• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
  • text_none_author
  • 05/10/2016
  • 17
Tổng kết, đánh giá 4 năm thi hành luật kiếu nại, luật tố cáo

Tổng kết, đánh giá 4 năm thi hành luật kiếu nại, luật tố cáo

(Cập nhật: 05/10/2016)

Ngày 13 tháng 7 năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre có Công văn số 3559/UBND-NC đề nghị các sở, ngành tỉnh và ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Bến Tre tổ chức tổng kết, đánh giá 4 năm thi hành Luật Khiếu nại (KN), Luật Tố cáo (TC) tại đơn vị, địa phương mình theo Kế hoạch số 1692/KH-TTCP ngày 06/7/2016 của Thanh tra Chính phủ.

Thực hiện Công văn số 476/TT-NV1 ngày 20/7/2016 của Thanh tra tỉnh về việc tổ chức tổng kết, đánh giá 04 năm thi hành Luật KN và Luật TC. Sở Công Thương đã tổng kết, đánh giá 4 năm (từ ngày 01/7/2012 đến 01/7/2016) thi hành Luật KN và Luật TC tại đơn vị, kết quả cụ thể như sau:

1. Việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thi hành Luật KN, Luật TC

Ngay khi Luật KN, Luật TC năm 2012 có hiệu lực, Sở Công Thương đã tổ chức Hội nghị triển khai quán triệt nội dung Luật KN, Luật TC và các quy định có liên quan đến công tác giải quyết KN, TC đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC) và kiểm soát viên Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như đăng tải trên website, triển khai ngày pháp luật, thực hiện tủ sách pháp luật, tuyên truyền miệng.... Lãnh đạo Sở thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở việc đảm bảo trách nhiệm trong thực thi công vụ, không nhũng nhiễu, có thái độ đúng mực; chấp hành nội quy, quy chế; đặc biệt chú trọng trong việc xử lý vi phạm hành chính đúng đối tượng, đúng hành vi để ngăn ngừa việc KN, TC của công dân.

                Hàng năm, đơn vị đều xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống tham nhũng; kế hoạch thanh tra, kiểm tra công vụ; kết thúc thanh tra, kiểm tra có báo cáo kết quả, thông tin nội bộ để rút kinh nghiệm, kịp thời uốn nắn những thiếu sót trong công tác. Công tác tổ chức, xây dựng lực lượng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, kiểm soát viên làm công tác tiếp công dân được quan tâm hơn, nên việc xử lý đơn thư, giải quyết KN, TC thực hiện có hiệu quả hơn.

2. Tình hình KN, TC; kết quả công tác giải quyết KN, TC

- Tình hình KN, TC: Qua số liệu tổng kết 04 năm, đơn vị tiếp nhận 13 đơn, thư KN; 09 đơn, thư TC.

- Kết quả giải quyết KN: Tất cả các đơn, thư KN, TC tiếp nhận đều được xem xét, giải quyết xong hoặc chuyển đến đúng nơi có thẩm quyền để thụ lý, xem xét, giải quyết đúng theo quy định.

- Ưu điểm, hạn chế: Trong công tác giải quyết đơn thư KN, TC, đơn vị đã bám sát các văn bản pháp luật về KN, TC; đã thực hiện chặt chẽ về trình tự, thủ tục. Do vậy, phần lớn các KN, TC của tổ chức, công dân được giải quyết kịp thời, đúng thẩm quyền, không để tình trạng đơn thư tồn đọng do chưa xem xét, giải quyết. Tuy có nhiều cố gắng nhưng việc giải quyết đơn thư KN, TC tại đơn vị vẫn còn tồn tại bất cập như: Một số ít đơn thư giải quyết còn kéo dài, chưa đảm bảo thời gian do tính chất sự việc phức tạp; có vụ việc thời gian xảy ra từ nhiều năm trước, các chứng cứ, hồ sơ bị thất lạc nên việc tìm kiếm mất nhiều thời gian hoặc do cán bộ theo dõi vụ việc KN, TC đã nghỉ hưu hay chuyển công tác nên gặp nhiều khó khăn trong khâu thẩm tra, xác minh, giải quyết KN, TC.

3. Đánh giá việc thực hiện các quy định của Luật KN, Luật TC

- Những mặt được và những hạn chế, bất cập: Luật KN, Luật TC được ban hành là một bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về KN, TC, góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, ổn định tình hình kinh tế xã hội. Tuy nhiên, Luật KN, Luật TC vẫn còn tồn tại một số bất cập, dẫn đến những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.

 - Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện Luật KN: Các phương tiện thông tin đại chúng, bên cạnh những mặt tích cực góp phần thúc đẩy việc giải quyết đơn thư KN, TC kịp thời. Song cũng có lúc, có nơi đưa thông tin một chiều, thiếu chính xác dẫn đến hiểu chưa đúng bản chất sự việc tạo dư luận không tốt trong nhân dân. Do người dân thiếu hiểu biết hoặc cố tình không hiểu các quy định của pháp luật để KN, TC vô căn cứ, xuyên tạc, có thái độ gây gắt, bất chấp đúng sai, không chấp hành các quy định của pháp luật; bị các phần tử xấu lợi dụng xúi giục, kích động, TC để gây áp lực với chính quyền, bôi nhọ danh dự của cán bộ, công chức nhà nước, dẫn đến tình hình KN, TC thời gian qua có những diễn biến phức tạp.

4. Kiến nghị

                Định kỳ tổ chức tập huấn để hướng dẫn cụ thể, rõ ràng các quy định của pháp luật về KN, TC đối với cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân và xử lý đơn thư KN, TC, kiến nghị, phản ánh. Mặt khác, phải quán triệt sâu sắc ý nghĩa và nâng cao nhận thức của mỗi công chức có trách nhiệm tham gia vào quá trình tiếp nhận, xử lý và giải quyết KN, TC. 

                Hướng dẫn cụ thể đối với việc từ chối tiếp công dân trong trường hợp những công dân thường xuyên đến địa điểm tiếp công dân để KN, TC để yêu cầu giải quyết quyền lợi, cố ý gây rối, mất trật tự, có thái độ chống đối, xem thường cán bộ tiếp công dân mặc dù các tổ chức, cá nhân này đã được các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết bằng quyết định hoặc văn bản./.

Nguồn: TT