• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Các điểm nhập khẩu sản phẩm từ dừa trong tháng 12/2019

Các điểm nhập khẩu sản phẩm từ dừa trong tháng 12/2019

(Cập nhật: 22/06/2020)
Đối với sản phẩm dầu dừa, sản lượng xuất khẩu dầu dừa trong tháng 12 chủ yếu bao gồm 91.546 tấn lượng xuất khẩu dầu dừa thô. Lượng xuất khẩu các loại dầu dừa khác ít hơn nhiều là dầu dừa cochin 7.013 tấn, và dầu dừa RBD là 3.267 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu của ba loại dầu dừa này đạt 76,119 triệu USD.

Châu Âu vẫn duy trì vị trí nhập khẩu dẫn đầu đối với 03 loại dầu dừa này với tổng lượng nhập khẩu đạt 57.840 tấn, chiếm 56,8% trong tổng lượng xuất khẩu trong tháng. Malaysia là thị trường nhập khẩu lớn nhất với 23.501 tấn (23,1%), đánh bật vị trí của Mỹ và đẩy Mỹ trượt xuống vị trí thứ ba với lượng nhập khẩu là 16.619 tấn (16,3%). Số lượng giới hạn được xuất sang Afghanistan 2.000 tấn (2,0%), Nhật Bản 1.428 tấn (1,4%), và 10 nước khác với tổng thị phần thị trường ít hơn 1%.

Châu Âu tiếp tục vị trí dẫn đầu về lượng nhập khẩu dầu dừa thô với sản lượng nhập khẩu đạt được 57.198 tấn (Hà Lan 47.182 tấn, Tây Ban Nha 7.916 tấn, Đức 2.100 tấn); kế đến là Malaysia 23.501 tấn, Mỹ 8.847 tấn và Afghanistan 2.000 tấn. Mặt khác, Mỹ cũng là khách mua độc quyền dầu dừa cochin 7.007 tấn; Châu Âu 6 tấn và Nhật Bản 400 kg.

Đối với dầu dừa RBD, Trung Quốc là thị trường chính, đã nhập khẩu 1.428 tấn; theo sau Mỹ 765 tấn, châu Âu 637 tấn (Hà Lan 469 tấn, Phần Lan 126 tấn, Pháp 21 tấn, Đức 19 tấn, Anh 1 tấn), Đài Loan 128 tấn. Bangladesh đứng vị trí thứ năm với 62 tấn. Những điểm nhập khẩu khác là Canada 60 tấn, Singapore 59 tấn, Pakistan 44 tấn, Việt Nam 37 tấn, Brazil 23 tấn, Argentina 17 tấn, Nhật Bản 6 tấn và Thái Lan 2 tấn.

Đối với sản phẩm cám dừa, tổng lượng nhập khẩu cám dừa trong tháng 12 là 29.989 tấn; giá trị đạt 5,693 triệu USD. Ấn Độ là thị trường nhập khẩu hàng đầu với lượng thu mua đạt 16.731 tấn, chiếm 55,8% trong tổng lượng xuất khẩu. Việt Nam giữ vị trí thứ hai (32,1%) với 9.638 tấn; tiếp đến là Hàn Quốc 3.294 tấn (11,0%) và Đài Loan 327 tấn (1,1%).

 
Đối với sản phẩm cơm dừa nạo sấy, lượng cơm dừa nạo sấy được xuất khẩu là 14.689 tấn và giá trị đạt 21,515 triệu USD trong tháng 12. Sản phẩm này có số lượng thị trường rộng nhất bao gồm 45 nước đã nhập khẩu trong tháng này. Mỹ củng cố vị trí dẫn đầu trên thị trường với lượng nhập khẩu là 3.202 tấn (21,8%); theo sau là Hà Lan 3.053 tấn (20,8%). Có 06 nước nhập khẩu kế tiếp đạt khoảng 30,5%: Nga 839 tấn, Trung Quốc 805 tấn, Canada 771 tấn, Úc 716 tấn, Anh 705 tấn, Đức 642 tấn. Và 16 nước khác với lượng nhập khẩu dao động từ 111 – 412 tấn đạt 22,0%, bao gồm: Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Indonesia, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Argentina, Nhật Bản, Bỉ, Israel, Uruguay, Pháp, Ai Cập, Malaysia, Thái Lan, Thụy Điển. Mặt khác, lượng cơm dừa nạo sấy ít hơn dưới 100 tấn dao động từ 02 – 92 tấn được xuất sang 21 nước khác; đó là: Nam Phi, Colombia, Tây Ban Nha, New Zealand, Chile, Ý, Peru, Mexico, Áo, Ảrập Saudi, Costa Rica, Lithuania, SYRIA, Guatemala, Thụy Sĩ, Na Uy, Bồ Đào Nha, Estonia, Georgia, Hong Kong, Việt Nam.

Đối với than gáo dừa và các sản phẩm từ than gáo dừa, sản lượng xuất khẩu than gáo dừa đạt mức 8.858 tấn trong tháng 12, kiếm được 4,368 triệu USD doanh số. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính, nhập được 6.461 tấn hoặc 72,9% trong tổng lượng xuất khẩu. Theo sau là Thổ Nhĩ Kỳ nhập 1.285 tấn (14,5%), Hàn Quốc 586 tấn (6,6%), Nhật Bản 346 tấn (3,9%), Bỉ 133 tấn (1,5%) và Việt Nam 49 tấn (0,6%).

Than hoạt tính trong tháng 12 được xuất khẩu 5.771 tấn, doanh thu đạt 8,722 triệu USD. Nhật Bản là thị trường chính với lượng đơn đặt hàng đạt 1.312 tấn (22,7%); Mỹ 995 tấn (17,2%), Đức 572 tấn (9,9%) và Trung Quốc 507 tấn (8,8%) và những nước này chiếm vị trí 04 nước nhập khẩu than hoạt tính hàng đầu trong tháng 12; trong khi đó có 07 nước khác thu mua ít hơn với sản lượng dao động từ 124 – 419 tấn, tổng thị phần đạt được là 28,6%. Một nhóm theo sau gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Hà Lan, Canada, Nga, Sri Lanka.

Thêm vào đó, có 18 khách mua với số lượng dưới 100 tấn than hoạt tính (03 – 92 tấn) có thị phần đạt 12,7% trong tổng lượng xuất khẩu. Những nước này là: Estonia, Ý, Peru, Tanzania, Phần Lan, Congo, Ghana, Venezuela, Anh, Bỉ, Thụy Điển, Cộng hòa Zéc, Nam Phi, Tây Ban Nha, Romania, Hong Kong, Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore. (UCAP Bulletin)

 
(Nguồn: TT.KCVXTTM, được dịch từ bản tin “The Cocommunity, Vol L.No.4, 2020)