• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
  • text_none_author
  • 19/11/2015
  • 128
Họp công bố Quy hoạch sản xuất rượu trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2015 – 2025 và hướng đến năm 2035

Họp công bố Quy hoạch sản xuất rượu trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2015 – 2025 và hướng đến năm 2035

(Cập nhật: 19/11/2015)

Ngày 12/11/2015, Sở Công Thương Bến Tre tổ chức công bố Quy hoạch sản xuất rượu trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2015 – 2025 và hướng đến năm 2035. Tham dự cuộc họp có hơn 35 đại biểu đại diện cho các Sở, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân, Phòng Kinh tế Thành phố, Kinh tế và Hạ tầng, các huyện, thành phố. Ông Trần Văn Đấu – Phó Giám đốc Sở Công Thương chủ trì cuộc họp.

Đại diện Phòng Quản lý công nghiệp thông qua Quyết định số 2113/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc Phê duyệt Quy hoạch sản xuất rượu trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2015 – 2025 và hướng đến năm 2035 và báo cáo tóm tắt một số nội dung chủ yếu quy hoạch.

Quan điểm Quy hoạch sản xuất rượu trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2015-2025, hướng đến năm 2035 phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Quy hoạch phát triển công nghiệp, nông nghiệp, khu, cụm công nghiệp và các quy hoạch có liên quan khác của tỉnh Bến Tre đến năm 2025 đã được phê duyệt; Rượu là mặt hàng hạn chế kinh doanh nên không khuyến khích phát triển mới mà chủ yếu là sắp xếp, củng cố lại các cơ sở hiện có để đủ điều kiện tồn tại và hoạt động theo đúng pháp luật, nhất là các mặt hàng rượu truyền thống; chỉ khuyến khích phát triển mặt hàng nước giải khát dựa trên nguồn nguyên liệu hoa quả sẵn có trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu phát triển: Từ nay đến năm 2020, hoàn thành việc cấp phép sản xuất rượu theo đúng quy định nhằm quản lý 100% cơ sở sản xuất rượu trên địa bàn, nhất là các cơ sở sản xuất theo quy mô hộ gia đình; từ năm 2020 trở về sau tập trung phát triển sản xuất rượu quy mô công nghiệp chất lượng cao với công nghệ tiên tiến; giảm dần sản phẩm rượu thủ công; từng bước xây dựng thương hiệu một số sản phẩm rượu mang đậm tính truyền thống lâu đời của địa phương; Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành rượu đạt 7,99%/năm vào giai đoạn 2011-2015; 6,29%/năm vào giai đoạn 2016-2020; 6,73%/năm vào giai đoạn 2021-2025; 3,87%/năm giai đoạn 2026-2035; Sản lượng sản xuất rượu năm 2015 là 6 triệu lít; năm 2020 đạt 6,6 triệu lít; năm 2025 đạt 7 triệu lít và đến năm 2035 là 9,5 triệu lít; Tổng số doanh nghiệp và cơ sở sản xuất rượu năm 2015 là 2.542 cơ sở; đến năm 2020 là 1.950 cơ sở; đến năm 2025 là 1.185 cơ sở và đến năm 2035 là 824 cơ sở.

Định hướng phát triển quy hoạch: Khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển sản xuất rượu quy mô công nghiệp chất lượng cao với công nghệ tiên tiến, giảm dần rượu nấu thủ công có chất lượng không ổn định, từng bước xây dựng sản phẩm rượu Phú Lễ thành thương hiệu rượu quốc gia; Phát triển các thương hiệu rượu sẵn có của địa phương như: Rượu chuối hột, rượu hoa dừa, rượu nếp...; Khuyến khích các hộ trong làng nghề liên kết xây dựng cơ sở với quy mô công nghiệp, công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng rượu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ vững bản sắc truyền thống của làng nghề; Khuyến khích đầu tư sản xuất rượu trái cây từ những loại quả tươi gắn kết với phát triển các vùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận như: Rượu vang từ mật hoa dừa, rượu vang bưởi,…với thiết bị công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; Giảm dần rượu nấu thủ công quy mô hộ gia đình. Kết hợp rượu nấu thủ công có cải tiến công nghệ ở các làng nghề với thu gom xử lý công nghiệp ở các công ty để sản xuất ra rượu mang màu sắc truyền thống, không độc hại, giá rẻ, phục vụ nhu cầu địa phương; Đối với các hộ nấu rượu thủ công: Khuyến khích tập hợp lại thành tổ hợp tác, hợp tác xã và đầu tư xây dựng tháp chưng cất để tinh chế rượu, tách các tạp chất không thể tách bằng các phương pháp thủ công có trong rượu thô: Aldehyd, rượu metanol, các rượu bậc cao, dầu fuzen….Sản phẩm qua chưng cất đạt tiêu chuẩn Việt Nam mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng, hương vị của nguyên liệu tạo ra rượu, không làm thay đổi chất lượng đặc trưng của rượu; Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất thông qua các hình thức mua, chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển.

Nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch khoảng 200 tỷ đồng: Giai đoạn 2015 – 2020: khoảng 50 tỷ đồng; Giai đoạn 2021 – 2025: khoảng 150 tỷ đồng.

Ngoài ra, quy hoạch cũng nêu lên các giải pháp, cơ chế, chính sách và phân công trách nhiệm của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc phát triển Quy hoạch sản xuất rượu trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2015 – 2025 và hướng đến năm 2035.

Nguồn: QLCN


Tin liên quan