• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Diễn biến thị trường dầu dừa
Giá dầu dừa trên thế giới đang có chiều hướng giảm thấp

Diễn biến thị trường dầu dừa

(Cập nhật: 08/09/2020)
Do giá dầu dừa nội địa tụt giảm nên Philippines đã đẩy mạnh xuất khẩu dầu dừa. Trong giai đoạn từ tháng 01 – 12/2019, Philippines đã xuất khẩu 1.239.326 tấn dầu dừa sang thị trường toàn cầu. Sản lượng xuất khẩu tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng xuất khẩu trong giai đoạn này cũng cao hơn so với thập kỷ qua. Philippines ghi nhận sản lượng xuất khẩu dầu dừa nước này tăng cao trong hai năm liên tiếp trở lại đây và nhiều khả năng tăng cao trong năm 2020 do giá dầu thấp.

 


Ủy ban Thống kê Philippines báo cáo rằng trong giai đoạn từ tháng 01 – 12/2019, Philippines chủ yếu xuất khẩu dầu dừa sang các nước châu Âu và Mỹ; trong đó có 51% được xuất sang châu Âu và 28% được xuất sang Mỹ. Malaysia, Indonesia, Trung Quốc và Nhật Bản là những thị trường nhập khẩu dầu dừa khác đối với Philippines, mỗi nước đã nhập khẩu tương ứng 117.000 tấn; 49.000 tấn; 41.000 tấn và 33.000 tấn trong giai đoạn từ tháng 01 – 12/2019.

Giá xuất khẩu dầu dừa và dầu cơm cọ tại Philippines tháng 01/2011 – tháng 4/2020 (USD/tấn) Nguồn: The Cocommunity Vol. No.5, 2020
 
Sau khi tụt giảm trong 03 năm liên tiếp từ năm 2015 đến năm 2017 thì sau đó sản lượng xuất khẩu dầu dừa của Indonesia đã tăng trở lại vào năm 2018 với khoảng 32%. Indonesia một lần nữa đã khôi phục lại lượng xuất khẩu dầu dừa trong giai đoạn từ tháng 01 – 12/2019. Indonesia đã xuất khẩu 610.812 tấn dầu dừa ra thị trường toàn cầu trong giai đoạn nói trên, thấp hơn 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Dầu dừa từ Indonesia dường như khó cạnh tranh với dầu dừa của Philippines. Trong giai đoạn trên, những thị trường nhập khẩu chính đối với dầu dừa của Indonesia là Malaysia, Trung Quốc, Mỹ, Hà Lan và Hàn Quốc. Lượng xuất khẩu dầu dừa sang 05 nước này chiếm hơn 80% tổng lượng xuất khẩu.

Tận dụng giá thị trường thấp và sản lượng cao hơn, nhu cầu tiêu thụ giá dầu dừa trên toàn cầu tăng mạnh trong năm 2019. Sản lượng nhập khẩu dầu dừa trên toàn cầu trong năm 2019 là 2,04 triệu tấn, tăng khoảng 6% so với lượng nhập khẩu cùng kỳ năm trước. Lượng nhập khẩu dầu dừa của Mỹ, thị trường nhập khẩu lớn nhất, trong giai đoạn từ tháng 01 – 12/2019 là 0,471 triệu tấn, giảm khoảng 2% so với cùng kỳ năm trước. Tổng lượng nhập khẩu dầu lauric của Mỹ giảm thấp trong năm 2019 xuống còn 0,814 triệu tấn, trong đó lượng nhập khẩu dầu dừa giảm 58%. Trong khi đó, các nước châu Âu nhập khẩu 0,657 triệu tấn dầu dừa trong giai đoạn trên, cao hơn 5% so với cùng kỳ. Trong tổng số lượng nhập khẩu, các nước châu Âu đã nhập 1,338 triệu tấn dầu lauric trong năm 2019; thấp hơn so với cùng kỳ năm trước là 1,347 triệu tấn. Hà Lan là nước nhập khẩu chính từ châu Âu.

Giá xuất khẩu dầu dừa và dầu cơm cọ tại Philippines tháng 01/2011 – tháng 4/2020 (USD/tấn)
Nguồn: The Cocommunity Vol. No.5, 2020
 
Đối với thị trường châu Á, Malaysia và Trung Quốc được ghi nhận là thị trường nhập khẩu chính đối với dầu dừa. Malaysia đã nhập khẩu 0,224 triệu tấn và Trung Quốc là 0,172 triệu tấn. Các nước nhập khẩu khác của thị trường châu Á có nhu cầu tiêu thụ đáng kể đối với mặt hàng dầu dừa là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Thị trường nhập khẩu dầu dừa từ Indonesia từ tháng 01 đến tháng 9 năm 2019
Nguồn: The Cocommunity Vol. No.5, 2020
 
Nguồn: TT.KCVXTTM, được dịch từ bản tin “The Cocommunity, Vol L.No.5, 2020