• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403

Tình hình phát triển Thương mại điện tử trên thế giới và tại Việt Nam

(Cập nhật: 01/03/2019)
Thương mại điện tử (TMĐT) là một cụm từ được xuất hiện trên nhiều diễn đàn kinh tế, phương tiện thông tin truyền thông và ngày càng gần gũi với người dân Việt Nam. Thực tế, TMĐT đã được nhiều nước phát triển trên thế giới chú trọng đầu tư phát triển từ nhiều thập niên trước và đang bùng nổ mạnh mẽ, thống trị các kênh bán hàng và được người tiêu dùng yêu mến vì những lợi ích mang lại.

Trên thế giới, hiện nay có nhiều kênh TMĐT bán hàng rất hiệu quả mang lại doanh thu cực lớn như: Alibaba.com, amazon.com, manta.com, china.com, indiamart.com...

Alibaba

Alibaba Group là một tập đoàn tư nhân của Trung Quốc có trụ sở tại Hàng Châu dành riêng cho thương mại điện tử trên Internet, bao gồm các cổng bán hàng từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp, bán lẻ và người tiêu dùng. Nó cũng cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến, công cụ tìm kiếm so sánh giá và các dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây. Tính riêng doanh số bán hàng vào ngày Lễ độc thân (Single’s Day) 2018 của Alibaba đạt mức kỷ lục 30,8 tỉ USD trong sự kiện mua sắm kéo dài 24 giờ. Tổng giá trị hàng hóa của gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc vượt qua kỷ lục 25,3 tỉ USD năm 2017 vào khoảngg 5h43 chiều, và tiếp tục tăng trong khoảng thời gian còn lại. Tính theo đồng tiền Trung Quốc, tổng giá trị hàng hóa đạt 213,5 tỉ NDT, tăng gần 27% so với con số cùng kỳ năm ngoái; nhưng mức tăng trưởng kém hơn (2017 là 39%).

Ngoài ra, Alibaba hiện đang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông, nó là một trong những nền tảng B2B trực tuyến lớn nhất và lâu đời nhất thế giới với hơn 35 triệu người sử dụng. Nó có mười công ty liên kết, theo bản tóm tắt công ty có sẵn trên trang web của mình là Alibaba International, Alibaba China, Taobao, Tmall, Juhuasuan, AliExpress, Alimama, Aliyun, Alipay, China Smart Logistics.

Amazon

Amazon là một công ty
thương mại điện tử đa quốc gia tập trung vào thương mại điện tử, điện toán đám mâytrí tuệ nhân tạo. Đây là thị trường thương mại điện tử và nền tảng điện toán đám mây lớn nhất thế giới được đo bằng doanh thu và vốn hóa thị trường. Amazon.com được thành lập bởi Jeff Bezos vào ngày 5 tháng 7 năm 1994.  Hiện nay, kênh bán hàng Amazon có khoảng 400 triệu sản phẩm, và sức bán khoảng 4 triệu giao dịch mỗi ngày, là kênh bán hàng điện tử lớn trên thế giới.

Doanh thu quý cuối năm 2018 của Amazon đạt 72,4 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2017. Việc này đã kéo doanh thu cả năm của công ty lên gần 233 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên số liệu này trên 200 tỷ USD. Tổng lợi nhuận năm 2018 của Amazon cũng lần đầu chạm 10 tỷ USD, một phần nhờ mảng điện toán đám mây và quảng cáo. Amazon Web Services hiện vẫn là cái tên dẫn đầu trên thị trường điện toán đám mây đang tăng trưởng nhanh. Đây là kết quả kinh doanh rất ấn tượng với một công ty từng nổi tiếng tái đầu tư toàn bộ lợi nhuận vào việc kinh doanh và thường xuyên báo lỗ. Hiện tại, Amazon cũng đổ tiền rất mạnh tay cho nội dung số, cửa hàng truyền thống và trung tâm phân phối. Quý trước, họ nâng lương tối thiểu cho hơn 250.000 nhân viên chính thức và 100.000 nhân viên thời vụ lên 15 USD/ một giờ.

Việt Nam hiện cũng có nhiều trang TMĐT đang phát triển tốt như Lazada, shopee, sendo, tiki...TMĐT cũng đang được chính phủ đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển.

Năm 2018, ngành thương mại điện tử Việt Nam (VN) đã lọt tốp 6 trong 10 thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới, với tổng doanh thu 2,26 tỉ USD, số lượng khách hàng mua hàng trên trang TMĐT đạt 49,8 triệu người (theo Statista). Trong năm 2018, Shopee đã vươn lên vị trí dẫn đầu với 123,2 triệu lượt truy cập trở thành sàn thương mại điện tử có lượng truy cấp số 1 của VN. Tiki cũng đã vượt qua Lazada giữ vị trí số 2 về lượng truy cập trang trong quý 4-2018 với 107,9 triệu lượt truy cập, kế đến là vị trí thứ 3 Lazada với 97,6 triệu lượt, và trang Thế Giới Di Động có 88,3 triệu lượt, sàn Sendo bám sát sau đó với 76,2 triệu lượt. Cả 4 sàn thương mại điện tử VN cũng cho thấy sức bật đáng gườm khi chính thức lọt vào tốp 10 trang thương mại điện tử có lượng truy cập cao nhất Đông Nam Á trong năm 2018 (theo iPrice Insights và SimilarWeb).

2018 cũng là năm chứng kiến nhiều thông tin về dòng vốn vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Ngay từ đầu năm,Tiki đã nhận thêm 122 tỷ đồng đầu tư từ VNG, sau đó là khoảng đầu tư từ JD, với số vốn đầu tư được đồn đoán lên đến 44 triệu USD (gần 1.000 tỉ đồng Việt Nam). Sendo cũng "lột xác" sau khi nhận thêm 51 triệu USD từ 8 nhà đầu tư, dẫn đầu bởi SBI Holdings của Nhật Bản. Shopee Việt Nam nhận thêm 50 triệu USD đầu tư từ SEA, và vươn lên vị trí đầu bảng về lượng truy cập năm 2018. Trước đó, Lazada Đông Nam Á cũng được Alibaba đầu tư thêm 2 tỷ USD. 

Ngành thương mại điện tử Việt Nam đã đạt được tốc độ phát triển 22%. Tuy nhiên, thị trường vẫn chưa được khai thác được hết tiềm năm khi VN có đến 53% dân số sử dụng internet và gần 50 triệu thuê bao sử dụng smartphone, cùng độ tuổi mua sắm online từ 25-29 tuổi chiếm 55%, chủ yếu là nhân viên văn phòng.

Vậy TMĐT mang lại những lợi ích thế nào? Vì sao doanh nghiệp nên tận dụng TMĐT vào hoạt động phát triển kinh doanh? Bến Tre đang triển khai những chính sách hỗ trợ phát triển TMĐT cho doanh nghiệp thế nào?

 
Nguồn: QLTM-SCT