• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403

Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2022

(Cập nhật: 20/01/2022)
Thực hiện các Nghị quyết số 01/NQ-CP; Nghị quyết số 08/NQ-TU; Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND về nhiệm vụ năm 2022, Sở Công Thương đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành năm 2022 với Chỉ tiêu kế hoạch là  Phấn đấu thực hiện: giá trị sản xuất CN-TTCN đạt 38.300 tỷ đồng (giá so sánh 2010); có hơn 140 MW điện gió đưa vào khai thác thương mại; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 56.000 tỉ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 1.500 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu đạt 800 triệu USD;

Để thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2022, ngành công thương đã xác định những nhiệm vụ và giải pháp cần tập trung thực hiện như:

  – Tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội:- Phối hợp với các đơn vị có liên quan, tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục triển khai các giải pháp phục hồi kinh tế sau Covid-19 thuộc lĩnh vực công thương; khảo sát nắm thông tin, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh nhằm kịp thời tham mưu tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.

 
  – Thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp thành khâu đột phá; Tập trung đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh: Tranh thủ nguồn vốn khuyến công quốc gia và các nguồn vốn khác để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; thực hiện nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả của các dự án hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công; đẩy mạnh hoạt động khuyến công nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao năng lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường trong và ngoài nước.

  –  Tập trung thực hiện quyết liệt, có hiệu quả công tác chuyển đồi số:  Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường mạng, tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử trong và ngoài nước; đẩy mạnh phát triển mạnh thương mại điện tử gắn với thương mại truyền thống, có kiểm soát, quản lý chặt chẽ.

  – Thực hiện tốt các giải pháp bình ổn thị trường, kết nối cung cầu, nhất  là các mặt hàng thiết yếu: Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, xuất khẩu hàng hóa; liên kết, hợp tác tìm kiếm thị trường để tiêu thụ, phát triển thương hiệu, chú trọng các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, đặc sản của địa phương. Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp kết nối cung cầu, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường; Hỗ trợ quảng bá phát triển sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử: khai thác, hỗ trợ quảng bá sản phẩm, vận hành nâng cao hiệu quả hoạt động của Sàn giao dịch thương mại điện tử Đặc sản Bến Tre; hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác hiệu quả trên nền tảng số; hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thông qua kênh thương mại điện tử như: tổ chức các phiên chợ online, tham gia các sàn thương mại điện tử lớn như Amazon, Alibaba,...để thúc đẩy xuất khẩu.

  – Triển khai hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế; tận dụng tốt cơ hội do các hiệp định thương mại tạo ra để thúc đẩy giao thương và xuất khẩu: Triển khai, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý xuất nhập khẩu; tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế; cập nhật, thông tin kịp thời các quy định về hàng rào kỹ thuật của nhà nhập khẩu để doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch và áp dụng tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu của nhà nhập khẩu, các thay đổi về chính sách,...; Tổ chức/tham gia các Hội nghị kết nối giao thương, kết nối cung cầu tại các tỉnh, thành phố lớn; tổ chức hội thảo/hội nghị nhằm giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm của địa phương; tổ chức đào tạo/tập huấn, bồi dưỡng hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ, doanh nghiệp về các kỹ năng xúc tiến thương mại; Tổ chức giới thiệu và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ/khảo sát thị trường ngoài nước nhất là các hội chợ chuyên ngành theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp; thực hiện có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại vào thị trường ngoài nước để hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, cụ thể như: Tăng cường cung cấp thông tin về thị trường nước ngoài thông qua nhiều hình thức; liên hệ chặt chẽ với các Đại sứ, Tham tán thương mại tại các nước là các thị trường xuất khẩu trọng điểm và tiềm năng của tỉnh, để nắm được nhu cầu, thị hiếu, cảnh báo về thị trường, tranh thủ sự hỗ trợ của các đại sứ trong việc kết nối các doanh nghiệp trong tỉnh với các khách hàng.

 – Thực hiện định hướng phát triển năng lượng là động lực phát triển:  Theo dõi, phối hợp với địa phương và các sở, ngành có liên quan đôn đốc, hỗ trợ các chủ đầu tư tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thực hiện các thủ tục liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa vào vận hành các dự án năng lượng tái tạo nhằm tạo bước đột phá cho tỉnh nhà; hỗ trợ, hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng quy định của pháp luật trong quá trình vận hành nhà máy./.
Nguồn: P.KHTCTH – SCT