• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022; phục hồi, phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Hình ảnh sản phẩm phong phú, đa dạng tại siêu thị Go!Bến Tre (Nguồn:P.QLTM)

Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022; phục hồi, phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bến Tre

(Cập nhật: 20/12/2021)
Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 12/11/2021 của Bộ Công Thương. Ngày 09/12/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Công văn số 8115/UBND-KT chỉ đạo tập trung vào một số nội dung trọng tâm góp phần bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022; phục hồi, phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bến Tre, cụ thể:

Các sở, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh: Triển khai thực hiện những giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa: theo dõi sát biến động của thị trường, nắm bắt tình hình giá cả thị trường để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp bình ổn giá, tăng cường kiểm soát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, đặc biệt là ở các dịp cao điểm hoặc trong trường hợp dịch bệnh bùng phát. Phải theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến dịch bệnh, đánh giá năng lực cung ứng nguồn hàng thịt heo và các mặt hàng thiết yếu khác. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xây dựng kế hoạch sản xuất, dự trữ hàng hóa, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa, các chương trình kích cầu, mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa, thực hiện các chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa” trong dịp trước, trong và sau Tết. Chú trọng đến các mặt hàng thiết yếu, phục vụ Tết để cung ứng đầy đủ cho người dân, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa đảm bảo số lượng, chất lượng.

Song song với công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời về thị trường, giá cả, quản lý an toàn thực phẩm; tuyên truyền sâu rộng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.  Có kế hoạch, phương án tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, hội chợ, hội hoa xuân trên địa bàn tỉnh để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân, đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch bệnh.

Phối hợp cung cấp thông tin về tình hình nhập khẩu các mặt hàng phục vụ tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết (nếu có như: thịt heo, thịt gà, thịt bò, thủy hải sản, trái cây, mứt, bánh kẹo,...) nhằm kịp thời nắm bắt và triển khai các giải pháp ổn định cung cầu hàng hóa trong dịp Tết.

Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất: Tuân thủ nghiêm các quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19, áp dụng các biện pháp thích ứng an toàn với dịch bệnh để bảo đảm duy trì sản xuất. Chủ động dựng kế hoạch sản xuất, dự trữ hàng hóa, nguyên vật liệu một cách hợp lý nhằm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định để đảm bảo lượng cung ứng hàng hóa cho thị trường với chất lượng an toàn, giá cả hợp lý, đảm bào vệ sinh an toàn thực phẩm; đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại các kho hàng, điểm bán hàng, điều tiết nguồn hàng hợp lý và kịp thời, đáp ứng nhu cầu thị trường trong các dịp cao điểm, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá hoặc tồn đọng hàng hóa sau Tết; Chủ động thực hiện các biện pháp nhằm ổn định giá cả, cung cầu hàng hóa, phòng chống dịch bệnh trong dịp Tết. Chủ động khai thác hàng hóa nông sản, thực phẩm, các mặt hàng đặc sản truyền thống của các tỉnh, đa dạng hóa mặt hàng (ưu tiên dối với hàng Việt Nam) phục vụ nhu cầu thị trường Bến Tre trong dịp cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, không để khan hiếm hàng hóa khiến giá cả bị đẩy lên cao. Liên kết, hình thành các chuỗi cung ứng hàng hóa từ sản xuất đến lưu thông để đảm bảo nguồn hàng phong phú, đa dạng, giá cả ổn định phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết. Chấp hành nghiêm việc đăng ký giá, kê khai giá đối với các mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá. Tăng cường triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, các chương trình kích cầu tiêu dùng; tiếp tục đổi mới sản xuất, tạo nguồn hàng cung ứng cho thị trường; đa dạng phương thức phân phối, cách tiếp cận với người tiêu dùng; tích cực tham gia chương trình bình ổn thị trường khi có yêu cầu.

Cũng theo chỉ đạo tại Công văn số 8115/UBND-KT, các trung tâm thương mại, siêu thị đã xây dựng Kế hoạch cân đối cung, cầu nguồn hàng và bình ổn thị trường Tết Nguyên Đán Nhâm Dần năm 2022. Các siêu thị (Co.op Mart, Go!Bến Tre), cửa hàng tiện lợi đã chủ động nguồn hàng tăng từ 10% đến 25% đối với các mặt hàng rau, củ, quả, thịt các loại (heo, gia cầm, hải sản...); một số sản phẩm bánh kẹo, thực phẩm mát tăng nhưng không đáng kể so với Tết Tân Sửu năm 2021. Trong đó, ưu tiên đầu tư cho trữ lượng các nhóm hàng bình ổn thị trường như: gạo, đường, dầu ăn, thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả, thủy hải sản. Kết hợp, không gian mua sắm và làm việc được khử trùng, thực hiện nghiêm túc 5K trong phòng chống dịch Covid - 19.    

 
Bên cạnh các mặt hàng truyền thống đặc trưng cho ngày Tết, năm nay các siêu thị, cửa hàng tiện lợi có những sản phẩm mới: thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ dưỡng để tăng cường sức khỏe cho người tiêu dùng trong mùa dịch thuộc các nhóm: làm đẹp, giảm cân và thực phẩm bổ trợ như sữa ong chúa dạng viên nén, nước collagen, trà thảo dược nhụy hoa nghệ tây, đông trùng hạ thảo dạng tươi, sấy,… với giá bán mỗi sản phẩm chỉ từ 200.000 đồng. Đặc biệt, rất phù hợp để người dân sử dụng làm quà biếu trong dịp Tết, do có quy cách, bao bì đẹp, bắt mắt dễ bảo quản và không kém phần sang trọng.

Ứng dụng, phát huy điện tử trong thương mại các hình thức đặt - giao - bán hàng qua App, Online, Zalo Pay, Zalo truyền thống, đặt hàng qua điện thoại tiếp tục được các siêu thị, cửa hàng tiện lợi duy trì và ngày càng nâng cấp tốt hơn để phục vụ cho khách hàng, đặc biệt đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu kép về công tác phòng, chống dịch Covid - 19 trong trạng thái “bình thường mới” đảm bảo chung sống an toàn với dịch bệnh, nhưng vẫn phát triển kinh tế bình thường, đảm bảo an toàn tiền - hàng cho khách hàng và chủ động trong phòng chống dịch Covid./
Nguồn: P.QLTM – SCT