• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Các giải pháp trọng tâm ngành Công Thương tỉnh Bến Tre năm 2023
Ông Nguyễn Văn Bé Sáu-GĐ Sở Công Thương phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm 2022 của tỉnh

Các giải pháp trọng tâm ngành Công Thương tỉnh Bến Tre năm 2023

(Cập nhật: 30/01/2023)
 Trong năm 2022, các đơn vị trong ngành công thương đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra, thực hiện tốt các giải pháp thuộc nhiệm vụ của ngành công thương để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, tập trung khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội; theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng, những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

Tình hình hoạt động của các DN trong ngành được duy trì, đã phục hồi với nhiều tín hiệu khởi sắc, các chỉ tiêu kinh tế của ngành công thương có sự tăng trưởng khá: giá trị sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu có sự tăng trưởng khá so với năm cùng kỳ; lượng hàng cung ứng trên thị trường dồi dào, phong phú, đáp ứng tốt cho nhu cầu mua sắm của người dân.
 
Bước vào năm mới 2023, năm bản lề, có tính quyết định, tạo động lực cho việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội tỉnh lần thứ XI, ngành Công Thương phấn đấu thực hiện: Giá trị sản xuất công nghiệp 39.600 tỷ đồng đồng (giá SS 2010), tăng 8,49% so với ước thực hiện 2022; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 62.000 tỷ đồng, tăng 10,47% so với ước thực hiện năm 2022; Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.700 triệu USD, tăng 12,61% so với ước thực hiện 2022; Luỹ kế có ít nhất 377 MW điện gió đưa vào khai thác thương mại.

Để thực hiện đạt và vượt các mục tiêu trên, ngành công thương tập trung thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

1. Trên lĩnh vực công nghiệp, tập trung thu hút đầu tư và triển khai cụm công nghiệp mới

Thứ nhất,  tiếp tục phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các huyện, thành phố tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư; triển khai có hiệu quả chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2022-2025; Quyết định quy định chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre để có thể huy động được các nguồn vốn vào đầu tư phát triển, góp phần giảm chi ngân sách Nhà nước; xây dựng hoàn thiện và triển khai “Số hóa dữ liệu các khu cụm công nghiệp trên nền tảng bản đồ số 4D, số hóa hiện trạng khu vực/vị trí dự án mời gọi đầu tư”; đẩy nhanh tiến độ tham mưu ban hành bộ tiêu chí thu hút đầu tư vào khu, CCN; đa dạng hình thức thu hút đầu tư, trong đó chú trọng hình thức thu hút đầu tư trực tiếp đối với những nhà đầu tư có tiềm lực mạnh, các dự án công nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường, có giá trị gia tăng lớn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh; đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư.

Thứ hai, kiến nghị tỉnh hàng năm quan tâm cân đối, bố trí vốn ngân sách cùng với nguồn vốn đối ứng của các huyện, thành phố, vốn xã hội hóa,…để đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào CCN, trọng tâm là hạ tầng giao thông và hệ thống xử lý nước thải tập trung; đối với các huyện, thành phố: chủ động bố trí một phần vốn ngân sách để lập quy hoạch chi tiết các CCN mới được thành lập, đầu tư các hạng mục chính của các CCN tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025, với chỉ tiêu “mỗi huyện 01 CCN ít nhất 70ha, riêng huyện Chợ Lách có diện tích phù hợp”. Giải pháp cụ thể đối với từng cụm:

Ngoài ra, Sở cũng sẽ thường xuyên theo dõi, khảo sát nắm tình hình triển khai thực hiện các CCN để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình đầu tư xây dựng và hoạt động sản xuất kinh doanh.

2. Tập trung triển khai các giải pháp phát triển xuất khẩu, đạt mục tiêu xuất khẩu năm 2023 sẽ tăng khoảng 12% so với cùng kỳ năm 2022, tương đương đạt 1.700 triệu USD

Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.

Hai là, tiếp tục thực hiện kết nối cung-cầu lao động để tạo nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của các DN sản xuất hàng xuất khẩu. Tăng cường thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

Ba là, nâng cao hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư phù hợp với hoàn cảnh mới, trong đó tăng cường phối hợp với các Bộ, ban, ngành Trung ương, các đại sứ quán, thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài và nước ngoài tại Việt Nam, các tỉnh, thành phố cả nước, những tập đoàn bán lẻ lớn.... để đẩy mạnh hoạt động giao thương kết nối DN với đối tác nước ngoài.

Bốn là, hỗ trợ DN tiếp cận thị trường, nguồn vốn, công nghệ chất lượng cao, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Năm là, tiếp tục hỗ trợ công tác xúc tiến xuất khẩu để doanh nghiệp có thể nắm bắt, chuyển hóa lợi ích từ các FTA mà Việt Nam đã ký kết như CPTPP và EVFTA, UKVFTA, RCEP,….. Trong đó tổ chức nhiều hội nghị tập huấn chuyên sâu về quy tắc, nội dung của các Hiệp định thương mại tự do, hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội mà hiệp định mang lại để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.

Sáu là, tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai tổ chức các hoạt động, sự kiện kích cầu, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư…

Bảy là, đẩy mạnh hỗ trợ DN tiến hành các hoạt động XTTM để củng cố thị trường trong nước, đồng thời chú trọng hỗ trợ DN tổ chức Đoàn giao thương kết hợp với tổ chức hội nghị giao thương, tham gia hội chợ triển lãm tại nước ngoài để tăng cường hiệu quả xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm phù hợp; hỗ trợ DN thực hiện CĐS, ứng dụng các nền tảng công nghệ vào quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Để xuất khẩu phát triển bền vững bên cạnh sự hỗ trợ của cơ quan quản lý còn đòi hỏi các doanh nghiệp tỉnh phải chủ động nắm bắt thông tin thị trường, có kế hoạch sản xuất, xuất khẩu phù hợp. Đồng thời tăng cường hợp tác với các đối tác đã ký FTA với Việt Nam, qua đó từng bước tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đưa hàng hóa ra thị trường thế giới.

3. Năng lượng, tập trung đưa vào vận hành 377MW điện gió trong năm 2023

Lưới điện phục vụ giải tỏa công suất các dự án điện gió do ngành điện đầu tư: Hiện tại các công trình này đã có quy hoạch và chủ đầu tư là Tổng Công ty Điện lực miền Nam đã, đang và sẽ triển khai xây dựng. Thời gian tới, Sở Công Thương tiếp tục tham mưu UBND tỉnh phối hợp tác động Tổng Công ty Điện lực miền Nam sớm đầu tư các công trình lưới điện 110kV trên địa bàn nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định đồng thời giúp giải tỏa công suất các công trình điện gió khi đưa vào vận hành trong năm 2023 nhất là khu vực huyện Thạnh Phú, Bình Đại; chỉ đạo các ngành, địa phương hỗ trợ ngành điện đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình kịp thời đưa các công trình này vào vận hành trong năm 2023.

Các dự án điện gió đã hoàn thành một phần hoặc toàn bộ dự án nhưng chưa đưa vào vận hành: Hiện tại có dự án NMĐG Mêkông, NMĐG VPL giai đoạn 1 đã hoàn thành, các ngành và địa phương phối hợp chủ đầu tư hoàn chỉnh các thồ sơ thủ tục theo quy định để chủ đầu tư đủ điều kiện thỏa thuận giá và ký hợp đồng mua bán điện để đưa công trình vào vận hành; Các dự án hoàn thiện một phần, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt các ngành và địa phương phối hợp hỗ trợ các chủ đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng và các hồ sơ thủ tục có liên quan sớm hoàn thiện công trình để đủ điều kiện thỏa thuận giá và ký hợp đồng mua bán điện để đưa công trình vào vận hành.

Các dự án điện gió đang hoàn thiện các hồ sơ thủ tục để triển khai thi công: Chủ đầu tư phải chủ động hoàn thiện các thủ tục liên quan sớm triển khai thi công công trình trong quý 1 năm 2023; UBND tỉnh chỉ đạo các ngành và địa phương hỗ trợ, hướng dẫn các chủ đầu tư trong quá trình hoàn chỉnh các hồ sơ như đất đai, môi trường, thuê khu vực biển, phòng cháy chữa cháy, các thỏa thuận chuyên ngành đối với các lĩnh vực liên quan đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ các chủ đầu tư trong quá trình giải phóng mặt bằng triển khai thi công công trình./.
Tin, ảnh: Xuyên – P.KHTCTH