• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Diễn biến thị trường than hoạt tính

Diễn biến thị trường than hoạt tính

(Cập nhật: 27/08/2019)

Giá than gáo dừa dường như vẫn không được cải thiện nhiều. Giá sản phẩm này tiếp tục giảm trong quý 01/2019 theo sau xu hướng tụt giảm vào những tháng cuối năm 2018. Giá than gáo dừa tại Indonesia là 552 USD/tấn trong tháng 12/2018 và giảm xuống còn 423 USD/tấn vào tháng 7/2019. Trong khi đó, ở Sri Lanka, giá sản phẩm này là 431 USD/tấn trong tháng 12/2018 và đến tháng 7/2019 đã giảm xuống mức giá 413 USD/tấn. Tại Ấn Độ, sau khi giảm xuống mức giá 447 USD/tấn vào tháng 12/2018 thì giá than gáo dừa lại tiếp tục giảm thấp hơn chỉ còn 370 USD/tấn trong tháng 7/2019. Giá than gáo dừa chịu ảnh hưởng do nguồn cung tăng cao và biến động trên thị trường toàn cầu.

Giá than hoạt tính cho thấy chiều hướng tương đối ổn định kể từ quý 02/2018. Giá bình quân hàng tháng đối với sản phẩm này tại Sri Lanka trong giai đoạn từ tháng 01 – 6/2019 là 2.483 USD/tấn. Trong khi đó ở Indonesia, giá bình quân hàng tháng là 1.643 USD/tấn trong cùng thời điểm.

                  Ấn Độ, Philippines, Sri Lanka và Indonesia đã xuất khẩu 235.551 tấn than hoạt tính được chiết xuất từ than gáo dừa sang thị trường toàn cầu trong năm 2018. Trong giai đoạn từ tháng 01 – 12/2018, Ấn Độ đã xuất khẩu 95.806 tấn than hoạt tính sang thị trường toàn cầu; theo sau là Philippines đã xuất được 73.486 tấn than hoạt tính snag nhiều nước khác nhau.Trong khi đó, Sri Lanka và Indonesia đã xuất khẩu tương ứng 38.566 tấn và 27.693 tấn than hoạt tính sang thị trường toàn cầu.

                   

Sản lượng xuất khẩu than hoạt tính, 2011-2018 (tấn)

Trong giai đoạn từ tháng 01 – 6/2019, Ấn Độ đã xuất khẩu được 51.110 tấn than hoạt tính ra thị trường toàn cầu. Lượng xuất khẩu này cao hơn khoảng 7,6% so với lượng xuất khẩu cùng kỳ năm trước. Điều đáng chú ý rằng lượng xuất khẩu sản phẩm này cũng tăng cao trong năm 2018. Ấn Độ đã xuất khẩu 95.882 tấn than hoạt tính trong năm 2018, cao hơn 2% so với cùng kỳ năm trước. Mỹ vẫn là điểm nhập khẩu chính đối với than hoạt tính từ Ấn Độ. Mỹ đã hấp thụ 24,2% trong tổng lượng xuất khẩu sản phẩm này. Những điểm nhập khẩu chính khác bao gồm Sri Lanka, Nhật Bản, Anh, Nga và Đức.

                  Trong khi đó, trong quý 01/2019, Nhật Bản, Mỹ, Đức và Sri Lanka là những nước nhập khẩu chính đối với than hoạt tính từ Philippines, đã hấp thụ tương ứng 18%, 14%, 12% và 5% trong tổng lượng xuất khẩu than hoạt tính của Philippines. Lượng xuất khẩu tích lũy trong thời điểm trên là 24.844 tấn.

 

                  Quý 01/2019, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này của Sri Lanka tăng cao. Torng giai đoạn từ tháng 01 – 6/2019, lượng xuất khẩu tích lũy than hoạt tính được chiết xuất từ than gáo dừa từ Sri Lanka là 20.638 tấn hoặc cao hơn khoảng 6%so với lượng xuất khẩu tích lũy cùng kỳ năm trước. Kết quả, giá trị xuất khẩu tăng từ 41,7 triệu USD lên đến 52,9 triệu USD. Mỹ vẫn là điểm nhập khẩu chính sản phẩm này; kế đến là Trung Quốc, Nhật Bản và Estonia. Mỹ đã hấp thụ hơn 31,8% trong tổng lượng xuất khẩu than hoạt tính của Sri Lanka.

                  Tiếp diễn theo chiều hướng tăng cao vào năm 2018, tình hình xuất khẩu than hoạt tính của Indonesia trong quý 01/2019 vẫn đang tiếp diễn theo xu hướng tăng cao. Trong giai đoạn này, sản lượng xuất khẩu sản phẩm từ Indonesia đạt 14.549 tấn; giá trị đạt 24 triệu USD, cao hơn khoảng 14,6% so với cùng kỳ của năm. Điều đáng chú ý là lượng xuất khẩu sản phẩm này từ Indonesia đã tăng cao vào năm 2018 khoảng 37,9% sau khi liên tiếp giảm thấp trong 02 năm trở lại đây. Trung Quốc và Mỹ là những điểm nhập khẩu chính than hoạt tính từ Indonesia. Từ tháng 01 – 5/2019, hai nước này đã nhập khẩu tương ứng 2.155 tấn và 2.069 tấn, chiếm khoảng 41% trong tổng lượng xuất khẩu. Những nước nhập khẩu chính khác gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

                  Nhật Bản đã nhập khẩu than hoạt tính trong giai đoạn từ tháng 01 – 6/2019 với số lượng là 43.639 tấn. Sản lượng nhập khẩu này cao hơn so với sản lượng nhập khẩu cùng kỳ năm trước là 38.910 tấn.  Sự tăng cao này đang tiếp diễn theo sau xu hướng tăng cao trong 4 năm trở lại đây. Năm 2017, Nhật Bản đã nhập khẩu 86.181 tấn than hoạt tính, tăng khoảng 4% so với cùng kỳ 2018. Trong khi đó, lượng nhập khẩu than hoạt tính được chiết xuất từ than gáo dừa của Mỹ cũng đã cho thấy chiều hướng tăng trong 4 năm trở lại đây. Năm 2014, lượng nhập khẩu sản phẩm này của Mỹ là 18.835 tấn  và tăng lên 43.767 tấn vào năm 2015. Chiều hướng khả quan này đã tiếp diễn vào năm 2016 khi lượng nhập khẩu sản phẩm này của Mỹ đạt đến 45.358 tấn. Sản lượng nhập khẩu sản phẩm này tại Mỹ cũng tăng mạnh vào năm 2017. Năm 2017, có 53.721 tấn than hoạt tính đã được xuất sang Mỹ. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ tháng 01 – 12/2018, lượng nhập khẩu than hoạt tính được chiết xuất từ than gáo dừa của Mỹ đã tụt giảm khoảng 8,6% so với cùng kỳ. Theo số liệu thống kê mới nhất, sản lượng nhập khẩu sản phẩm này tại Mỹ đã một lần nữa tăng cao trong năm 2019. Quý 01/2019, lượng nhập khẩu than hoạt tính của Mỹ là 26.592 tấn, tăng 10,9% so với cùng kỳ. Ấn Độ, Sri Lanka, Philippines và Indonesia là những nhà cung cấp than hoạt tính được chiết xuất từ than gáo dừa cho Mỹ.

 

Sản lượng nhập khẩu than hoạt tính được chiết xuất từ than gáo dừa của Mỹ

từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2019 (tấn)

Nguồn: APCC