• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Bến Tre – Nghiệm thu đề án Khuyến công quốc gia năm 2021
Đoàn công tác nghiệm thu đề án KCQG tại Công ty TNHH MTV Minh Tâm Coconut Việt Nam (Nguồn: TT.KC&XT)

Bến Tre – Nghiệm thu đề án Khuyến công quốc gia năm 2021

(Cập nhật: 24/12/2021)
Ngày 17/12/2021, Hội đồng nghiệm thu đề án khuyến công tỉnh gồm: Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bến Tre (gọi chung là đoàn công tác) phối hợp cùng Phòng kinh tế Thành phố Bến Tre và UBND phường 6 tổ chức nghiệm thu đề án khuyến công quốc gia (KCQG) về hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến vào sản xuất tại phường 6, Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Đoàn công tác đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan gồm Phòng Kinh tế Thành phố Bến Tre và UBND Phường 6 đến nghiệm thu đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong ngành chế biến dừa” do Công ty TNHH Một thành viên Minh Tâm Coconut Việt Nam làm chủ đầu tư. Sau thời gian được sự tư vấn và hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bến Tre, đến nay Công ty TNHH Một thành viên Minh Tâm Coconut Việt Nam đã đầu tư hoàn thiện tất cả các máy móc thiết bị thuộc danh mục đề nghị hỗ trợ từ nguồn vốn KCQG gồm: 03 máy cắt thạch dừa, 01 máy hút đôi, 01 máy sàn đôi, 01 hệ thống bồn và thiết bị quậy nở, 01 ben ép khô.Tổng kinh phí thực hiện đề án là 615 triệu đồng. Trong đó, nguồn kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 300 triệu đồng, vốn đối ứng của doanh nghiệp là 315 triệu đồng.
 
      
Một số máy móc thiết bị tại Công ty TNHH MTV Minh Tâm Coconut Việt Nam nhận được sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí KCQG
(Nguồn: TT.KC&XT)

 
Sau khi kiểm tra máy móc thiết bị tại doanh nghiệp, 100% thành viên hội đồng đã đồng ý nghiệm thu đề án. Theo đánh giá kết qủa thực hiện, dự án sau khi hoàn thiện sẽ có thể đa dạng hóa sản phẩm được chế biến từ quả dừa, giúp sản xuất theo quy trình tự động hóa, linh hoạt, tránh lãng phí thời gian sản xuất, ít tốn nhân công và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó còn tận dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, thúc đẩy việc trồng dừa của người dân cũng như giải quyết được một số lao động, góp phần phát triển ngành công nghiệp và đẩy mạnh năng lực cạnh tranh trong ngành chế biến dừa của tỉnh nhà.
Nguồn: TT.KC&XT – SCT