• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Hội thảo góp ý dự thảo Đề tài “Nghiên cứu tiềm năng phát triển Ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh Bến Tre”
Hội thảo góp ý dự thảo Đề tài “Nghiên cứu tiềm năng phát triển ngành CN chủ lực của tỉnh Bến Tre”. (Nguồn: QLCN)

Hội thảo góp ý dự thảo Đề tài “Nghiên cứu tiềm năng phát triển Ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh Bến Tre”

(Cập nhật: 13/08/2019)
Ngày 09/8/2019, Sở Công Thương đã tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Đề tài “Nghiên cứu tiềm năng phát triển Ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh Bến Tre”.    

Tham dự Hội thảo có Chủ nhiệm và các thành viên tham gia thực hiện đề tài; Đại diện các sở, ngành: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ Cục Thuế tỉnh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Phòng Kinh tế thành phố, Kinh tế và Hạ tầng các huyện. Ông Nguyễn Văn Niệm – Phó Giám đốc Sở Công Thương chủ trì hội thảo.
Nhằm đánh giá thực trạng và tiềm năng của ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Bến Tre, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu, khả thi, đồng bộ nhằm phát triển bền vững ngành công nghiệp này trong thời gian tới. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1969/QĐ-UBND ngày 20/9/2018 về việc cho phép triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp tỉnh. Việc thực hiện đề tài này là hết sức cần thiết, sẽ là cơ sở quan trọng để các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ban hành được các chính sách, giải pháp khoa học và thực tiễn nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp này càng phát triển.
Các đại biểu tham dự Hội thảo đã có nhiều ý kiến đóng góp về thực trạng, những thuận lợi, khó khăn của các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Bộ tiêu chí để xác định các ngành công nghiệp chủ lực giai đoạn 2021 – 2025 và hướng đến năm 2030; Lợi thế cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành công nghiệp chủ lực; Các định hướng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp chủ lực trong thời gian tới; Thể thức trình bày, kết luận chung của đề tài và tổ chức thực hiện.
Sau khi nghe ý kiến đóng góp của các Sở, ngành, các huyện, thành phố, ông Nguyễn Văn Niệm - Phó Giám đốc Sở, chủ trì hội thảo đã có một số ý kiến kết luận: Cập nhật lại thể thức trình bày và bổ sung thêm phần tổ chức thực hiện, kết luận chung của đề tài, bảng câu hỏi khảo sát; Ghi cụ thể trích dẫn các nguồn số liệu; Đánh giá thực trạng bổ sung thêm khó khăn của doanh nghiệp để có thể đưa ra giải pháp phát triển trong thời gian tới; Đánh giá kỹ hơn về lợi thế cạnh tranh; Điều chỉnh số liệu về nguồn nhân lực; Bổ sung cơ sở khoa học để xác định bộ tiêu chí; Có tiêu chí cụ thể về công nghiệp chế biến do chế biến dừa và thủy sản có một số ngành chỉ là sơ chế; Cân nhắc lại tiêu chí đánh giá là tăng trưởng hay đóng góp vào GDP.
Ngoài ra, việc đề xuất ngành công nghiệp dệt may – da giày vào ngành công nghiệp chủ lực là hợp lý nếu xét ở khía cạnh giải quyết vấn đề về lao động. Tuy nhiên qua đánh giá, 02 ngành công nghiệp: dệt may – da giày và công nghiệp cơ khí, điện, điện tử, không đủ chuẩn theo tiêu chí, do đó có thể đề xuất là ngành công nghiệp chủ lực ở phần kiến nghị khi đáp ứng đủ điều kiện.
Và giải pháp nên bổ sung thêm các chính sách quy định hiện có, những chính sách sẽ đề xuất bổ sung, lưu ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác về xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, giải pháp về nước sạch, đặc biệt phải quan tâm đến vấn đề liên kết vùng; Bổ sung thêm giải pháp ổn định vùng nguyên liệu để phục vụ phát triển ngành công nghiệp chủ lực; Về đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư cần tách thành giải pháp riêng; Giải pháp phát triển nguồn nhân lực đề xuất bổ sung thêm việc thu hút nguồn lao động, đào tạo lao động, đặt hàng đào tạo và định hướng đào tạo trong trong thời gian tới.
Nguồn: QLCN-SCT