• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Giải pháp phát triển làng nghề và phát triển thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn
Quang cảnh Hội thảo

Giải pháp phát triển làng nghề và phát triển thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

(Cập nhật: 25/12/2020)
Ngày 11/12/2020, Cục Công Thương địa phương - Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương Tây Ninh và Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Xúc tiến thương mại tổ chức Hội thảo “Xây dựng và giải pháp phát triển thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn trong thời kỳ công nghiệp 4.0” và lấy ý kiến góp ý về các giải pháp phát triển làng nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đến năm 2025 khu vực phía Nam. Hội nghị do bà Đỗ Thị Minh Trâm – Phó Cục trưởng Cục Công Thương địa phương và ông Nguyễn Thanh Đời – Phó Giám đốc Sở Công Thương Tây Ninh đồng chủ trì; tham dự hội nghị có hơn 100 đại biểu là đến từ các Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại của 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam cùng với đó là các báo cáo viên của Cục Công Thương địa phương, Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Xúc tiến thương mại.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe ông Trần Giang Khuê - Văn phòng phía Nam – Cục sở hữu trí tuệ trình bày nội dung về “xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”; bà Bùi Thị Thanh An - Cục Xúc tiến thương mại giới thiệu  “Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam” và bà Nguyễn Thị Hường – Cục Công Thương địa phương báo cáo về một số giải pháp phát triển làng nghề công nghiệp – TTCN ở Việt Nam đến năm 2025.

Hội thảo đã nêu 8 điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: 1. Cần xây dựng, phát triển doanh nghiệp gắn với thế mạnh của bản thân, lợi thế của địa phương và chủ trương, chính sách chung của đất nước; 2. Gốc rễ của phát triển thương hiệu là chất lượng sản phẩm, dịch vụ và uy tín của doanh nghiệp; 3. Cần có kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh, xây dựng và phát triển thương hiệu gắn chặt với chiến lược khai thác tài sản trí tuệ của doanh nghiệp; 4. Cần có bộ phận, nhân lực chuyên trách quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ; 5. Cần bền bỉ và lâu dài trong quản bá, truyền thông, xây dựng và phát triển thương hiệu vì “càng cũ càng có giá”; 6. Đăng ký bảo hộ các tài sản trí tuệ ở trong nước và quốc tế để tránh “mất bò mới lo làm chuồng”; 7. Tận dụng lợi thế từ các tài sản trí tuệ, từ các kết quả của cách mạng công nghiệp 4.0 để tạo sự phát triển đột phá và bền vững; 8. Quan tâm đến thương hiệu chung, thương hiệu công đồng và vai trò các tổ chức tập thể trong xây dựng thương hiệu.

Thông qua báo cáo đánh giá tình hình phát triển làng nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Trong thời gian qua, các làng nghề đã có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội như: thu hút nguồn lực trong dân, tạo ra sản phẩm phong phú và đa dạng phục vụ nhu cầu của xã hội và xuất khẩu, giải quyết lao động, xóa đói giảm nghèo, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới,… một số làng nghề đã thực sự đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường. Định hướng phát triển làng nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đến năm 2025 là: 1. Phát triển các cơ sở sản xuất trong làng nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng ngành nghề; 2. Đẩy mạnh phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp có tiềm năng, có lợi thế so sánh mang lại giá trị kinh tế cao; 3. Phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hướng đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất; 4. Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở bảo tồn các công nghệ truyền thống với ứng dụng công nghệ mới; 5. Phát triển các ngành nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp gắn liền với quá trình xây dựng đô thị mới;

Một số giải pháp phát triển làng nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp được đề xuất tại Hội thảo như: Gia tăng số lượng, quy mô cơ sở sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; huy động các nguồn lực phát triển làng nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; tăng cường nguồn vốn cho cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các cơ sở đào tạo nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực dưới nhiều hình thức; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề theo hướng xã hội hóa, đa dạng hóa hình thức đào tạo, linh hoạt và thiết thực; triển khai có hiệu quả hoạt động trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực hàng năm cho cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa hệ hống thong tin thị trường lao động; thu thập, xử lý, phân tích, dự báo, quản lý và cung cấp thông tin thị trường lao động theo các cấp độ, các ngành nghề, lĩnh vực; phát triển các hình thức thông tin thị trường lao động nhất là hình thức về việc làm chính thống trên thị trường lao động nhằm kết nối cung – cầu lao động; tạo thuận lợi cho cơ sở trong quá trình tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh và các giải pháp về phát triển khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp./.

 
Nguồn:P.KHTCTH - SCT