• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Diễn biến thị trường dầu dừa

Diễn biến thị trường dầu dừa

(Cập nhật: 21/08/2019)

Tại Rotterdam, giá hai loại dầu lauric giảm thấp xuống mức thấp nhất là 669 USD/tấn đối với dầu dừa và 636 USD/tấn đối với dầu cơm cọ trong tháng 4/2019. Giá dầu dừa đã tụt giảm qua từng năm khoảng 41% và được ghi nhận giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2019. Trong khi đó, giá dầu cơm cọ giảm khoảng 37% kể từ tháng 01/2018. Giá dầu dừa chỉ cao hơn so với giá dầu cơm cọ là 32 USD/tấn trong tháng 4/2019 và thấp hơn so với mức giá cùng kỳ năm trước là 129 USD/tấn. Khoảng cách giá như vậy tất yếu sẽ tạo nên một áp lực đối với giá dầu dừa. Khoảng cách lớn giữa giá của hai loại dầu lauric này cũng góp phần tạo nên sự thay đổi nhu cầu tiêu thụ đối với hia loại dầu do chi phí dầu dừa cao hơn so với dầu cơm cọ trong vài năm trở lại đây. 

Sản lượng xuất khẩu cơm dừa nạo sấy của Philippines có chiều hướng tăng cao trong quý 01/2019 tiếp diễn theo chiều hướng tăng trưởng tích cực torng vòng 03 năm qua. Theo số liệu chính thức từ Ủy ban thống kê Philippines, sản lượng xuất khẩu cơm dừa nạo sấy của Philippines trong giai đoạn từ tháng 01 – 4/2019 là 40.249 tấn, cao hơn 46,5% so với lượng  xuất khẩu cùng kỳ năm trước. Điều đáng chú ý là tình hình xuất khẩu cơm dừa nạo sấy của Philippines liên tiếp tăng cao trong vòng 03 năm từ năm 2016 đến năm 2018. Lượng xuất khẩu cơm dừa nạo nước này tăng khoảng 35,6% trong năm 2016, khoảng 26% trong năm 2017 và 11,2% vào năm 2018.

Sau khi trải qua giai đoạn thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu thô do hiện tượng thời tiết El nino vào năm 2015 đã gây ảnh hưởng xấu bởi hàng hoạt các cơn bão, sản lượng sản xuất cơm dừa nạo sấy của Philippines đã cho thấy dấu hiệu hồi phục theo sau sự cải thiện sản lượng sản xuất dừa trái do điều kiện thời tiết thuận lợi mang đến. Điều này cho phép các nhà sản xuất cơm dừa nạo sấy của Philippines có thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ toàn cầu trên các thị trường thế giới. Giá cơm dừa nạo sấy giảm thấp đã tạo cơ hội cho các nhà nhập khẩu đẩy mạnh tiêu thụ để tích lũy nguồn hàng. Trong quý 01/2019, châu Mỹ và châu Âu là những thị trường nhập khẩu chính đối với cơm dừa nạo sấy từ Philippines, chiếm hơn 63% torng tổng lượng xuất khẩu. Mỹ là thị trường nhập khẩu chính cơm dừa nạo sấy từ Philippines tại thị trường châu Mỹ, nhập khẩu 12.061 tấn hoặc đạt 30% torng tổng lượng xuất khẩu. Tại châu Âu, Hà Lan là trung tâm nhập khẩu chính, nhận được 13% trong tổng lượng xuất khẩu cơm dừa nạo sấy của Philippines. Trong khi đó, từ các nước châu Á, Nhật Bản và Hàn Quốc là một torng những nước nhập khẩu lớn nhất cơm dừa nạo sấy từ Philippines.

Trong giai đoạn từ tháng 01 – 4/2019, tổng sản lượng xuất khẩu cơm dừa nạo sấy từ Indonesia là 33.633 tấn, giảm khoảng 7,4% so với cùng kỳ. Tình hình xuất khẩu cơm dừa nạo sấy của Indonesia có chiều hướng tăng cao trong 02 năm trở lại đây. Năm 2017, BPS-Thống kê Indonesia đã ghi nhận rằng trong giai đoạn nêu trên lượng xuất khẩu cơm dừa nạo sấy từ Indonesia là 98.038 tấn, coa hơn 23,7% so với cùng kỳ năm 2016 và tăng lên 109.179 tấn vào năm 2018. Giá nguyên liệu thô thấp cùng với giá cạnh tranh của cơm dừa nạo sấy đã tạo nên dấu hiệu lạc quan đối với các nhà chế cơm dừa nạo sấy của Indonesia để thúc đẩy xuất khẩu.

Trong giai đoạn nêu trên, châu Á và châu Âu là những thị trường nhập khẩu chính đối với cơm dừa nạo sấy từ Indonesia. Singapore là trung tâm nhập khẩu chính đối với các nhà sản xuất cơm dừa nạo sấy của Indonesia, và có 19% trong tổng cơm dừa nạo sấy được xuất sang Singapore. Iran, UAE, Trung Quốc và Ảrập Saudi là những thị trường nhập khẩu chính khác đến từ châu Á. Châu Âu là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai đối với cơm dừa nạo sấy từ Indonesia. Những thị trường nhập khẩu chính từ châu Âu gồm Nga, Đức, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan và Anh. Những nước này đã thu mua tương ứng 2.434 tấn, 1.948 tấn, 1.477 tấn, 1.227 tấn và 1.211 tấn. Từ lục địa châu Mỹ, Brazil là thị trường nhập khẩu đối với cơm dừa nạo sấy của Indonesia, nhập khẩu 1.656 tấn, đạt 4,9% trong tổng lượng xuất khẩu.

Nhu cầu tiêu thụ toàn cầu cơm dừa nạo sấy từ Sri Lanka cũng đang tận hưởng một hiệu ứng giá thấp. Trong giai đoạn từ tháng 01 – 3/2019, sản lượng xuất khẩu cơm dừa nạo sấy từ Sri Lanka tăng lên 12.109 tấn, cao hơn 212% so với sản lượng xuất khẩu cùng kỳ năm trước. Sự tăng cao đã làm đảo ngược xu hướng trong năm trước. Năm 2018, lượng xuất khẩu cơm dừa nạo sấy từ Sri Lanka là 25.556 tấn hoặc giảm 13% so với sản lượng của năm 2017.

Châu Âu và châu Á là những thị trường nhập khẩu chính đổi với cơm dừa nạo sấy từ Sri Lanka. Trong giai đoạn trên, các nước châu Á đã nhập khẩu 7.256 tấn, chiếm khoảng 60% trong tổng lượng xuất khẩu. Ấn Độ là thị trường nhập khẩu lớn nhất đối với sản phẩm này. Ấn Độ đã thu mua 4.936 tấn cơm dừa nạo sấy của Sri Lanka. Những thị trường nhập khẩu khác là Mỹ, Ai Cập và Iraq đã nhập khẩu tương ứng 1.216 tấn, 685 tấn và 657 tấn.

 Nguồn: APCC