• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Thực hiện thí điểm chứng nhận chợ đạt chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm theo TCVN 11856:2017
Thực phẩm bày bán được kê cao theo quy định, thông tin tiểu thương, bảng phân khu vực hàng hóa thể hiện đầy đủ tại một chợ nông thôn. (Nguồn: QLTM)

Thực hiện thí điểm chứng nhận chợ đạt chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm theo TCVN 11856:2017

(Cập nhật: 19/12/2023)
Toàn tỉnh Bến Tre hiện có 171 chợ, gồm 154 chợ trong quy hoạch, 17 chợ tạm, tự phát. Trong 154 chợ trong quy hoạch, có 123 chợ do nhà nước đầu tư, quản lý; 29 chợ do doanh nghiệp, đầu tư, khai thác và quản lý; 02 chợ do HTX quản lý, khai thác.  Trước khi TCVN 11856: 2017 chợ kinh doanh thực phẩm được công bố, 14/29 chợ do doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý, đã xây dựng theo mô hình chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, với tổng vốn đầu tư là 143,091 tỷ đồng.
 
Năm 2012, từ nguồn vốn hỗ trợ Bộ Công Thương, vốn huy động từ hộ tiểu thương triển khai mô hình thí điểm tại chợ phường 3, thành phố Bến Tre và chợ Ba Tri tại thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri. Năm 2017, thực hiện hạng mục xây mới, cải tạo rãnh thu gom nước thải, xây dựng mới, dán gạch 83 quầy hàng trong chợ, tập huấn cho các hộ về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ Đầu mối Nông thủy sản Phường 8.

Sau khi Tiêu chuẩn 11856:2017 được công bố năm 2017, Sở Công Thương đã có văn bản phố biến Tiêu chuẩn trên đến các địa phương, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư khai thác và quản lý chợ để biết thực hiện.

Từ năm 2020 đến nay, Sở Công Thương thực hiện thí điểm và nhân rộng mô hình chợ an toàn vệ sinh thực phẩm ở 06 chợ từ nguồn kinh phí Bộ Công Thương hỗ trợ và kinh phí sự nghiệp kinh tế cấp cho sở hàng năm với hơn 1,2 tỷ đồng. Ngoài ra, từ nguồn ngân sách địa phương và tiểu thương tại chợ đóng góp, các huyện, thành phố thực hiện nâng cấp, sửa chữa trên 10 chợ, với tổng kinh phí trên 2,5 tỷ đồng.

Triển khai Kế hoạch 771/KH-SCT, với mục tiêu trong năm 2023 sẽ triển khai thí điểm thực hiện tại 04 chợ đạt chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm theo các tiêu chí quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11856:2017 về chợ kinh doanh thực phẩm, trong đó ưu tiên các chợ thực hiện tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, gồm: chợ Thị trấn Mỏ Cày huyện Mỏ Cày Nam, Chợ Thị trấn Chợ Lách huyện Chợ Lách, chợ Cái Bông xã An Ngãi Trung huyện Ba Tri, Chợ Hương Điểm xã Tân Hào huyện Giồng Trôm.

Kế hoạch năm 2024: thực hiện nhân rộng 04 chợ, lũy kế 08 chợ đạt chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm. Đến năm 2025: có thêm 02 chợ đạt chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm. Lũy kế 10/123 chợ do nhà nước quản lý công bố hợp chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm theo TCVN 11856:2017. Đồng thời, duy trì các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm tại các chợ đã hoàn thành công bố hợp chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm theo TCVN 11856:2017.

Để đủ điều kiện đánh giá đạt, chợ phải đáp ứng được yêu cầu chung theo TCVN 11856:2017, cụ thể: Chợ không bị ngập nước, đọng nước, mặt bằng đều được bêtông hóa; không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác; cách các nguồn gây ô nhiễm tối thiểu 500m. Đối với các cơ sở kinh doanh tại chợ: Biển hiệu ghi rõ tên mặt hàng kinh doanh; họ và tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm. Trang thiết bị, dụng cụ bày bán rau, củ, quả hợp vệ sinh bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; các yêu cầu về bố trí: Thực hiện bố trí, sắp xếp các khu vực kinh doanh thuận lợi cho việc kinh doanh và bảo đảm an toàn thực phẩm; Niêm yết sơ đồ chỉ dẫn phân khu của chợ tại cửa ra vào chính của chợ; về hệ thống chiếu sáng: Hệ thống chiếu sáng đầy đủ bằng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo. Nguồn ánh sáng, cường độ ánh sáng bảo đảm dễ nhận biết, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng an toàn sản phẩm: trang bị bóng đèn trong khu vực nhà lồng chính của chợ; yêu cầu đối với Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm: Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm có đủ sức khỏe theo quy định;…

Ngoài những yêu cầu về thiết kế bộ phận phụ trợ kỹ thuật của chợ, yêu cầu về đảm bảo an toàn thực phẩm phải đảm bảo đầy đủ: Danh sách các hộ tiểu thương kinh doanh thực phẩm tại chợ, Giấy cam kết an toàn thực phẩm của  hộ tiểu thương kinh doanh thực phẩm tại chợ, Giấy xác nhận tập huấn kiến thức ATTP của chủ tiểu thương và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm tại chợ theo mẫu Thông tư số 13/2020/TT-BCT, danh sách khám sức khỏe người trực tiếp kinh doanh thực phẩm tại chợ đúng theo quy định.

Đồng thời, đề nghị Phòng Kinh tế, Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thành phố sẽ phối hợp thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ. Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị quản lý chợ tổ chức tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho Ban Quản lý chợ, Tổ giám sát an toàn thực phẩm tại chợ, các cơ sở kinh doanh thực phẩm trong chợ, tổ chức ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp quản lý. Đảm bảo duy trì các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm theo TCVN 11856:2017; định kỳ rà soát, lập hồ sơ và liên hệ với các đơn vị liên quan để thực hiện việc tổ chức đánh giá lại đối với các chợ hết thời hạn công  nhận chợ kinh doanh thực phẩm./.
Tác giả: Mai – P.QLTM