• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Ban Kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát hiệu quả kêu gọi đầu tư lấp đầy cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Phong Nẫm trên địa bàn huyện Giồng Trôm
Bà Hồ Thị Hoàng Yến – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng Đoàn giám sát khảo sát CCN – TTCN Phong Nẫm

Ban Kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát hiệu quả kêu gọi đầu tư lấp đầy cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Phong Nẫm trên địa bàn huyện Giồng Trôm

(Cập nhật: 21/04/2023)
Sáng ngày 18/04/2023, Ban Kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre đã giám sát hiệu quả kêu gọi đầu tư lấp đầy cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CCN – TTCN) Phong Nẫm trên địa bàn huyện Giồng Trôm. Tham gia buổi giám sát có bà Hồ Thị Hoàng Yến – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; ông Lê Văn Khê – Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; ông Nguyễn Văn Quới – Trưởng ban Kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh cùng đại diện các sở, ngành, huyện có liên quan.

Huyện Giồng Trôm hiện có 03 CCN được đưa vào Phương án phát triển CCN trên địa bàn tỉnh để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 – 2030 gồm: Phong Nẫm, với diện tích 73,3ha, Phong Nẫm 2 và Thị Trấn - Bình Hòa, mỗi cụm có diện tích 75 ha.

Đối với CCN - TTCN Phong Nẫm đã nằm trong Quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - xin đầu tư: 07 dự án đã được cấp Quyết định chủ trương đầu tư, 02 dự án đang 2020, được thành lập, mở rộng giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Cụm có 09 dự án đăng ký thực hiện các thủ tục trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp Quyết định chủ trương đầu tư, trong đó có 04 doanh nghiệp FDI, 05 doanh nghiệp Việt Nam. Đến nay, có 03 doanh nghiệp đã triển khai hoạt động sản xuất với tổng diện tích là 17,42 ha. Các doanh nghiệp này giải quyết việc làm cho khoảng 1.285 lao động, thu nhập bình quân từ 5 - 7 triệu/lao động/tháng, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp giai đoạn 2020-2022 đạt 4.780 tỷ đồng.

Mặc dù được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự hỗ trợ nhiệt tình của các Sở, ban ngành tỉnh trong công tác Quy hoạch, chuẩn bị đầu tư và phân bổ vốn thực hiện đầu tư hạ tầng cũng như kêu gọi đầu tư thứ cấp vào cụm; hạ tầng giao thông ngoài cụm cũng được đầu tư thuận lợi, các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh quan tâm đầu tư phát triển sản xuất và được sự đồng thuận của nhân dân trong việc chấp hành chủ trương của Nhà nước về đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư để phát triển CCN. Tuy nhiên, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn do giá đất thị trường khu vực cụm tăng cao, Nhân dân không đồng ý với hệ số và đơn giá Nhà nước quy định, thời gian đền bù, giải phóng mặt bằng kéo dài cũng đã ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp. Nguồn ngân sách của huyện còn nhiều hạn chế nên việc đầu tư hạ tầng về giao thông, cầu tàu, hệ thống xử lý nước thải tập trung,… chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp.

Và Ủy ban nhân dân huyện Giồng Trôm cũng kiến nghị tỉnh quan tâm ưu tiên bố trí vốn ngân sách để giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch, đầu tư hạ tầng kỹ thuật: giao thông đấu nối vào đường trục chính, hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hỗ trợ các thủ tục để huyện sớm đầu tư xây dựng cầu tàu, kho bãi tại cụm…

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Quới - Trưởng Ban Kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh cũng nhận định, việc phát triển CCN trên địa bàn huyện Giồng Trôm trong thời gian qua đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, diện tích lấp đầy còn thấp, hiệu quả sử dụng đất chưa cao. Việc kêu gọi, thu hút đầu tư, di dời các doanh nghiệp sản xuất trong khu dân cư vào cụm cũng còn hạn chế,…Do đó, cũng đề nghị huyện Giồng Trôm cần có những giải pháp bứt phá để phát triển các CCN trên địa bàn quản lý, nhất là CCN – TTCN Phong Nẫm; tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư hạ tầng, trước mắt là giải quyết các vấn đề về môi trường, từng bước hoàn thiện các hạ tầng khác như: giao thông, điện, đầu tư bến bãi, cầu tàu,..; đồng thời, gắn với các sở, ngành tỉnh để thu hút, kêu gọi đầu tư lấp đầy CCN./.
Tin, ảnh: Hà – P.QLCN