• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Sản lượng xuất khẩu các sản phẩm dừa không truyền thống hàng đầu của Philippines trong tháng 4/2019

Sản lượng xuất khẩu các sản phẩm dừa không truyền thống hàng đầu của Philippines trong tháng 4/2019

(Cập nhật: 27/08/2019)

            Theo số liệu thống kê chính thức từ Cơ quan thống kê Philippines, kim ngạch xuất khẩu 14 sản phẩm dừa không truyền thống của nước này đạt hơn 100.000 USD, vì thế các sản phẩm dừa này được xếp vào nhóm các sản phẩm xuất khẩu hàng đầu trong tháng 4/2019; trong đó có 5 sản phẩm mang về hơn 1 triệu USD gồm: nước dừa, dầu dừa tinh khiết, sữa dừa lỏng, glycerin và bột sữa dừa.


Nước dừa sản phẩm xuất khẩu không truyền thống hàng đầu của tháng này từ Philippines, kim ngạch đạt 10,265 triệu USD từ 9,671 triệu lít. Số lượng xuất khẩu tháng này cao hơn 49,0% so với cùng kỳ năm trước là 6,491 triệu lít. Mỹ là thị trường nhập khẩu chính với 6,812 triệu lít (đạt 70,4% trong tổng lượng xuất khẩu); theo sau là Anh 1,132 triệu lít (11,7%); Canada 436.965 lít (4,5%); Australia 243.322 lít (2,5%); Singapore 206.151 lít (2,1%); Hà Lan 200.657 lít (2,1%); Hàn Quốc 122.433 lít (1,3%); và 14 nước 517.865 lít (5,4%).

            Dầu dừa tinh khiết có kim ngạch xuất khẩu đạt 4,640 triệu USD từ lượng xuất khẩu 1.705 tấn và được xếp ở vị trí thứ hai. Số lượng này ít hơn 15,8% so với 2.024 tấn cùng kỳ của năm. Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng đầu, nhập khẩu được 534 tấn (31,3%); tiếp theo là Đức 298 tấn (17,5%); Brazil 193 tấn (11,3%); Anh 165 tấn (9,7%); Bỉ 160 tấn (9,4%) và 15 nước khác 353 tấn (20,7%).

Đứng ở vị trí thứ 3 là Sữa dừa lỏng có kim ngạch xuất khẩu đạt 2,153 triệu USD từ 1.196 tấn được xuất khẩu; tăng 35,8% từ 880 tấn cùng kỳ của năm. Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất với 448 tấn (37,5%); theo sau là Australia 166 tấn (13,9%); Nhật Bản 114 tấn (9,5%); Malaysia 83 tấn (7,0%); Pháp 64 tấn (5,3%); Trung Quốc 55 tấn (4,6%); Hà Lan 51 tấn (4,2%) và 8 nước khác 215 tấn (18,0%).

Glycerin được ghi nhận là đạt 2,071 triệu USD về kim ngạch xuất khẩu từ 1.934 tấn và được xếp ở vị trí thứ 4 trong danh sách. Sản lượng tháng này giảm khoảng 25,1% từ 2.581 tấn cùng kỳ. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn nhất với 984 tấn (50,9%); kế đến là Trung Quốc 448 tấn (23,2%); Hàn Quốc 133 tấn (6,9%); Malaysia 111 tấn (5,7%) và 6 nước 258 tấn (13,3%).

Sản phẩm dừa xuất khẩu đứng ở vị trí thứ 5 là Bột sữa dừa với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,117 USD từ 481 tấn. Lượng xuất khẩu tháng này tăng mạnh khoảng 70,8% so với lượng xuất khẩu cùng kỳ của năm là 282 tấn. Hà Lan đã nhập khẩu với số lượng sản phẩm này với 300 tấn bột sữa dừa (62,4%); tiếp theo là Pháp với lượng nhập khẩu ít hơn 53 tấn (10,9%); Nhật Bản 42 tấn (8,7%); và 04 nước nhập khẩu khác 87 tấn (18,0%).

Xà phòng tắm/Xà phòng chủi rửa toilet đứng ở vị trí thứ 6 trong nhóm sản phẩm xuất khẩu không truyền thống hàng đầu của Philippines trong tháng này với kim ngạch đạt 894.460 USD từ 437 tấn. Sản lượng này tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018 là 193 tấn (+126,1%). Indonesia là thị trường nhập khẩu hàng đầu với 263 tấn (60,1%); trong khi lượng ít hơn được xuất sang Ảrập Saudi 31 tấn (7,1%); Thái Lan 28 tấn (6,4%); Yemen 24 tấn (5,5%); Singapore 21 tấn (4,9%) và 10 nước khác 70 tấn.

            Sản phẩm chưng cất axít béo được xếp ở vị trí thứ 7 và kiếm được 675.860 USD từ lượng xuất khẩu 1.363 tấn (cùng kỳ năm trước không xuất khẩu). Chỉ có 02 nước nhập khẩu; đó là Trung Quốc với lượng nhập khẩu lớn hơn 986 tấn (72,3%) và Ấn Độ 377 tấn (27,7%).

            Dầu dừa hydro hóa với kim ngạch xuất khẩu đạt 616.306 USD từ 127 tấn xuất khẩu (293 tấn) được xếp ở vị trí thứ 8 trong danh sách. Có ba thị trường nhập khẩu với số lượng lớn được xuất sang Mỹ là 116 tấn (91,1%). Sản lượng còn lại được xuất sang Bỉ 7 tấn (5,6%) và Australia 4 tấn (3,3%).

            Coconut Acid Oil là sản phẩm đứng ở vị trí thứ 9 torng nhóm sản phẩm dừa không truyền thống được xuất khẩu nhiều trong tháng 4/2019 từ Philippines; kim ngạch đạt 364.400 USD từ 786 tấn (cùng kỳ năm trước không xuất khẩu). Chỉ có 02 thị trường nhập khẩu sản phẩm này: Trung Quốc 725 tấn (92,2%) và Ấn Độ 62 tấn (7,8%).

Chỉ xơ dừa và các sản phẩm từ chỉ xơ dừa được xếp ở vị trí thứ 10 với 328.638 USD đạt được từ 1.159 tấn xuất khẩu. Sản lượng này tăng 28,4% so với cùng kỳ là 903 tấn. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nhiều nhất với 1.073 tấn (92,6%) trong khi lượng ít hơn được xuất sang Mỹ 44 tấn (3,8%) và Nhật Bản 42 tấn (3,7%).

Nhóm sản phẩm còn lại trong danh sách 14 sản phẩm không truyền thống được xuất khẩu nhiều trong tháng 04/2019 của Philippines là: bột dừa, mụn dừa, dừa tươi và coconut concentrates (creamed coconut).

Bột dừa đứng ở vị trí thứ 11, đạt 305.584 USD thu nhập từ tổng lượng xuất khẩu 286 tấn (266 tấn). Mỹ là thị trường nhập khẩu chính với 136 tấn (47,7%); theo sau là Iraq 39 tấn (13,5%); Canada 35 tấn (12,1%); Australia 34 tấn (11,7%) và 03 nước khác 43 tấn (14,9%).

Mụn dừa kiếm được 258.850 USD từ 4.813 tấn cuất khẩu (1.815 tấn). Có 3 thị trường nhập khẩu với Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất với 4.651 tấn (96,6%); trong khi lượng còn lại được x uất sang Mỹ 136 tấn (2,8%) và Nhật Bản 26 tấn.

Dừa tươi với kim ngạch đạt 147.629 USD từ 187.894 trái (130.650 trái). Chỉ có 03 khách mua: Hong Kong 148.754 trái (79,2%); Mỹ 19.600 trái (10,4%); Nhật Bản 19.140 trái (10,2%) và các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất 400 trái.

            Coconut Concentrates (Creamed Coconut) được xếp ở vị trí thứ 14, có kim ngạch xuất khẩu là 129.278 USD từ 36 tấn (cùng kỳ năm trước không xuất khẩu). Chỉ có 02 thị trường nhập khẩu: Malaysia 24 tấn (66,6%) và Israel 12 tấn (33,4%). (UCAP Bulletin)

Nguồn: APCC