• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Diễn biến thị trường than hoạt tính

Diễn biến thị trường than hoạt tính

(Cập nhật: 22/06/2020)
Nhu cầu tiêu thụ than hoạt tính suy yếu trong năm 2019 sau khi phát triển lạc quan trong thập kỷ qua. Sản lượng nhập khẩu than hoạt tính trên toàn cầu trong năm 2006 đạt 0,55 triệu tấn, tăng lên 0,84 triệu tấn vào năm 2016, tăng 54%. Tỷ lệ phát triển bình quân hàng năm của lượng nhập khẩu than hoạt tính thế giới trong thập kỷ qua là 2,7% với mức tăng trưởng cao nhất 11,7% đã được ghi nhận vào năm 2013. Mỹ, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Bỉ và Trung Quốc là những nước nhập khẩu chính than hoạt tính trên thị trường toàn cầu. Có 06 nước nhập hơn 47% sản lượng than hoạt tính trong năm 2019.

Sản lượng nhập khẩu than hoạt tính của Nhật Bản trong giai đoạn từ tháng 01 – 12/2019 là 87.041 tấn. Lượng nhập khẩu này thấp hơn so với lượng nhập khẩu của cùng kỳ năm trước là 89.673 tấn. Đây là lần đầu tiên sản lượng nhập khẩu than hoạt tính của Nhật Bản sụt giảm sau khi tăng cao trong bốn năm trở lại đây. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm của lượng nhập khẩu than hoạt tính nước này đạt 0,7% trong thập kỷ qua. Trong khi đó, lượng nhập khẩu than hoạt tính từ than gáo dừa của Mỹ đã cho thấy sự tăng cao trong năm 2019. Lượng nhập khẩu sản phẩm này của Mỹ đạt 52.402 tấn hoặc tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Điều đáng chú ý là trong giai đoạn từ năm 2014-2017, lượng nhập khẩu sản phẩm này của Mỹ đã cho thấy chiều hướng tăng cao và giảm nhẹ trong năm 2018. Năm 2014, Mỹ đã nhập khẩu 18.835 tấn than hoạt tính được chiết xuất từ than gáo dừa và tăng lên 43.767 tấn vào năm 2015. Chiều hướng phát triển tích cực tiếp tục vào năm 2016 khi lượng nhập khẩu than hoạt tính của Mỹ đạt đến mức 45.358 tấn. Lượng nhập khẩu sản phẩm này của Mỹ vẫn tăng cao trong năm 2017. Năm 2017 có 53.721 tấn than hoạt tính được xuất sang Mỹ và giảm xuống còn 49.112 tấn trong năm 2018. Năm 2019, Ấn Độ vẫn là nước cung ứng chính đối với mặt hàng này chiếm 37,1% trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ.  Những nước xuất khẩu khác là Sri Lanka, Philippines, Indonesia và Mexico đóng góp tương ứng 22,7%, 14,9%, 11,2% và 4,4% trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ.

Ấn Độ, Philippines, Sri Lanka và Indonesia là những nước sản xuất chính than hoạt tính từ than gáo dừa. Trong giai đoạn từ tháng 01 – 12/2019, Ấn Độ đã xuất 101.945 tấn than hoạt tính ra thị trường toàn cầu, giá trị đạt 172,6 triệu USD. Sản lượng xuất khẩu này tăng khoảng 6,4% so với sản lượng xuất khẩu cùng kỳ năm trước. Ấn Độ đã xuất khẩu 95.806 tấn than hoạt tính, giá trị đạt 140,3 triệu USD trong năm 2018; tăng khoảng 2,06% so với lượng xuất khẩu của năm 2017. Năm 2019, Mỹ vẫn là điểm nhập khẩu chính than hoạt tính từ Ấn Độ. Mỹ đã hấp thụ 20,9% trong tổng lượng xuất khẩu sản phẩm này. Những điểm nhập khẩu chính khác bao gồm Sri Lanka, Nhật Bản, Đức, Nga và Anh.

Quốc gia xuất khẩu chính khác là Philippines. Lượng xuất khẩu hàng hóa này từ quốc gia này là 78.252 tấn trong giai đoạn từ tháng 01-12/2019; tăng khoảng 6,5% và tiếp tục duy trì chiều hướng tăng cao từ năm trước. Năm 2018, Philippines đã xuất 73.486 tấn than hoạt tính sang thị trường quốc tế, cao hơn 14,5% so với cùng kỳ là 70.353 tấn. Lục địa châu Á, châu Âu và châu Mỹ tiếp tục là những thị trường nhập khẩu chính đối với than hoạt tính được chiết xuất từ than gáo dừa từ Philippines. Nhật Bản, Đức, Mỹ và Trung Quốc là những thị trường nhập khẩu chính đối với than hoạt tính từ Philippines với lượng nhập khẩu đạt tương ứng 14.416 tấn, 9.346 tấn, 8.973 tấn và 4.843 tấn trong tổng lượng xuất khẩu sản phẩm này của Philippines. Sản lượng xuất khẩu tích lũy sang những nước đó là 48% trong tổng lượng xuất khẩu.

 

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này từ Sri Lanka tăng cao trong giai đoạn từ tháng 01-12/2019. Trong giai đoạn này, sản lượng xuất khẩu tích lũy than hoạt tính từ than gáo dừa từ Sri Lanka là 42.373 tấn, tăng 9,9% từ lượng xuất khẩu tích lũy cùng kỳ năm trước. Sự tăng cao này là điểm quay trở lại lạc quan sau khi lượng xuất khẩu giảm nhẹ trong năm 2018. Năm 2018, lượng xuất khẩu sản phẩm này của Sri Lanka giảm thấp còn 38.566 tấn từ 39.591 tấn trong năm 2017. Năm 2019, Sri Lanka đã xuất khẩu than hoạt tính từ than gáo dừa sang hơn 56 thị trường trên toàn thế giới. Lượng xuất khẩu cụ thể: 38,3% lượng than hoạt tính được xuất sang châu Á; 31,8% sang châu Mỹ; 25,2% châu Âu và 4,7% được xuất sang những thị trường còn lại của thế giới. Mỹ vẫn duy trì vị trí nhập khẩu chính đối với than hoạt tính từ Sri Lanka; theo sau là Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ hấp thụ hơn 30% trong tổng lượng xuất khẩu than hoạt tính của Sri Lanka. Tiếp theo xu hướng tăng cao trong năm 2018, lượng xuất khẩu than hoạt tính của Indonesia trong năm 2019 vẫn cho thấy chiều hướng tiếp tục tăng cao. Trong giai đoạn từ tháng 01-12/2019, lượng xuất khẩu sản phẩm này từ Indonesia đạt 28.708 tấn, giá trị đạt 46,7 triệu USD, cao hơn 3,7% so với lượng xuất khẩu cùng kỳ năm trước. Điều đáng chú ý là lượng xuất khẩu sản phẩm này từ Indonesia tăng trong năm 2018 khoảng 37,9% sau khi sụt giảm trong hai năm liên tiếp trở lại đây. Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản là các điểm nhập khẩu chính than hoạt tính từ Indonesia. Từ tháng 01-12/2019, ba nước này đã nhập khẩu tương ứng 6.541 tấn, 5.497 tấn và 3.374 tấn, chiếm 53,7% trong tổng lượng xuất khẩu. Các nước nhập khẩu chính khác bao gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Úc và Hà Lan.
 

Giá nội địa than gáo dừa tại Indonesia đã có chiều hướng cải thiện trong quý 01/2020 sau khi giảm nhẹ trong năm 2019. Giá than gáo dừa tại Indonesia là 464 USD/tấn trong tháng 12/2019 và đạt 521 USD/tấn vào tháng 3/2020. Tương tự, ở Ấn Độ giá sản phẩm này có chiều hướng tăng cao vào quý 01/2020. Mức giá được trích dẫn từ Ấn Độ trong tháng 12/2019 là 372 USD/tấn và đạt 403 USD/tấn vào tháng 3/2020. Trong khi đó vào cùng thời điểm, tại Sri Lanka giá sản phẩm này tương đối ổn định với mức giá bình quân là 383 USD/tấn.
 

Giá xuất khẩu than hoạt tính đã có chiều hướng giảm nhẹ trong năm 2019. Giá xuất khẩu sản phẩm này từ Sri Lanka trong tháng 5/2019 là 2.536 USD/tấn và giảm xuống còn 2.209 USD/tấn trong tháng 12/2019. Giá xuất khẩu bình quân hàng tháng của sản phẩm này tại Sri Lanka trong giai đoạn từ tháng 01-12/2019 là 2.400 USD/tấn, thấp hơn 2,3% so với cùng kỳ. Tương tự, giá xuất khẩu than hoạt tính từ Indonesia cũng đang giảm nhẹ. Giá xuất khẩu bình quân trong năm 2019 là 1.621 USD/tấn; giảm khoảng 3% so với giá xuất khẩu bình  quân của năm 2018.
 

(Nguồn: TT.KCXT,được dịch từ bản tin “The Cocommunity, Vol L.No.4, 2020)