• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững
Hướng dẫn Đoàn doanh nghiệp của tỉnh Ehime, Nhật Bản tìm hiểu cơ hội đầu tư với Công ty Thủy sản Gò Đàng. (Nguồn: QLCN)

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững

(Cập nhật: 16/08/2022)
Thời gian qua, Bến Tre đã triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các kế hoạch, chương trình về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp tỉnh phát triển hàng năm tăng, toàn tỉnh hiện có 5.556 doanh nghiệp, với vốn đăng ký 63.104,4 tỷ đồng; quy mô đầu tư, chất lượng, thương hiệu,...của doanh nghiệp được cải thiện, nâng chất, từng bước tiếp cận thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

Tỉnh Bến Tre cũng xác định thành phần kinh tế tư nhân luôn có vai trò, vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội địa phương, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Với tinh thần “Đồng thuận - Sáng tạo”cùng quyết tâm thực hiện“mục tiêu kép”, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã lãnh đạo các ngành, các cấp vừa tập trung phòng chống dịch bệnh, vừa triển khai các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế theo phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả”, trong đó có triển khai nhiều giải pháp phục hồi và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp do biến chủng mới có tốc độ lây lan rất nhanh, sẽ tác động nghiêm trọng về mọi mặt kinh tế-xã hội trên phạm vi toàn tỉnh, đặc biệt là doanh nghiệpsẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh đang phát huy tinh thần sáng tạo, đang nổ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, vướng mắc, sức chống chịu của khu vực doanh nghiệp có dấu hiệu thích ứng và đang phục hồi. Và để tạo đà phát triển trong thời gian tới, các sở, ngành, các cấp cần tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu:

Tiếp tục thực hiện việc rà soát, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Triển khai các giải pháp nâng cao chỉ số PCI, PAPI,... trong chỉ đạo điều hành các hoạt động đối với doanh nghiệp.

 
Đẩy mạnh hoạt động khuyến công và xúc tiến thương mại; thực hiện tốt công tác dự báo, đánh giá thị trường. Khai thác tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên; tập trung phát triển mạnh thị trường dịch vụ khoa học công nghệ; tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, để chủ động tham gia tích cực vào chuỗi sản xuất - cung ứng toàn cầu. Chủ động hỗ trợ xúc tiến thương mại, đầu tư, tìm kiếm, kết nối, mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông, thủy sản và sản phẩm OCOP; đồng thời có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kết nối cung, cầu, tham gia hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường mạng, sàn giao dịch điện tử.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh; đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch hỗ trợ chuyển đổi số cho 1.000 doanh nghiệp; rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,…

Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với chuỗi giá trị các nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh; tranh thủ các nguồn vốn tiếp tục triển khai các dự án, công trình nhằm phát triển hạ tầng giao thông và dịch vụ logistics nhằm phục vụ nhu cầu đầu tư, vận chuyển hàng hóa, tạo liên kết vùng.

Triển khai đồng bộ, hiệu quả Kế hoạch số 8576/KH-UBND ngày 24/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh, về việc thực hiện Chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021- 2025; tập trung phát triển cả về số lượng và chất lượng doanh nghiệp, trong đó ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp thành lập mới được chuyển đổi từ hộ kinh doanh; phát triển doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế của tỉnh; xây dựng và thực hiện các chương trình hỗ trợ cho Nhóm doanh nghiệp dẫn đầu về các kỹ năng, tính sáng tạo, đổi mới ở cấp cao hơn, cấp khu vực và quốc tế trong các hoạt động trợ giúp phát triển và dẫn dắt doanh nghiệp.

Thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp; duy trì tổ chức đối thoại doanh nghiệp, cà phê doanh nghiệp, họp mặt khởi nghiệp, gặp gỡ mạng lưới cố vấn khởi nghiệp định kỳ,... để nắm bắt thông tin và kịp thời đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Tiếp tục rà soát, đề xuất thực hiện chính sách giảm thuế, phí,…, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp hoạt động trong những ngành, nghề đầu tư kinh doanh bị tác động mạnh bởi dịch bệnh Covid-19, những ngành trọng tâm, ưu tiên phát triển để tạo đà phục hồi, phát triển trong thời gian tới./.
Nguồn: P.QLCN – SCT