• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Thực hiện nhân rộng mô hình chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2024 tại huyện Bình Đại và huyện Châu Thành
Bảng hiệu chợ đầy đủ thông tin theo quy định

Thực hiện nhân rộng mô hình chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2024 tại huyện Bình Đại và huyện Châu Thành

(Cập nhật: 06/11/2024)
      Năm 2024, Sở Công Thương tiếp tục thực hiện phát huy từ những kết quả  đạt  được từ những năm trước trên lĩnh vực hỗ trợ trang thiết bị chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần trang bị tại chợ khang trang hơn, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận cao từ các hộ tiểu thương và người dân đi chợ góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh và tiêu dùng. Trên cơ sở rà soát Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11856:2017 - Chợ kinh doanh thực phẩm, những trang thiết bị  được hỗ trợ  đáp ứng  được nhu cầu cấp thiết của tiểu thương tại chợ và đảm bảo trong danh mục yêu cầu TCVN 11856:2017, cụ thể:
      - Tại các khu vực kinh doanh có biển hiệu thông báo: Khu vực kinh doanh thuỷ hải sản; Khu vực kinh doanh rau, củ, quả; Khu vực kinh doanh dịch vụ ăn uống;…

      - Đáp ứng yêu cầu chung đối với các cơ sở kinh doanh tại chợ - tiêu chí 5:

      + Chỉ tiêu 5.1. Yêu cầu chung  đối với các cơ sở kinh doanh tại chợ: Biển hiệu ghi rõ tên mặt hàng kinh doanh; họ và tên, địa chỉ,  điện thoại liên hệ của chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm;

      + Chỉ tiêu 5.2. Đối với các cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật: Bàn bán sản phẩm động vật không bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn từ mặt sàn, cao cách sàn chợ ít nhất 60cm, mặt bàn được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, không thôi nhiễm, không bị ăn mòn, có bề mặt nhẵn, dễ làm vệ sinh và khử trùng; có thiết bị chống các loại côn trùng, động vật gây hại.

      + Chỉ tiêu 5.3.  Đối với các cơ sở bán thủy hải sản tươi sống: Có trang thiết bị hoặc biện pháp để bày bán, duy trì các điều kiện bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm phù hợp với yêu cầu của sản phẩm.

      + Chỉ tiêu 5.4. Đối với cơ sở kinh doanh rau, củ, quả: Có trang thiết bị, dụng cụ bày bán rau, củ, quả hợp vệ sinh bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm.

      + Chỉ tiêu 5.5. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: Mặt bàn cách mặt sàn chợ tối thiểu 60 cm; Thực phẩm được bày bán trong trang thiết bị bảo quản phù hợp, hợp vệ sinh, chống được bụi bẩn, côn trùng, động vật gây hại.

      + Chỉ tiêu 5.6. Đối với các cơ sở kinh doanh các loại thực phẩm khô và các loại thực phẩm khác: Cơ sở đủ trang thiết bị, dụng cụ duy trì bày bán, bảo quản thực phẩm, bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

      Cùng đó, việc chấp hành các chính sách pháp luật nhà nước quy định trong kinh doanh nói chung và về an toàn thực phẩm nói riêng được các tiểu thương thực hiện khá nghiêm túc. Công tác kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ được thực hiện thường xuyên, báo cáo và lưu hồ sơ về việc kiểm tra an toàn thực phẩm tại chợ không để xảy ra các trường hợp vi phạm lớn, không có dịch bệnh phát sinh có nguồn gốc từ hàng thực phẩm kinh doanh tại chợ…Từ đó, đã thu hút lượng khách hàng quen ổn định, bước đầu hình thành chuỗi sản xuất - kinh doanh - tiêu thụ thực phẩm an toàn…

      Ban Quản lý chợ, những tiểu thương kinh doanh tại các chợ Đại Hòa Lộc, chợ Vang Quới Tây và chợ Tân Thạch vô cùng phấn khởi khi chợ được hỗ trợ đầu tư trang thiết bị bảo đảm kinh doanh an toàn thực phẩm. Theo đó, nhiều tiểu thương cũng đã nghiêm túc và tự giác chấp hành các chính sách pháp luật nhà nước quy  định trong kinh doanh nói chung và về an toàn thực phẩm nói riêng, từng bước xây dựng một mô hình chợ văn minh, hiện đại.

      Xác định việc xây dựng mô hình chợ vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ là trách nhiệm của chính quyền và tiểu thương, mà còn có sự tham gia của người tiêu dùng, của cả cộng đồng. Sự hợp tác chặt chẽ và nhận thức cao về vấn  đề này sẽ  đóng góp tích cực vào việc đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng  đồng, từ đó tạo ra một thói quen tiêu dùng, môi trường sống lành mạnh và bền vững. Mô hình an toàn vệ sinh thực phẩm được xem là xu hướng tất yếu để các chợ truyền thống có thể đủ sức cạnh tranh với các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, đồng thời trở thành địa chỉ đáng tin cậy cung ứng thực phẩm cho người tiêu dùng.

       Sở Công Thương Bến Tre sẽ tiếp tục đầu tư, nhân rộng mô hình chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm kết hợp việc thực hiện đánh giá chứng nhận chợ theo tiêu chuẩn TCVN 11856:2017 chợ kinh doanh thực phẩm. Với mục tiêu xây dựng và phát triển mạng lưới chợ truyền thống đáp ứng tiêu chí về an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, từng bước phát triển hạ tầng thương mại, tạo môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi, góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
(Nguồn: Thúy Mai – P.QLTM)

Tin liên quan