• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Miền Nam: Hàng hóa ổn định, sản xuất dần trở lại “bình thường mới”
Thị trường hàng hóa tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục ổn định

Miền Nam: Hàng hóa ổn định, sản xuất dần trở lại “bình thường mới”

(Cập nhật: 29/10/2021)
Tính đến hết ngày 27/10, hoạt động cung ứng hàng hóa và sản xuất kinh doanh của các tỉnh, thành phố phía Nam đã ổn định hơn, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong trạng thái bình thường mới.
 


Cung cầu hàng hóa ổn định

Theo báo cáo từ Tổ Công tác đặc biệt phía Nam của Bộ Công Thương, tình hình cung cầu hàng hóa tại các tỉnh phía Nam cơ bản ổn định. Cụ thể tại TP Hồ Chí Minh, tình hình cung ứng hàng hóa tiếp tục ổn định, đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân trong trạng thái bình thường mới. Tính đến ngày 27/10, đã có 127/234 chợ truyền thống chính thức hoạt động tại nhiều quận, huyện, TP. Thủ Đức (chỉ còn quận 7 và huyện Nhà Bè vẫn đang đóng cửa toàn bộ các chợ trên địa bàn).

Tại nhiều chợ truyền thống khác của Thành phố dù chưa chính thức được hoạt động nhưng vẫn có nhiều quầy, sạp bán các loại rau, củ, quả, thịt. Bên cạnh đó, các siêu thị và cửa hàng tiện lợi vẫn duy trì hoạt động với 106/106 siêu thị, số lượng cửa hàng tiện lợi mở lại ngày càng tăng lên, đến nay có 3.015/3101 cửa hàng tiện lợi để phục vụ nhu cầu hàng hóa thiết yếu của người dân. Đối với hoạt động của 3 chợ đầu mối, hiện có chợ đầu mối Hóc Môn chính thức mở cửa hoạt động trở lại từ ngày 22/10/2021; các chợ đầu mối Thủ Đức, Bình Điền vẫn tiếp tục duy trì việc tập kết, trung chuyển hàng hóa cho các hệ thống cung cấp lương thực, thực phẩm cho các hệ thống phân phối trên địa bàn Thành phố và các tỉnh. Đặc biệt, từ ngày 28/10/2021 việc UBND Thành phố cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phục vụ tại chỗ cũng góp phần giúp thị trường sôi động hơn.

Ước tính, tổng lượng hàng đưa về cung ứng và tiêu thụ cho thị trường Thành phố trong ngày 26/10 và sáng 27/10 tăng 2,2% so với ngày 25/10, ước đạt 5.778,9 tấn/ngày. Trong đó lượng hàng cung ứng qua hệ thống phân phối trong ngày 26/10 ước đạt 1.375 tấn/ngày; Các doanh nghiệp bình ổn thị trường và doanh nghiệp khác cung ứng ra thị trường ước đạt 3.597,9 tấn/ngày (không bao gồm lượng hàng cung ứng vào hệ thống phân phối hiện đại); Tại 03 chợ đầu mối, tổng lượng hàng đưa về cung ứng cho thị trường trong sáng ngày 27/10 tăng 13,3% so với ngày 26/10, ước đạt 2.016 tấn/đêm (trong đó cung ứng ra thị trường lẻ là 806 tấn/ngày, cho hệ thống phân phối khoảng 1.210 tấn/ngày).

Tại tỉnh Vĩnh Long, có 113/115 chợ đang hoạt động. Tính đến ngày 26/10/2021, toàn tỉnh có 80/92 chợ đã được lắp đặt camera tại các chốt kiểm soát ra vào chợ; tiếp tục duy trì việc thực hiện Tổ đi chợ thay tại các địa bàn áp dụng biện pháp phòng chống dịch ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao). Tại các chợ đang hoạt động, các hàng hóa thiết yếu như lượng thực, thực phẩm, mặt hàng tươi sống, rau củ quả… vẫn được các tiểu thương trong chợ nhập về kinh doanh hàng ngày, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của người dân. Giá các mặt hàng thiết yếu tương đối ổn định, chỉ có một số mặt hàng có giá biến động như vịt làm sẵn, bầu bí… Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh, có 02 siêu thị, 01 trung tâm thương mại và 50 cửa hàng tiện lợi đang hoạt động phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Các hệ thống phân phối, siêu thị, cửa hàng tiện lợi chủ động duy trì dự trữ đảm bảo cung ứng hàng hóa người dân. Siêu thị và cửa hàng tiện lợi vẫn duy trì thực hiện bán hàng online và giao hàng đến tận nhà.

Tại các tỉnh, thành phía Nam khác, nhìn chung tình hình thị trường tại các tỉnh không có biến động bất thường, nguồn cung hàng hóa được bảo đảm.

Doanh nghiệp dần phục hồi sản xuất

Cùng với tình hình hàng hóa ổn định, việc sản xuất của doanh nghiệp tại các địa phương cũng dần tăng tốc và trở lại nhịp “bình thường mới”. Trong đó, tại tỉnh Bình Dương, hiện có 82 doanh nghiệp đang hoạt động “3 tại chỗ” hoặc "1 cung đường, 2 địa điểm" hoặc "3 xanh", với tổng số lao động là 17.607 công nhân. Trong đó có 60 doanh nghiệp “3 tại chỗ” chuyển sang mô hình “3 xanh”. Để hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác phòng, chống dịch, đến nay tỉnh Bình Dương đã thành lập 4 Trạm y tế lưu động tại các CCN: Phú Chánh 1, Uyên Hưng, Tân Thành, Thành phố Đẹp. Riêng CCN Thanh An thành lập 1 Tổ Y tế lưu động. Sở Công Thương tỉnh Bình Dương đã hướng dẫn, đôn đốc chủ đầu tư các CCN triển khai quy trình, thủ tục đề nghị UBND huyện thành lập các Trạm Y tế tại các Cụm công nghiệp. Ngoài ra, để bảo đảm công tác phòng chống dịch, 100% các doanh nghiệp “3 tại chỗ” trong CCN đã thiết lập mã QR địa điểm để quản lý người vào, ra tại doanh nghiệp.

Tại tỉnh Bến Tre, tính đến ngày 26/10/2021, toàn tỉnh có 3.283 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm 75,18% tổng số doanh nghiệp, tăng 2.618 doanh nghiệp so với khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, với 78.465 lao động, chiếm 91,29% tổng số lao động. Trong đó có 8 doanh nghiệp hoạt động theo phương án “3 tại chỗ”, với 1.456 lao động; 3.275 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới, với 77.009 lao động. Các doanh nghiệp còn đăng ký hoạt động theo phương án “3 tại chỗ” do để đảm bảo công tác phòng chống dịch covid - 19 và chủ yếu là doanh nghiệp xuất khẩu.

Nguồn: congthuong.vn