• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Số lô hàng thủy sản bị cảnh báo vi phạm 4 tháng năm 2020 giảm nhưng vẫn ở mức cao
Số lô hàng thủy sản bị cảnh báo vi phạm 4 tháng 2020 giảm nhưng vẫn ở mức cao

Số lô hàng thủy sản bị cảnh báo vi phạm 4 tháng năm 2020 giảm nhưng vẫn ở mức cao

(Cập nhật: 18/05/2020)
4 tháng năm 2020, tuy số lượng lô hàng thủy sản bị cảnh báo vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP) đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao so với các nước phát triển như EU, Mỹ, ảnh hưởng lớn đến uy tín ngành hàng và thiệt hại kinh tế cho các doanh nghiệp.


Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (NAFIQAD) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến thời điểm hiện nay, số cơ sở chế biến xuất khẩu sản phẩm khai thác đáp ứng quy định ATTP, truy xuất nguồn gốc, tuân thủ quy định các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU) chiếm 61% với 476/ 784 cơ sở.

Số lô hàng thủy sản khai thác bị cảnh báo vi phạm ATTP trong 4 tháng năm 2020 là 4 lô, trong khi đó số lô bị cảnh báo năm 2019 là 36 lô, tương đương với năm 2018 (35 lô), giảm 30% so với năm 2017 (50 lô).

Mặc dù số lượng lô hàng thủy sản bị cảnh báo vi phạm ATTP đã giảm nhưng thực tế số lô bị cảnh báo vẫn còn ở mức cao so với các nước phát triển như EU, Mỹ. Bên cạnh đó, tỷ lệ cảnh báo lớn nhất là chỉ tiêu kim loại nặng; gia tăng số lô bị cảnh báo lạm dụng phụ gia như: Nitrite, Nitrate, Ascorbic Acid - E300 và bảo quản sau thu hoạch kém Histamine, vi sinh vật; Hay thông tin không chính xác về lô hàng xuất khẩu do doanh nghiệp sai sót trong quá trình đăng ký cấp chứng thư cho lô hàng như cung cấp thông tin như: số container, seal, khối lượng tịnh…) sai khác so với thực tế.

Những việc này sẽ ảnh hưởng lớn đến uy tín ngành hàng và thiệt hại kinh tế cho các doanh nghiệp.

Theo NAFIQAD, mặc dù việc triển khai đáp ứng đã có tiến bộ nhất định nhưng chưa đáp ứng hoàn toàn các quy định IUU tại khâu chế biến xuất khẩu; cán bộ quản lý chất lượng doanh nghiệp chưa nắm vững, đủ các quy định; hồ sơ theo dõi nguồn gốc nguyên liệu hợp pháp, hồ sơ truy xuất nội bộ (theo dõi trừ lùi nguyên liệu đang sử dụng trong kho lạnh bảo quản,…) chưa phù hợp.

NAFIQAD nhận định, các quy định, yêu cầu của thị trường ngày càng chặt chẽ. Theo đó, tại thị trường EU tăng cường kiểm soát việc tuân thủ quy định IUU; kiểm nghiệm, cảnh báo một số chỉ tiêu mới (Chlorate, E300, N2O, NO) do doanh nghiệp lạm dụng Chlorine, phụ gia trong quá trình sản xuất. Tại thị trường Hàn Quốc, hạn chế số doanh nghiệp xuất khẩu cá bò khô, chỉ chấp nhận cơ sở hạng 1 theo đề nghị của NAFIQAD; đối với cơ sở xếp hạng 2, 3 phải được Bộ ATTP và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) trực tiếp sang kiểm tra, công nhận mới được xuất khẩu. Mặc dù, thị trường này đã nới nhưng mức quy định tồn dư axit propionic trong cá bò khô là 24mg/kg, tuy nhiên thấp hơn nhiều so với khảo sát của NAFIQAD và của EFSA (98,2mg/kg).

Thị trường Hoa Kỳ thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ theo Chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu (SIMP) của NOAA đối với một số loài thủy sản nhập khẩu như: cá tuyết Đại Tây Dương, cá tuyết Thái Bình Dương, cua xanh, cua hoàng đế (đỏ), cá nục heo (Mahi Mahi), cá song/mú, cá hồng, hải sâm, cá mập, cá kiếm, cá ngừ (cá ngừ vây dài, cá ngừ mắt to, cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng và cá ngừ vây xanh), tôm và bào ngư. Kiểm soát chống lẩn thuế thông qua giám sát chặt chẽ việc khai báo nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu.

Thị trường Liên minh Kinh tế Á - Âu (LB Nga) hạn chế số doanh nghiệp được phép xuất khẩu (doanh nghiệp phải được đánh giá thực tế và công nhận từng doanh nghiệp). Cảnh báo, kiểm tra tăng cường, đình chỉ xuất khẩu chưa phù hợp với thông lệ quốc tế (mức giới hạn chặt hơn Codex; quy định nhiều chỉ tiêu không phù hợp với Codex, quá mức cần thiết như vi sinh vật hiếu khí, tổng tạp khuẩn - TPC).

Để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản, đảm bảo ATTP đáp ứng nhu cầu của thị trường nhập khẩu là yếu tố rất quan trọng. NAFIQAD cho hay, về phía doanh nghiệp chế biến thủy sản khai thác xuất khẩu cần duy trì điều kiện bảo đảm ATTP; nâng cấp, nâng hạng 1, 2 đối với cơ sở hạng 3; quản lý chặt việc sử dụng Chlorine, phụ gia trong quá trình chế biến. Bên cạnh đó, cần hiểu đúng, đủ và tuân thủ đầy đủ quy định IUU; khai báo thông tin chính xác về lô hàng xuất khẩu; cập nhật, phản ánh kịp thời các vướng mắc của thị trường nhập khẩu - nếu có.

NAFIQAD và Tổng cục Thủy sản sẽ tiếp tục đàm phán/đầu tranh về các quy định không phù hợp với CODEX hoặc quá mức cần thiết. Chủ động thống nhất với cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu áp dụng phương thức thuận lợi cho xuất khẩu, chống gian lận thương mại, chứng thư giả (chứng thư, dữ liệu điện tử). Cập nhật, phổ biến, hướng dẫn xử lý các quy định mới của thị trường.

Song song với các giải pháp từ doanh nghiệp và cơ quan chức năng, việc vào cuộc của chính quyền địa phương là hết sức quan trọng. Theo đó, cần tập trung phát triển sản xuất, liên kết sản xuất và kết nối chế biến, xuất khẩu. Tăng cường kiểm soát điều kiện vệ sinh ATTP trong khai thác, bảo quản, đảm bảo chất lượng, ATTP; giảm thất thoát sau thu hoạch.

Các hiệp hội ngành hàng cần cập nhật, phổ biến thông tin thị trường, chính sách pháp luật mới của nhà nước. Tăng cường dự báo, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, đặc biệt là chuẩn bị phương án đảm bảo nguồn hàng chất lượng, ATTP theo yêu cầu thị trường khi nới lỏng giãn cách xã hội, nhập khẩu trở lại.

Nguồn: Congthuong.vn