• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2022-2024
Các đại biểu tham dự Lễ ký kết.

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2022-2024

(Cập nhật: 06/09/2024)
Thực hiện Kế hoạch số 6603/KH-UBND ngày 23/9/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc triển khai thực hiện Quyết định số 678/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, Sở Công Thương đã luôn tập trung, thực hiện lồng ghép các giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn vào các chương trình, kế hoạch phát triển ngành ngành công thương hàng năm. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp triển khai các mô hình, dự án kinh tế tuần hoàn giai đoạn 2022-2024 như sau:
1. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh; phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch phát triển công nghiệp chủ lực, lực lượng doanh nghiệp ngành công thương của tỉnh: Thực hiện có hiệu quả Chương trình số 08-CTr/TU ngày 29/01/2021 của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp chủ lực, lực lượng doanh nghiệp của tỉnh giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn 2030 nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến dừa, thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, năng lượng và các ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển khác trở thành những ngành chủ lực của tỉnh, ứng dụng công nghệ hiện đại, chuyên môn hóa cao, tạo sức lan tỏa, thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị: Giá trị sản xuất ngành sản xuất chế biến dừa (Giá so sánh 2010) năm 2022 đạt 3.650 tỷ đồng, chiếm 10% so với giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, năm 2023 đạt 3.750 tỷ đồng, tăng 2,74% so với cùng kỳ, chiếm 9,57% so với giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh và 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 1.730 tỷ đồng, giảm 7,49% so với cùng kỳ, chiếm 8,67% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu dừa năm 2022 đạt 413,26 triệu USD, chiếm 28,09% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh, năm 2023 đạt 394,33 triệu USD, giảm 4,58% so với cùng kỳ, chiếm 28,09% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh và 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 193,27 triệu USD, tăng 16,14% so với cùng kỳ, chiếm 24,11% so với kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh; Giá trị sản xuất ngành sản xuất chế biến thủy sản (Giá so sánh 2010) năm 2022 đạt 4.800 tỷ đồng, chiếm 13,15% so với giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, năm 2023 đạt 5.000 tỷ đồng, tăng 4,17% so với cùng kỳ, chiếm 12,76% so với giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh và 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 2.470 tỷ đồng, tăng 0,41% so với cùng kỳ, chiếm 12,38% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản năm 2022 đạt 85,29 triệu USD, chiếm 5,80% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh, năm 2023 đạt 81,22 triệu USD, giảm 4,77% so với cùng kỳ, chiếm 5,58% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh và 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 50,34 triệu USD, tăng 16,02% so với cùng kỳ, chiếm 6,28% so với kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh; Giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ  (Giá so sánh 2010) năm 2022 đạt 3.450 tỷ đồng, chiếm 9,45% so với giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, năm 2023 đạt 3.570 tỷ đồng, tăng 3,48% so với cùng kỳ, chiếm 9,11% so với giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh và 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 1.570 tỷ đồng, giảm 8,72% so với cùng kỳ, chiếm 7,87% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Tập trung theo dõi, hỗ trợ các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển các CCN trên địa bàn quản lý: Đã tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch 03 CCN, thành lập 01 CCN, điều chỉnh diện tích 01 CCN; chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện Kết quả giám sát về hiệu quả kêu gọi đầu tư lấp đầy các CCN trên địa bàn tỉnh; xem xét cho ý kiến việc các nhà đầu tư có nhu cầu nộp hồ sơ đề nghị đầu tư xây dựng hạ tầng CCN C2, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú; tiến hành họp thẩm định hồ sơ thành lập CCN Đìa Dứa, xã An Định, huyện Mỏ Cày Nam; tổ chức họp về đề xuất đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng CCN Phú Hưng của Công ty cổ phần Tập đoàn CMH Việt Nam, Công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Trương Hoàng Long; tiếp tục theo dõi, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đầu tư hệ thống xử lý nước thải 03 cụm công nghiệp: Tân Thành Bình, Phong Nẫm, Thị trấn - An Đức,... Đến thời điểm hiện tại, 07 CCN được thành lập, với tổng diện tích 267,94 ha, có 06 cụm đã quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 249,4 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp 177,89 ha, đã cho thuê 65,60 ha, tỷ lệ lấp đầy khoảng 36,88% diện tích đất công nghiệp. Có 03 CCN đã đầu tư và đi vào hoạt động. Các CCN có 22 dự án đăng ký đầu tư, tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 5.020,521 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 9.453 lao động.
2. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ xanh vào sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường; hỗ trợ giới thiệu quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Đẩy mạnh hoạt động khuyến công nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, chuyển giao công nghệ: Trong kỳ đã hỗ trợ cho 43 cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với tổng kinh phí hỗ trợ là 11.507  tỷ đồng, qua đó các doang nghiệp đã đầu tư vốn đối ứng 19.213 tỷ đồng để thực hiện đầu tư đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, chuyển giao công nghệ. Thực hiện hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia Hội chợ, triển lãm trong nước với 01 đề án KCQG (kinh phí hỗ trợ là 952 triệu đồng, cho 64 cơ sở với 170 gian hàng) và 02 đề án KCĐP (kinh phí hỗ trợ là 135,31 triệu đồng cho 15 cơ sở với 19 gian hàng). Thực hiện 02 kỳ bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2022 và năm 2024, kết quả: có 40 sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh; 08 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Khu vực phía Nam; 04 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia.  Tổ chức 01 Hội thảo nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh; tổ chức 10 lớp tập huấn “Nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua áp dụng sản xuất sạch hơn và an toàn thực phẩm” dành cho lãnh đạo, người lao động trực tiếp tham gia sản xuất tại các cơ sở công nghiệp nông thôn trong tỉnh.
3. Thúc đẩy quản lý, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn nguyên, nhiên liệu, sản phẩm thân thiện môi trường, có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế; Triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện lộ trình áp dụng đổi mới công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng, thực hiện lộ trình giảm mức tiêu hao nguyên nhiên liệu: Giai đoạn 2022-2024, hoạt động khuyến công đã tranh thủ được nhiều nguồn vốn như: Vốn khuyến công quốc gia, vốn khuyến công của tỉnh, của huyện, vốn các chương trình mục tiêu để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, giới thiệu quảng bá sản phẩm thương hiệu, tập huấn nâng cao trình độ quản lý điều hành doanh nghiệp, tập huấn tay nghề cho người lao động. Hoạt động khuyến công ngày càng từng bước khẳng định được vai trò trong việc thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển, góp phần thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa địa phương, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư có hiệu quả sản xuất công nghiệp nông thôn một cách bền vững, góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Hoạt động khuyến công luôn bám sát mục tiêu, kế hoạch của ngành đề ra, trên cơ sở cụ thể hóa kế hoạch bằng các dự án, đề án, chương trình có nội dung phù hợp với nhu cầu, khả năng tiếp cận của đối tượng thụ hưởng. Bước đầu đã tạo được sự gắn kết giữa đẩy mạnh sản xuất, đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần khai thác tốt tiềm năng, nguồn nguyên liệu hiện có và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh.
4. Thúc đẩy, khuyến khích phát triển chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Kêu gọi, thu hút đầu tư hệ thống hạ tầng thương mại, xây dựng các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm theo mô hình kinh tế tuần hoàn: Hạ tầng thương mại: hệ thống chợ, siêu thị được nâng cấp, mở rộng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của Nhân dân: Toàn tỉnh hiện có 171 chợ truyền thống (trong đó có 154 chợ trong quy hoạch, còn lại là chợ tạm); có 30 chợ do doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác và quản lý; 04 siêu thị, 02 trung tâm thương mại, 54 cửa hàng Bách Hóa Xanh, 07 cửa hàng Wimart+, 03 Siêu thị mẹ bầu và em bé concung.com, 09 siêu thị Jerry.com và hơn 63.000 cửa hàng bán lẻ quy mô hộ gia đình... đồng thời đáp ứng yêu cầu tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới, các chợ truyền thống có sự sắp xếp, bố trí ngày càng khang trang hơn. Thực hiện hỗ trợ trang thiết bị hạ tầng thương mại nông thôn (loại hình chợ) đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm 06 chợ thuộc các  huyện Châu Thành, Bình Đại Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú và Chợ Lách, tổng kinh phí 1,05 tỷ đồng. Từ nguồn ngân sách nhà nước và đóng góp tiểu thương thực hiện nâng cấp 07 chợ nông thôn tại địa xã thuộc các huyện Bình Đại, Ba Tri, Mỏ Cày Bắc, tổng kinh phí 1,5 tỷ đồng. Thực hiện kêu gọi đầu tư, xây dựng siêu thị tại các huyện Mỏ Cày Nam, Chợ Lách, Ba Tri, Mỏ Cày Bắc; xây dựng mới chợ tại các huyện Mỏ Cày Nam, Bình Đại.
5. Nghiên cứu, hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin thị trường; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập và cung cấp thông tin thị trường; nâng cao chất lượng xuất khẩu theo hướng gia tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng chế biến sâu, công nghệ cao gắn với mở rộng quy mô xuất khẩu; khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mai tự do đã ký kết; tranh thủ các cơ chế chính sách tạo thuận lợi thương mại, công nhận lẫn nhau cho các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ mô hình kinh tế tuần hoàn: Giai đoạn 2022-2023: đã triển khai thực hiện 71 đề án xúc tiến thương mại với tổng kinh phí 7,702 tỷ đồng, với một số nội dung chính: Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong nước; Tổ chức 01 điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tinh hoa hàng Việt Nam” tại huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre; Tổ chức hiện các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương: Hỗ trợ và giới thiệu 12 doanh nghiệp tham gia quảng bá, giao thương tại Hội chợ ngước ngoài như: Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ,...  Phối hợp tổ chức hội thảo chuyên đề “Chuyển đổi số với Thương mại điện tử xuyên biên giới" và tập huấn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.  Thực hiện hỗ trợ các hoạt động thương mại điện tử. Năm 2024, tiếp tục hỗ trợ kết nối tiêu thụ các sản phẩm của tỉnh với các thị trường trong và ngoài nước để hỗ trợ có hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc khai thác tìm kiếm thị trường, tăng cường liên kết sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tiến tới xuất khẩu với tổng kinh phí là 4,14 tỷ đồng. Tham mưu UBND tỉnh ban hành: Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 05/7/2023 của Chính phủ về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030; triển khai thực hiện Công điện số 13/CT-TTg ngày 06/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản. Phối hợp với các đại sứ, tham tán thương mại, đại diện Đại sứ quán các nước để hỗ trợ các doanh nghiệp tỉnh liên kết, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm của tỉnh đến với thị trường các quốc gia. Kịp thời thông tin đến các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh tình hình hoạt động của các cửa khẩu biên giới, tình hình xuất nhập khẩu của các nước; phổ biến kịp thời các cam kết về các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia và ký kết để các doanh nghiệp có thể nắm bắt rõ hơn và tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh.
6. Thường xuyên theo dõi, phối hợp với địa phương và các sở, ngành có liên quan hỗ trợ các chủ đầu tư thực hiện các thủ tục liên quan nhằm đấy nhanh tiến độ các dự án năng lượng tái tạo, các dự án điện khí LNG trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo bước đột phá cho tỉnh nhà: Trong kỳ, Sở luôn tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án trọng điểm ngành điện, đảm bảo cung ứng đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt. Thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi triển khai các dự án phát triển nguồn điện, lưới điện truyền tải; theo dõi, phối hợp với địa phương và các sở, ngành có liên quan đôn đốc, hỗ trợ các chủ đầu tư tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thực hiện các thủ tục liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa vào vận hành các dự án năng lượng tái tạo nhằm tạo bước đột phá cho tỉnh nhà; hỗ trợ, hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng quy định của pháp luật trong quá trình vận hành nhà máy. Tham mưu UBND tỉnh có văn bản kiến nghị Bộ Công Thương, các bộ, ngành Trung ương hướng dẫn thực hiện các nội  dung liên quan đến dự án điện gió để kịp thời hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Trên địa bàn tỉnh Bến Tre có 19 dự án điện gió được cấp có thẩm quyền phê duyệt vào quy hoạch. Đến thời điểm hiện tại có 09/19 dự án điện gió đã và đang triển khai thi công lắp đặt hoàn thành với công suất là 366,5/366,5 MW, trong đó có 05 nhà máy đóng điện vận hành thương mại là 93,05/366,5MW, số còn lại 273,45 MW đã hoàn chỉnh công tác lắp đặt và đang thực hiện các thủ tục đàm phán giá bán điện mới để hòa lưới. Còn 10/19 dự án còn lại đang triển khai các thủ tục pháp lý chưa triển khai thi công ngoài công trường. Thực hiện phát triển hạ tầng lưới điện truyền tải đồng bộ với các dự án điện năng lượng tái tạo. Sở đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt đưa các công trình 110kV vào các dự án công trình trọng điểm. Tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Bộ Công Thương chọn dự án Nhà máy sản xuất hydro xanh Bến Tre của Công ty TGS Bến Tre làm dự án thí điểm cho ngành công nghiệp sản xuất hydro xanh tại Việt Nam. Tham mưu Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành liên quan đã có buổi làm việc với Bộ CôngThương báo cáo định hướng, chiến lược, kế hoạch đầu tư xây dựng Khu tổ hợp Hydro xanh Bến Tre, các dự án điện tự dùng phục vụ khu Tổ hợp Hydro xanh Bến Tre và xin ý kiến các vấn đề khác có liên quan.
Trong thời gian tới, ngành Công Thương Bến tre tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả: Chương trình số 08-CTr/TU ngày 29/01/2021 của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp chủ lực, lực lượng doanh nghiệp của tỉnh giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn 2030; tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư hạ tầng và thứ cấp vào các CCN; khẩn trương hoàn thiện các thủ tục cần thiết theo quy định để thành lập, mở rộng, quy hoạch chi tiết các CCN nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư; tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách về phát triển công nghiệp, thúc đẩy lực lượng doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững; tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án trọng điểm ngành điện; theo dõi, phối hợp với địa phương và các sở, ngành có liên quan đôn đốc, hỗ trợ các chủ đầu tư tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thực hiện các thủ tục liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa vào vận hành các dự án năng lượng tái tạo nhằm tạo bước đột phá cho tỉnh nhà; phối hợp kêu gọi đầu tư xây dựng, nâng cấp các chợ truyền thống tại các điểm dân cư nông thôn tập trung; phát triển hệ thống phân phối hiện đại như cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm thương mại; tăng cường quá trình liên kết hoạt động thương mại với các tỉnh, thành trong cả nước, hướng vào việc cung ứng và tiêu thụ hàng hoá đặc sản và có lợi thế phát triển của tỉnh để hình thành hệ thống phân phối hàng hoá có hiệu quả; Tiếp tục phối hợp với các đại sứ, tham tán thương mại, đại diện Đại sứ quán các nước để hỗ trợ các doanh nghiệp tỉnh liên kết, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm của tỉnh đến với thị trường các quốc gia; Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, đa dạng các hoạt động, có trọng tâm trọng điểm, thông qua liên kết tiêu thụ sản phẩm; tổ chức, giới thiệu cho các doanh nghiệp tham gia các diễn đàn, hội thảo, khảo sát thị trường, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước nhằm mở rộng thị trường; hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin thị trường, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập và cung cấp thông tin chuyên sâu về thị trường trong nước và quốc tế. Cập nhật và thông tin kịp thời các thông tin liên quan đến tình hình thương mại trong và ngoài nước; Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và các đối tượng liên quan tiếp cận, áp dụng và tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện của các tổ chức nhập khẩu, cam kết quốc tế về sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu./.
(Nguồn: Thụy-P.KHTCTH)