• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Các nước bảo tồn nhiên liệu để ứng phó khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Các nước bảo tồn nhiên liệu để ứng phó khủng hoảng năng lượng toàn cầu

(Cập nhật: 21/03/2022)
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), một tổ chức quốc tế quan trọng, ngày 18/3 đã cảnh báo cuộc xung đột ở Ukraine đang khởi động cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu và các quốc gia trên thế giới chuẩn bị ứng phó bằng cách giảm sử dụng dầu và khí đốt.


Cơ quan Năng lượng Quốc tế, được thành lập sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 nhằm đảm bảo thị trường năng lượng ổn định trên toàn thế giới, cho biết hậu quả của xung đột ở Ukraine có thể sẽ gia tăng trong vài tháng tới khi mùa hè đang diễn ra với lượng hàng tồn kho ở mức thấp lịch sử. Fatih Birol, Giám đốc điều hành của IEA cho biết, giảm nhu cầu là một cách giải quyết tình hình mà không chỉ bơm thêm dầu.

Tại Mỹ, nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, nơi các công ty sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang kiếm được lợi nhuận tốt và phản ứng với giá xăng tăng là kêu gọi sản xuất nhiều hơn. IEA cho rằng cuộc khủng hoảng năng lượng có thể sẽ gia tăng và nó khác với đợt thiếu hụt dầu năm 1973 vì không chỉ liên quan đến dầu mà còn là khí đốt tự nhiên - ảnh hưởng đến giao thông vận tải và điện - và bởi vì các quốc gia hiện nay liên kết với nhau nhiều hơn, kết quả là sự xáo trộn trong một nguồn cung có thể có tác động lớn hơn đến thị trường toàn cầu.

Ngày 18/3, cơ quan này khuyến nghị 10 bước ngay lập tức mà các quốc gia có thể thực hiện để bảo tồn dầu mỏ, chẳng hạn như giảm tốc độ giới hạn, để mọi người làm việc tại nhà tối đa ba ngày một tuần và kêu gọi du khách đi tàu hỏa thay vì máy bay khi có thể. Các biện pháp được khuyến nghị cũng bao gồm các ngày Chủ nhật không có ô tô ở các thành phố và giảm giá vé trên các phương tiện giao thông công cộng.

Cơ quan này nhận định, nếu các nền kinh tế tiên tiến đưa tất cả 10 khuyến nghị vào thực hiện, họ có thể cắt giảm nhu cầu dầu 2,7 triệu thùng / ngày. Con số này ngang bằng với lượng dầu ước tính 2,5 triệu thùng/ngày của Nga, dự kiến ​​sẽ mất đi thị trường toàn cầu trong vài tháng tới. Cơ quan này cũng thúc giục một loạt các thay đổi về cấu trúc, lâu dài hơn, bao gồm cả máy bơm nhiệt chạy điện và ưu tiên các loại xe điện. Tại Liên minh châu Âu, trong những năm gần đây, khu vực này đã nhận được khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên và hơn 1/4 lượng dầu thô từ Nga, các nhà lãnh đạo đã khuyến khích người dân tiết kiệm năng lượng. Tại Mỹ, một trong số ít lời kêu gọi bảo tồn đến từ Hawaii, nơi đặc biệt dễ bị tổn thương bởi giá năng lượng tăng vọt sau khi Tổng thống Joe Biden cấm dầu, khí đốt và than đá của Nga. Bang Hawaii phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu của Nga và chi phí sinh hoạt cao khiến nhiều gia đình đang phải vật lộn để trả các hóa đơn. Vì vậy, một giải pháp thông thường là yêu cầu cộng đồng sử dụng ít dầu và khí đốt hơn. Về lâu dài, các quan chức chính quyền cho rằng, Mỹ phải thực hiện chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch và phát triển thêm các nguồn năng lượng mặt trời, gió và các nguồn năng lượng sạch khác.

Theo nhiều chuyên gia, năng lượng sạch là giải pháp cuối cùng để giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu và giảm sự phụ thuộc năng lượng vào các quốc gia khác. Nhưng không thể đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu ngay lập tức. Để làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn, các quốc gia đã tụt xa về mức cắt giảm khí thải cần thiết để đáp ứng Thỏa thuận Paris, một cam kết toàn cầu nhằm tránh những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Trong khi các quốc gia phương Tây cố gắng đối phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo và các vấn đề năng lượng do xung đột ở Ukraine, thì cuộc khủng hoảng thứ ba, đó là cuộc khủng hoảng khí hậu. Và kết quả là, tất cả 10 biện pháp của IEA đưa ra không chỉ giải quyết tình trạng thắt chặt thị trường dầu thô mà còn giúp mở đường để đạt được các mục tiêu về khí hậu.

Nguồn: congthuong.vn