nhập khẩu dầu dừa lớn nhất, trong giai đoạn từ tháng 01 – 12/2018 ước đạt 0,49 triệu tấn, tăng 9% so với cùng kỳ của năm. Đây là một dấu hiệu của xu hướng đảo ngược đối với việc tiêu thụ dầu dừa tại Mỹ. Điều đáng chú ý là nhu cầu tiêu thụ dầu dừa hàng năm của Mỹ đã liên tục giảm trong 04 năm trở lại đây từ 0,56 triệu tấn trong năm 2016 xuống còn 0,44 triệu tấn vào năm 2017, giảm xuống mức giá thấp trong thập kỷ qua. Trong khi đó vào cùng thời điểm, các quốc gia châu Âu đã nhập khẩu 0,61 triệu tấn dầu dừa, cao hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.

Tại châu Á, Trung Quốc và Malaysia được ghi nhận là hai quốc gia nhập khẩu chính đối với dầu dừa. Năm 2018, sản lượng nhập khẩu dầu dừa của Trung Quốc ước đạt 135.000 tấn, tăng nhẹ so với năm trước là 134.000 tấn. Theo ước tính, Malaysia đã nhập khẩu 150.000 tấn dầu dừa trong năm tài chính 2018. Sản lượng nhập khẩu này của Malaysia cao hơn 21% so với năm 2017. Những quốc gia châu Á khác cũng tiêu thụ dầu dừa với số lượng đáng kể là Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore.

Giữa mức giá dầu dừa đang tụt giảm thì Philippines và Indonesia đã đẩy mạnh xuất khẩu dầu dừa. Trong giai đoạn từ tháng 01 – 12/2018, Philippines đã ước tính xuất khẩu được 1,08 triệu tấn dầu dừa sang thị trường toàn cầu. Sản lượng xuất khẩu này cao hơn 18% so với cùng kỳ năm trước là 0,91 triệu tấn. Philippines ghi nhận sản lượng xuất khẩu dầu dừa đã liên tiếp tăng cao trong 02 năm trở lại đây. Sản lượng xuất khẩu cũng được ghi nhận tăng cao nhất trong vòng 05 năm qua.

Sản lượng xuất khẩu dầu dừa của Philippines, 2011-2018 (ĐVT: tấn)

Theo ghi nhận của Cơ quan Thống kê, trong giai đoạn từ tháng 01 – 10/2018, Philippines chủ yếu xuất khẩu dầu dừa sang Mỹ và các nước châu Âu; trong đó có 45% trong tổng lượng dầu dừa được xuất khẩu sang Mỹ và 43% được xuất sang châu Âu. Nhật Bản, Trung Quốc và Malaysia là những thị trường nhập khẩu khác đối với dầu dừa từ Philippines. Ba thị trường này đã nhập khẩu dầu dừa với số lượng tương ứng: 25.000 tấn, 23.000 tấn và 23.000 tấn từ tháng 01 – 10/2018.

Thị trường nhập khẩu dầu dừa của Philippines, tháng 01 – 10/2018 (ĐVT: tấn)

Trong khi đó, Indonesia đã xuất khẩu.000 tấn dầu dừa sang thị trường toàn cầu vào năm 2018. Sản lượng xuất khẩu này được ghi nhận cao hơn 32% so với năm 2017 và thậm chí là cao nhất trong vòng 03 năm trở lại đây. Điều đáng chú ý là trong giai đoạn từ năm 2014 – 2017, sản lượng xuất khẩu dầu dừa của Indonesia đã trải qua một thời kỳ sụt giảm nghiêm trọng do thiếu hụt nguồn cung cơm dừa. Sản lượng xuất khẩu đạt mức thấp nhất được ghi nhận vào năm 2017 khi Indonesia chỉ xuất được 510.000 tấn dầu dừa sang thị trường quốc tế.

 

Sản lượng xuất khẩu dầu dừa của Indonesia, 2011 – 2018 (ĐVT: ngàn tấn)

Indonesia chủ yếu xuất khẩu dầu dừa sang Hà Lan và Malaysia bởi vì đây là hai thị trường nhập khẩu truyền thống đối với dầu dừa từ Indonesia với sản lượng nhập khẩu đạt tương ứng 25% và 21% trong tổng sản lượng xuất khẩu của giai đoạn từ tháng 01 – 10/2018. Những nước nhập khẩu chính khác là Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc và Nga với sản lượng nhập khẩu đạt tương ứng 86.299 tấn, 79.598 tấn, 51.182 tấn, 20.659 tấn và 12.715 tấn.

Thị trường nhập khẩu dầu dừa của Indonesia, tháng 01 – 10/2018 (ĐVT: tấn)

Nguồn: APCC