
ông Nguyễn Trúc Sơn (áo trắng) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre tham quan một số sản phẩm xuất khẩu của tỉnh tại Mekong Connect 2020
Một số tiêu chuẩn áp dụng đối với rau quả khi xuất khẩu sang thị trường EU
(Cập nhật: 20/04/2021)Ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, việc xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng đạt được nhiều thuận lợi. Những ưu đãi đặc biệt về thuế quan góp phần tăng khả năng cạnh tranh về giá, từ đó thúc đẩy kinh tế– xã hội phát triển. Bên cạnh những thuận lợi khả quan, sản phẩm của chúng ta vẫn phải đối mặt với những tiêu chuẩn, điều kiện nhập khẩu khắc khe từ các nước thuộc liên minh châu Âu (EU).
Hàng trái cây, rau quả muốn xuất khẩu vào thị trường các nước Liên minh châu Âu phải đáp ứng các tiêu chuẩn về: an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm soát chất gây ô nhiễm trong thực phẩm, kiểm dịch thực vật, kiểm soát đối với thực phẩm biến đổi gen (GMO), kiểm soát sức khỏe thực vật, ghi nhãn thực phẩm, tiếp thị cho rau quả tươi, truy xuất nguồn gốc, tuân thủ và trách nhiệm trong thực phẩm.Về an toàn vệ sinh thực phẩm
An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề được đặt lên hàng đầu khi xuất khẩu vào thị trường EU. Các mặt hàng trái cây và rau quả tươi xuất khẩu phải tuân thủ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như ISO 9001, ISO 22000, các nguyên tắc phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP). HACCP thường là bước đầu tiên hướng tới các chương trình an toàn thực phẩm nghiêm ngặt hơn như FSSC22000 hoặc BRC. Đặc biệt, trái cây và rau quả xuất khẩu vào EU cần phải được chứng nhận bởi GlobalGAP.
Kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Để xuất khẩu các mặt hàng rau quả và trái cây tươi sang EU, nhà xuất khẩu cần đáp ứng các quy định mà EU đã thiết lập về mức độ dư lượng tối đa (MRL) cho thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất khác đối với sản phẩm thực phẩm.
Các sản phẩm thực phẩm bắt nguồn từ rau quả, trái cây sẽ bị trục xuất khỏi thị trường EU nếu có chứa thuốc bảo vệ thực vật bất hợp pháp hoặc lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư cao hơn so với giới hạn quy định đặt ra.
Kiểm soát chất gây ô nhiễm trong thực phẩm
EU đã đặt ra giới hạn cho các chất gây ô nhiễm điển hình cho thực phẩm trái cây và rau quả như kim loại nặng và độc tố nấm độc. Các chất gây ô nhiễm thường gặp nhất ở các sản phẩm trái cây tươi, sấy khô và đông lạnh là độc tố nấm (aflatoxins, ochratoxins A, patulin), kim loại nặng (chì, thiết và cadmium) và các tạp chất vi sinh (salmonella, norovirus, virus viêm gan A).
Do vậy, để xuất khẩu sang EU, các mặt hàng rau quả, trái cây cần phải đáp ứng các quy định về kiểm soát chất gây ô nhiễm đối với thực phẩm theo quy định của EU.
Cụ thể theo Quy định EC số 1881/2006 về thiết lập nồng độ tối đa cho các chất gây ô nhiễm nhất định trong thực phẩm để được phép nhập khẩu vào thị trường châu Âu, nồng độ chì <0,1 mg/kg cho quả tươi, cadmium <0,1 mg/kg ướt rau loại lá và <0,05 mg/kg cho rau quả củ.
Các quy định về nồng độ độc tố, kim loại nặng, PCBs, PAH, 3-MCPD, melamine, erucic acid và nitrates được xác định theo từng mặt hàng và mùa vụ.
Quy định về kiểm dịch thực vật
Hàng rau quả, trái cây phải được kiểm dịch thực vật để tránh lây lan dịch hại sâu bệnh và bảo vệ cây trồng trên lãnh thổ các nước châu Âu.
Kiểm soát đối với thực phẩm biến đổi gen (GMO)
Để xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, các mặt hàng trái cây rau quả phải đảm bảo không bị biến đổi gen (không chứa GMO) trừ một số giống thực vật được EU chấp nhận cho phép biến đổi gen.
Kiểm soát sức khỏe thực vật
Các loại trái cây, rau quả có khả năng chứa sâu bệnh (VD: trong gỗ, đất, củ, quả,…) khi xuất khẩu sang EU phải đạt chuẩn dựa theo các biện pháp bảo vệ của Quy định EU số 2019/2072 ngày 28/11/2019.
Ngoài ra, sản phẩm còn phải đáp ứng Quy định EU số 2016/2031 ngày 26/10/2016 yêu cầu các phương pháp xử lý và đóng gói sản phẩm bằng gỗ (vỏ, hộp, thùng, pallet,…).
Đối với các nhà xuất khẩu sang EU kiểm soát sức khỏe thực vật và xử lý thủy nhiệt trước khi xuất khẩu phải trở thành thông lệ tiêu chuẩn.
Ghi nhãn thực phẩm
Các sản phẩm trái cây rau quả phải được ghi nhãn thực phẩm, trong đó phải thể hiện các thông tin bắt buộc về tên sản phẩm, danh sách thành phần, khối lượng ròng, hạn sử dụng, điều kiện bảo quản, nước xuất xứ, hướng dẫn sử dụng, đánh dấu lô và bảng tuyên bố dinh dưỡng.
Tiêu chuẩn tiếp thị cho rau quả tươi
Hoa quả tươi chỉ được tiếp thị cho người tiêu dùng khi đạt tiêu chuẩn chất lượng, độ chín của trái cây, rau qủa và có ghi nguồn gốc xuất xứ.
Các sản phẩm rau quả, trái cây dùng để chế biến hoặc làm thức ăn chăn nuôi sẽ được miễn các tiêu chuẩn tiếp thị nếu chung được ghi nhãn rõ ràng là sản phẩm dùng để chế biến hoặc thức ăn cho động vật.
Truy xuất nguồn gốc, tuân thủ và trách nhiệm trong thực phẩm
Sản phẩm trái cây, rau quả xuất sang EU phải tuân thủ các nghĩa vụ trong tất cả các giai đoạn của sản xuất và phân phối.
Các nhà kinh doanh thực phẩm cần phải xác định được nhà cung cấp và người nhận hàng gần nhất theo Quy định EC số 178/2002 ngày 28/01/2002.
Các sản phẩm rau quả, trái cây muốn được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất sang EU theo Hiệp định EVFTA phải có xuất xứ thuần túy, nghĩa là phải được thu hoạch, hái lượm từ cây được trồng trên lãnh thổ Việt Nam hoặc các nước thành viên Liên minh châu Âu.
Nguồn: TT. KC&XT – SCT
Tin cùng loại
- Hội nghị “Gặp gỡ Nhật Bản” năm 2023
- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Trúc Sơn tiếp xúc song phương với Đại sứ Ả-rập Xê-út tại Việt Nam
- Lãnh đạo UBND tỉnh Bến Tre tham dự Diễn đàn Kinh doanh Việt Nam - Ả Rập Xê-út
- Tọa đàm về diễn biến, xu hướng mới của kinh tế thế giới tác động đến sản xuất, xuất khẩu và thu hút đầu tư của các địa phương vùng ĐBSCL
- Tỉnh Bến Tre tổ chức tiếp và làm việc với Đoàn Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham)
- Cơ hội và thách thức từ cam kết về lao động, công đoàn trong CPTPP và EVFTA đối với Việt Nam
- Xuất xứ hàng hóa và biện pháp phát triển ngoại thương
- Đẩy mạnh hỗ trợ các địa phương miền núi xuất khẩu nông sản
- HỘI NGHỊ “THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: TIỀM NĂNG TIẾP CẬN VÀO THỊ TRƯỜNG SINGAPORE VÀ CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC”
- Định hướng xuất nhập khẩu của tỉnh đến năm 2030, bài 2: Phát triển xuất nhập khẩu bền vững
Tin liên quan
- BẾN TRE THAM GIA TRIỂN LÃM “THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH, THÀNH HỮU NGHỊ TẠI SAVANNAKHET” LẦN THỨ 5 NĂM 2025
- Phê duyệt 05 quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC lĩnh vực điện lực thuộc thẩm quyền Sở Công Thương (QĐ 1046)
- Phê duyệt 09 quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC lĩnh vực điện lực thuộc thẩm quyền Sở Công Thương (QĐ 1053)
- Bến Tre tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Quốc Tế Việt Nam lần thứ 34 (VIETNAM EXPO 2025)
- Bến Tre tham gia giới thiệu sản phẩm tại Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Phú Yên và giới thiệu sản phẩm đặc trưng, ẩm thực, du lịch các tỉnh, thành phố năm 2025
- Lấy ý kiến dự thảo Hồ sơ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bến Tre
- Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 13 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre
- Công bố danh mục TTHC trong lĩnh vực điện lực thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Bến Tre (QĐ 946)
- Xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương của Công ty TNHH Kyowon The Orm Việt Nam
- Thông báo danh sách cơ sở thực hiện tự công bố sản phẩm từ ngày 15/3/2025 đến ngày 31/3/2025 (TB số 828)