• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
HỘI THẢO NHẬN DIỆN HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Phó Giám đốc SCT phát biểu tại Hội thảo.

HỘI THẢO NHẬN DIỆN HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

(Cập nhật: 26/09/2024)
Trong những năm gần đây, đặc biệt là giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19 thì thương mại điện tử tăng tốc mạnh mẽ. Theo Sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2023 quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam đạt 20,5 tỷ USD, tăng khoảng 4 tỷ USD (tương đương 25%) so với năm 2022. Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Trong đó, Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 của tỉnh Bến Tre đứng thứ 4 đồng bằng sông Cửu Long, thứ 34 toàn quốc.
Trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên mạng internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến đang là vấn đề nhức nhối của xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, môi trường đầu tư kinh doanh, gây thất thu ngân sách, gây ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính...
Vì vậy, thực tế rất cần những giải pháp nhằm giúp các cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng có thể nhanh chóng nhận diện được hàng thật, hàng giả khi thực hiện giao dịch mua hàng hóa/dịch vụ trên mạng; đồng thời hỗ trợ lực lượng chức năng phát hiện kịp thời các hành vi phạm. Sở Công Thương Bến Tre phối hợp với Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP); Hội Sở hữu trí tuệ TP.Hồ Chí Minh (IPA HCMC) tổ chức HỘI THẢO NHẬN DIỆN HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

          Hội thảo diễn ra vào sáng ngày 19 tháng 9 năm 2024 với sự tham gia của 120 đại biểu gồm đại diện các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, hội viên các hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Hội trường lầu 1 nhà làm việc 6 Sở. Tại hội thảo Quý đại biểu đã được lắng nghe, trao đổi các vấn đề mang tính thời sự, hữu ích có tính thiết thực cao như:
          - Quyền của người tiêu dùng theo Luật Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng năm 2023 trong giao dịch thương mại điện tử; 
          - Các lưu ý dành cho người tiêu dùng khi thực hiện giao dịch mua hàng hóa/dịch vụ trên mạng. 
- Giới thiệu về Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam  (và) 
          - Quy trình, kỹ thuật điều tra và phối hợp xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường thương mại điện tử.
         - Đại diện cho 18 nhãn hàng nổi tiếng, là thành viên Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACCIP), chia sẻ dấu hiệu hàng giả nhãn hiệu và cách thức nhận biết của từng nhãn hàng gồm HERMES, L’OREAl, VICTORIA’s SECRET, Zwilling, Vĩnh Tường, Under Amour, MLB, Google, Lacoste, LIXIL, 555, Craven, White Horse, P&G, Diageo, Amorepacific, Marshall, Bath&Body Works, Levi’s, Red Bull AG.
Quang cảnh Hội thảo.

Việc tăng cường nhận thức về hàng gian, hàng giả là một trong những ưu tiên hàng đầu trong hội thảo này. Hàng giả không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng mà còn gây tổn hại đến thương hiệu và nền kinh tế. Chúng ta cần giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp thông tin và kiến thức cho người tiêu dùng, giúp họ nhận diện và phòng tránh trong các giao dịch trên môi trường điện tử.
Hội thảo tạo cơ hội để các cơ quan chức năng và các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gặp gỡ, trao đổi ý kiến và kinh nghiệm, từ đó phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong công tác chống lại hàng giả và gian lận thương mại điện tử.
Những kiến thức tiếp nhận không chỉ giúp mỗi cá nhân trở thành những người tiêu dùng thông thái hơn, mà còn thúc đẩy ý thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Những kinh nghiệm được chia sẻ sẽ có giá trị thực tiễn cao, giúp các cơ quan chức năng đề ra nhiều biện pháp hiệu quả, thiết thực trong công tác phòng chống, xử lý gian lận trong môi trường thương mại trực tuyến.
Đại diện các nhãn hàng hướng dẫn cách phân biệt hàng gian, hàng giả.

Hội thảo này sẽ là bước khởi đầu cho những hoạt động tiếp theo, Sở Công Thương sẽ tiếp tục triển khai tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hơn nữa nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần thiết lập môi trường thương mại điện tử an toàn, minh bạch và công bằng hơn.
(Nguồn: Châu-TT)