• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403

Triển khai kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2022 trong Đảng bộ Sở Công Thương

(Cập nhật: 25/03/2022)
Nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, sự phối hợp giữa tập thể Đảng ủy và tập thể Ban Lãnh đạo Sở Công Thương  đối với công tác phòng, chống tham nhũng. Xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong công tác phòng, chống tham nhũng. Góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng để góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức kỷ cương, liêm chính; củng cố lòng tin với Nhân dân. Qua đó,  gắn công tác phòng, chống tham nhũng với việc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng; việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Vừa qua, Đảng ủy Sở Công Thương ban hành Kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2022 (Kế hoạch 199 -KH/ĐU, ngày 15/3/2022). Theo đó, yêu cầu công tác phòng chống tham nhũng phải được xem là một nhiệm vụ chính trị được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài; thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng gắn với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời hành vi tham nhũng. Các Chi bộ trực thuộc chủ động phối hợp triển khai đồng bộ, kịp thời các giải pháp, chính sách, cơ chế nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch. Kế hoạch tập trung thực hiện các nội dung:

(1). Công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Chỉ đạo triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng; thực hiện đồng bộ các quy định về phòng ngừa (công khai, minh bạch chế độ, định mức tiêu chuẩn, công tác cán bộ, minh bạch tài sản, thu nhập,..), đẩy mạnh công tác phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật; chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng chống tham nhũng phù hợp với điều kiện thực tế của Đảng bộ. Lãnh đạo các chi bộ trực thuộc trong công tác thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng; chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc phát sinh phức tạp, dư luận xã hội quan tâm theo quy định của pháp luật.

(2). Phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí và nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện nhiệm vụ: Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến toàn thể đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong Đảng bộ các quy định về phòng, chống tham nhũng với nhiều hình thức phù hơp̣ (thông qua hội nghị, Trang thông tin điện tử, sinh hoạt chi bộ,...). Tâp trung tuyên truyền, phổ biến và triển khai có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luât của nhà nước về phòng, chống tham nhũng, trọng tâm là:  Quán triệt, thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Kết luận, Chương trình, văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng.

(3). Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải nêu cao tính tiên phong, gương mẫu để lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; chịu trách nhiệm khi xảy ra tham nhũng tại cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc phát sinh phức tạp, dư luận xã hội quan tâm theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng tại cơ quan, đơn vị theo quy định.

- Đảng viên, công chức, viên chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật Phòng chống tham nhũng; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019, của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

- Nêu cao tinh thần trách nhiệm của Trưởng các phòng, đơn vị trực thuộc trong việc phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, nhũng nhiễu và báo cáo kết quả công tác phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, nhũng nhiễu xảy ra tại đơn vị kịp thời xử lý theo quy định.

- Đảng ủy, Ban Lãnh đạo Sở phối hợp lãnh đạo thực hiện tốt Kế hoạch số 245/KH-UBND ngày 13/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022; Kế hoạch 174 /KH-SCT, ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Sở Công Thương.

(4). Thực hiện tốt công tác xâydựng Đảng; tăng cường công tác quản lý cán bộ, đảng viên gắn với việc thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng

- Các Chi ủy, Đảng ủy cơ sở phối hợp với lãnh đạo cơ quan, đơn vị thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ, đảng viên; chú trọng công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất, đạo đức tốt. Thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng; tăng cường công tác quản lý, nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ, đảng viên gắn với việc thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng.

- Quản lý chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cán bộ, đảng viên ngay tại chi bộ, cơ quan, đơn vị; đồng thời giữ mối quan hệ với địa phương nơi cư trú để nắm rõ các mối quan hệ xã hội của đảng viên nhằm kịp thời giáo dục, nhắc nhở, ngăn chặn khi có dấu hiệu vi phạm, không dung túng, bao che tham nhũng. Định kỳ hàng tháng, quý có kiểm tra, giám sát việc rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII gắn với thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản”; chú trọng việc kê khai và xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên theo quy định.

(5). Tăng cường công khai, minh bạch trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị, khuyến khích cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong việc giám sát, phát hiện và tố giác các hành vi tham nhũng

-  Bí thư các Chi bộ, Trưởng các phòng, đơn vị thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ của đảng viên, công chức, viên chức thuộc phòng, đơn vị do mình quản lý nhằm chủ động ngăn ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp, người dân.

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, của ban thanh tra nhân dân, cũng như tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong việc giám sát, phát hiện và tố giác các hành vi tham nhũng. Thực hiện tốt công tác bảo vệ những người tố giác hành vi tham nhũng; đồng thời xử lý nghiêm mọi hành vi trù dập, trả thù người tố cáo tham nhũng hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để gây mất đoàn kết nội bộ, vu khống người khác.
- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng, kiểm soát chi và quyết toán kinh phí. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ; công khai, minh bạch, nhất là những vấn đề liên quan đến tài chính, tài sản công.

- Tiếp tục triển khai đồng bộ các chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhất là Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 14/CT- TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy định số 11-QĐ/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý phản ảnh, kiến nghị của dân; Luật Tiếp công dân; Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo (sửa đổi) và các Nghị định quy định chi tiết các luật này và hướng dẫn nghiệp vụ công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan chức năng; các vụ việc liên quan đến tham nhũng phải được giải quyết kịp thời, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật./.

Để tổ chức thực hiện, yêu cầu Bí thư các Chi bộ phối hợp với Thủ trưởng các phòng, đơn vị quán triệt các nội dung trên đến  đảng viên, công chức, viên chức thuộc đơn vị. Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên trong chấp hành các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng./.

Nguồn: VP Sở – SCT