• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Các điểm nhập khẩu sản phẩm dừa trong tháng 5/2019

Các điểm nhập khẩu sản phẩm dừa trong tháng 5/2019

(Cập nhật: 09/10/2019)

                Đối với sản phẩm dầu dừa, lượng xuất khẩu dầu dừa trong tháng 5 bao gồm 68.014 tấn dầu dừa thô, 19.007 tấn dầu dừa cochin và 13.559 tấn dầu dừa RBD; tổng giá trị đạt 77,725 triệu USD. Châu Âu vẫn duy trì vị trí nhập khẩu hàng đầu đối với tổng lượng xuất khẩu của 03 loại dầu nêu trên, đạt 53.495 tấn, chiếm 53,3% trong tổng lượng xuất khẩu sản phẩm trong tháng này. Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai với 29.928 tấn (29,8%); theo sau là Indonesia 7.442 tấn (7,4%), Trung Quốc 5.722 tấn (5,7%), Nhật Bản 3.062 tấn (3,1%). Những điểm nhập khẩu khác đều nhập khẩu với số lượng hạn chế.

Châu Âu vẫn là thị trường nhập khẩu chính đối với dầu dừa thô với số lượng nhập khẩu trong tháng 5 là 53.069 tấn (Hà Lan 49.009, Tây Ban Nha 4.060 tấn). Thị trường nhập khẩu lớn kế tiếp là Indonesia 7.442 tấn, Mỹ 4.500 tấn, trung Quốc 3.000 tấn và Lebanon 02 tấn. Mặt khác, Mỹ cũng là thị trường nhập khẩu hàng đầu dầu dừa cochin với 15.245 tấn; theo sau là Nhật Bản 3.040 tấn, châu Âu 426 tấn (Hà Lan), Trung Quốc 250 tấn, Hàn Quốc 24 tấn, Brazil 23 tấn.

                Mỹ cũng là thị trường nhập khẩu chính đối với dầu dừa RBD, đạt 10.183 tấn; theo sau là Trung Quốc 2.472 tấn. Những thị trường nhập khẩu khác là: Canada 188 tấn, Iran 165 tấn, Đài Loan 123 tấn, Bangadesh 120 tấn, Malaysia 70 tấn, Argentina 61 tấn, Pakistan 61 tấn, Việt Nam 34 tấn, Úc 25 tấn, Nhật Bản 22 tấn, châu Âu 21 tấn (Đức), Hong Kong 9 tấn, Singapore 4 tấn.

Đối với sản phẩm cơm dừa nạo sấy, trong tháng 5, lượng xuất khẩu cơm dừa nạo sấy là 11.918 tấn, đạt 19,525 triệu USD. Cơm dừa nạo sấy là sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt coa thứ hai sau dầu dừa. Sản phẩm này được xuất sang 38 nước trong tháng này; trong đó Mỹ vẫn duy trì vị trí nhập khẩu hàng đầu với 3.645 tấn, chiếm 30,6% trong tổng lượng xuất khẩu. Hà Lan là thị trường nhập khẩu chính khác với 1.477 tấn (12,4%); theo sau là 04 nước với tổng thị phần là 26,9% bao gồm: Anh 984 tấn, Canada 950 tấn, Nga 639 tấn và Úc 622 tấn. Có 12 nước khác thu mua dưới 500 tấn cơm dừa nạo sấy, doa động từ 124 – 474 tấn, đạt 23,4% thị phần thị trường. Những nước này gồm: Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Argentina, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Bỉ, Israel, Thái Lan, Chile. Mặt khác, có 20 nước khác nhập khẩu ít hơn 100 tấn, dao động từ 01 – 90 tấn, đạt 6,8% thị phần. Nhóm này gồm; Brazil, Italy, New Zealand, Đài Loan, Malaysia, Hong Kong, Georgia, Ecuador, Mexico, Ireland, Ai Cập, Indonesia, Puerto Rico, Thụy Điển, Colombia, Panama, Guatemala, Nam Phi, Thụy Sĩ, Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất.

                Đối với sản phẩm cám dừa, lượng xuất khẩu cám dừa trong tháng 5 là 13.468 tấn; giá trị đạt 2,532 triệu USD. Sản phẩm này được xuất sang 4 nước; trong đó Ấn Độ dẫn đầu về lượng nhập khẩu với 8.020 tấn (59,6% trong tổng lượng xuất khẩu); kế đến là Hàn Quốc với 4.143 tấn (30,8%). Những thị trường nhập khẩu khác là Đài Loan 783 tấn và Việt Nam 522 tấn, đạt tương ứng 5,8% và 3,9%.

                Đối với các sản phẩm gáo dừa, các sản phẩm gáo dừa (than gáo dừa và than hoạt tính) được ghi nhận đạt tổng giá trị 15,316 triệu USD trong tháng 5. Than gáo dừa đóng góp 3,169 triệu USD từ 7.279 tấn. Khách mua chính của sản phẩm này là Trung Quốc với 4.533 tấn, chiếm gần 2/3 (62,3%) trong tổng lượng xuất khẩu; theo sau là Nhật Bản 1.733 tấn (23,8%), Hàn Quốc 430 tấn (5,9%), Thổ Nhĩ Kỳ 313 tấn (4,3%) và Sri Lanka 270 tấn (3,7%).

                Mặt khác, than hoạt tính đạt 12,147 triệu USD từ 7.399 tấn. Những thị trường nhập khẩu chính là Nhật Bản với 1.197 tấn (16,2%) và Sri Lanka 1.062 tấn (14,4%); kế đến là Mỹ 945 tấn (12,8%), Đức 741 tấn (10,0%) và Hà Lan 566 tấn (7,7%). Có 09 nước khác nhập khẩu dưới 500 tấn, doa động từ 113 – 493 tấn, và đạt gần 1/3 (32,1%) thị phần thị trường: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Phần Lan, Italy, Canada, Ghana, Nga, Ukraine. Hơn nữa, có 10 nước với lượng nhập khẩu dưới 100 tấn, dao động từ 22 – 90 tấn, đạt 6,8%: Nam Phi, Anh, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Estonia, Indonesia, Peru, Australia, Colombia, Malaysia. (UCAP Bulletin).

Nguồn: APCC