• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
  • text_none_author
  • 05/09/2016
  • 21

Ban hành Đề án phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016 – 2020 và hướng tới năm 2030

(Cập nhật: 05/09/2016)

Ngày 17/8/2016, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định số 1896/QĐ-UBND về việc Ban hành Đề án phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016 – 2020 và hướng tới năm 2030.

Để phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre, trong thời gian tới sẽ huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhanh và bền vững theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Phát triển công nghiệp theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý, chuyển dần chiều rộng sang chiều sâu, chú trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Phát triển công nghiệp nhằm hỗ trợ nâng cao chuỗi giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm một cách hợp lý tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Đề án cũng đề ra 06 chỉ tiêu cụ thể: Giá trị sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) (giá so sánh 2010) giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 14,50%/năm và giá trị tăng thêm tăng 13,8%; Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân của ngành công nghiệp 13,8%/năm giai đoạn 2016 – 2020; Tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm CN-TTCN 5 năm đạt 5.485 triệu USD, tăng trưởng bình quân 17%/năm và chiếm tỷ trọng 96,91% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; Khuyến khích hỗ trợ phát triển mới khoảng 300 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, (tăng gấp 2,38 lần so với giai đoạn trước) và nâng tổng số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lên 706 doanh nghiệp chiếm khoảng 16% trong tổng số doanh nghiệp của tỉnh; Tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho khoảng 30.000 lao động, góp phần giảm áp lực về mặt xã hội, thay đổi cơ cấu lao động nông thôn, giảm tỷ lệ nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; Đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Phú Thuận (Bình Đại) và 04 cụm công nghiệp (CCN): Phú Hưng (Thành phố Bến Tre), Phong Nẫm (Giồng Trôm), Thị trấn - An Đức (Ba Tri) và Thành Thới B (Mỏ Cày Nam). Tỷ lệ lấp đầy KCN đạt trên 50% và CCN đạt trên 70%. Các KCN, CCN đều có công trình xử lý chất thải theo quy định.

Nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016 – 2020 và hướng tới nắm 2030, Đề án đã đề xuất 10 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như: Tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển nhanh kết cấu hạ tầng công nghiệp theo quy hoạch đáp ứng mục tiêu tăng trưởng đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Ưu tiên bố trí vốn đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Phú Thuận (Bình Đại) và 04 CCN: Phú Hưng (Thành phố Bến Tre), Phong Nẫm (Giồng Trôm), Thị Trấn - An Đức (Ba Tri) và Thành Thới B (Mỏ Cày Nam); Tái cơ cấu các ngành công nghiệp theo hướng đầu tư và tăng dần tỷ trọng giá trị gia tăng chuỗi sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp ngành thủy sản, dừa, dệt may, da – giày, cơ khí – điện, điện tử, cơ khí – điện, điện tử tăng trưởng bình quân trên 12%/năm; quan tâm phát triển nhanh ngành công nghiệp sản xuất năng lượng mới để góp phần nâng cao giá trị gia tăng của toàn ngành; Về khoa học công nghệ, khuyến công và tổ chức lại sản xuất. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ. Phấn đấu tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt khoảng 20%. Mỗi năm có 20 - 30 doanh nghiệp được hỗ trợ đổi mới công nghệ, cải tiến chất lượng sản phẩm và đến năm 2020 có 100% doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến được tiếp cận và áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng. Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm gắn kết chia sẻ lợi ích sản xuất - chế biến - tiêu thụ; Phát triển doanh nghiệp và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từng bước đáp ứng yêu cầu định hướng phát triển công nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế; Giải pháp phát triển bền vững các làng nghề. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh các làng nghề TTCN tỉnh giai đoạn 2013 -2020, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn; Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng mạnh vào việc tháo gỡ khó khăn và tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thân thiện, bình đẳng, cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế; Đổi mới, nâng cao năng lực hiệu quả công tác xúc tiến thương mại có trọng tâm trọng điểm, nâng cao trình độ tính chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin xúc tiến thương mại, huy động tốt các nguồn lực, để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trườngthương hiệu sản phẩm, mở rộng hoạt động liên kết thương mại tiêu thụ sản phẩm; Giải pháp về đất đai và triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất và dân sinh phục vụ phát triển công nghiệp. Nhanh chóng xây dựng cơ chế, chính sách, kêu gọi đầu tư, ứng vốn hoặc dùng nguồn vốn vay ưu đãi trong việc tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư; Triển khai nghiêm túc các giải pháp bảo vệ môt trường trong sản xuất công nghiệp, khắc phục không để phát sinh các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Quy hoạch phát triển ổn định vùng nguyên liệu để phục vụ cho công nghiệp chế biến của tỉnh. Triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để đưa vào trồng trọt, chăn nuôi các loại giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thực hiện tưới nhỏ giọt trong phát triển vùng nguyên liệu; Tăng cường cung cấp nước ngọt phục vụ sản xuất công nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Nguồn: TCKH