• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Chương trình Hành động thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng (Nguồn: QLTM)

Chương trình Hành động thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

(Cập nhật: 25/04/2019)

Trong những năm qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo; các ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể đã phối hợp triển khai, thực hiện đạt được một số kết quả tích cực. 

Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) đa dạng, phong phú trên các phương tiện truyền thông,... góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và người tiêu dùng; người tiêu dùng biết bảo vệ quyền lợi chính đáng khi bị xâm phạm. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanh, thương mại dịch vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được quan tâm....

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế, quyền lợi của người tiêu dùng vẫn bị xâm phạm, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống. Sự quan tâm, nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền chưa đúng mức; công tác phối hợp giữa các cơ quan chưa chặt chẽ; còn cho rằng nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là của ngành chức năng, tổ chức xã hội liên quan, trong khi đó nhiều vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền của người tiêu dùng thuộc chức năng, nhiệm vụ của nhiều ngành, đia phương nhưng chưa được phối hợp giải quyết, nhiều lĩnh vực bị bỏ ngỏ đã làm hạn chế kết quả thực hiện, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Để quán triệt, tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, ngày 05/4/2019, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 40-CTr/TU. Mục tiêu là để đảm bảo thực hiện có hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao trách nhiệm quản lý, tăng cường phối hợp giữa chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; góp phần giải quyết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, nhà sản xuất, kinh doanh chân chính, phát triển xã hội bền vững trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Chương trình cũng đề xuất 06 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, phát huy vai trò tiên phong của cán bộ, đảng viên trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Xem công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài, là trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và toàn xã hội.

Khắc phục triệt để tình trạng thiếu trách nhiệm của các ngành, địa phương, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Đa dạng hóa phương thức truyền thông, đổi mới nội dung tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

 Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người tiêu dùng và tạo điều kiện thuận lợi để thực thi có hiệu quả các quyền của người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng yếu thế (trẻ em, học sinh, sinh viên, người già, phụ nữ,…).

Công khai, minh bạch và thông tin rộng rãi, đầy đủ bằng nhiều hình thức phù hợp đến người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ và cảnh bảo những nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng; Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, trong đó có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể đối với từng cấp, từng ngành, địa phương, các tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Chính quyền các cấp, các ngành chủ động, có các giải pháp bảo vệ hiệu quả quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, công chức.

 Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực này; Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh (quan tâm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, công khai các hành vi vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng), gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, định hướng cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn hướng đến người tiêu dùng, thông qua đáp ứng nhu cầu về chất lượng hàng hóa, xem đây là lợi thế cạnh tranh và là cơ hội để doanh nghiệp phát triển; Tăng cường thông tin, hướng dẫn, trang bị kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm nâng cao khả năng tự bảo vệ để mỗi người tiêu dùng tự ý thức bảo vệ quyền lợi của mình trước các hành vi mập mờ, gian lận, lừa đảo từ sản xuất đến kinh doanh, từng bước hình thành văn hóa tiêu dùng an toàn, văn minh; Thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu, Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các văn bản của Chính phủ.

Rà soát các chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kiến nghị Trung ương xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc điều chỉnh cho phù hợp với thực tế địa phương (nếu phát hiện bất cập).

Nguồn: QLCN-SCT