• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
NGÀNH CÔNG THƯƠNG BẾN TRE THỰC HIỆN  NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
Tổ chức tập huấn TMĐT, ứng dụng trong kinh doanh là 1 trong những hoạt động của ngành Công Thương trong những năm qua để góp phần hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng sau dịch Covid-19

NGÀNH CÔNG THƯƠNG BẾN TRE THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH

(Cập nhật: 03/12/2024)
        Nhằm tổng kết đánh giá công tác lãnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng từ đầu nhiệm kỳ đến nay để làm cơ sở, định hướng cho kế hoạch thực hiện trong thời gian tới, Sở Công thương đã tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển ngành giai đoạn 2021-2024 như sau:
     
       Đầu năm 2021, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, đa số các doanh nghiệp chỉ mang tính chất cầm chừng, không hoạt động được hết quy mô và công suất của nhà máy; công tác vận chuyển, thu mua nguyên liệu của một số doanh nghiệp gặp khó khăn; tình trạng kiểm soát chặt chẽ lưu thông đã làm gián đoạn một phần hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là hoạt động vận chuyển nguyên liệu, phân phối, tiêu thụ hàng hóa; chi phí tăng cao.

      Trên c
ơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Sở Công Thương đã xây dựng và triển khi thực hiện Kế hoạch phát triển ngành công thương tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2025. Các ngành, các cấp cũng đã tích cực phối hợp với doanh nghiệp cũng như kiến nghị cấp có thẩm quyền để hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhằm giúp doanh nghiệp tiếp tục ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến nay, mặc dù còn gặp không ít khó khăn nhưng hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đang phục hồi và có bước tăng trưởng khá.


     Từ năm 2021 đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã phát triển mới khoảng 247 doanh nghiệp với ngành nghề chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm, nông sản, may mặc, điện,.…với tổng vốn đăng ký khoảng 3.540 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 7.520 lao động. Giá trị sản xuất CN-TTCNước thực hiện trong giai đoạn 2021-2024 đạt 150.392 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2024 ước đạt 5,93%/năm, đạt 64,27% mục tiêu kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện trong giai đoạn 2021-2024 đạt 5.938 triệu USD,  tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2024 ước đạt 5,79%/năm, đạt 59,38% so với mục tiêu kế hoạch.Cơ cấu hàng xuất khẩu có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu, có hàm lượng công nghệ cao, giảm tỷ trọng hàng thô và gia công. Chủ thể xuất khẩu không ngừng tăng lên, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; hiện tại đã có hơn 150 doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, đã xuất khẩu sang hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hầu hết các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ước thực hiện có mức tăng trưởng bình quân hàng năm khá; Tình hình thương mại tăng trưởng khá; hàng hóa dồi dào, đa dạng luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội ước thực hiện trong giai đoạn 2021-2024 đạt  242.728 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân ước đạt 9,89%/năm. Trong kỳ, tình hình cung cấp điện đảm bảo an toàn, liên tục phục vụ nhu cầu sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt của nhân dân và các sự kiện văn hóa, chính trị diễn ra trên địa bàn tỉnh. Sản lượng điện thương phẩm hàng năm tăng trưởng khá. Tỷ lệ hộ sử dụng điện trong dân luôn ở mức cao, đạt 99,98%.

       Để đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến dừa, thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, năng lượng và các ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển khác trở thành những ngành chủ lực của tỉnh, ứng dụng công nghệ hiện đại, chuyên môn hóa cao, tạo sức lan tỏa, thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên của địa phương, gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, đã tham mưu tỉnh ban hànhChương trình, Kế hoạch và triển khai thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU ngày 29/01/2021 của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp chủ lực, lực lượng doanh nghiệp của tỉnh giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn 2030; tăng cường công tác khuyến công để tạo ra năng lực sản xuất mới cho các doanh nghiệp, cơ sở, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động tại địa phương; tăng cường cung cấp thông tinvề tiềm năng, thế mạnh của tỉnh cũng như các định hướng để thu hút, mời gọi đầu tư trong và ngoài nước; hàng năm đều tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập,...Tập trung huy động đa dạng nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp,các huyện, thành phố đang tích cực kêu gọi đầu tư hạ tầng cũng như đề xuất các giải pháp để bố trí, huy động nguồn vốn nhằm phát triển các CCN trên địa bàn quản lý. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 08 cụm công nghiệp (CCN) được thành lập, với tổng diện tích 317,9 ha, có 07 cụm đã quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 299,4 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp 216,37 ha, đã cho thuê 87,9 ha, tỷ lệ lấp đầy khoảng 40,62% diện tích đất công nghiệp. Có 04 CCN đã đầu tư và đi vào hoạt động. Các CCN có 29 dự án đăng ký đầu tư, tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 8.200,5 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 10.050 lao động. Công tác khuyến công được triển khai có trọng tâm, trọng điểm.Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ xanh vào sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao năng lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường. Giai đoạn 2021 – 2024, đã hỗ trợ cho khoảng 80 cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với tổng kinh phí khoảng 21 tỷ đồng.


             Ngành Công thương đẩy mạnh công tác khuyến công, hỗ trợ đầu tư ứng máy móc cho doanh nghiệp địa phương

       - Sở đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU và Chương trình số 08-CTr/TU ngày 29 tháng 01 năm 2021 của Tỉnh ủy. Tham mưu UBND tỉnh ban hành hướng dẫn số 7320/HD-UBND ngày 08/11/2021 hướng dẫn quy trình, thủ tục triển khai thực hiện đầu tư các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh. Nhằm triển khai thực hiện  dự án Hydro trên địa bàn tỉnh, Sở đã tham mưu, chuẩn bị các nội dung, các giải pháp cụ thể trình các cấp thẩm quyền xin chủ trương triển khai dự án Hydro trên địa bàn tỉnh, Sở cũng đã phối hợp tổ chức Hội thảo về Hydro và năng lượng tái tạo trong chuỗi Hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh. Chủ động nắm bắt để kịp thời giải quyết và tham mưu giải quyết các khó khăn, vướng mắc của dự án. Tham mưu UBND tỉnh có văn bản kiến nghị Bộ Công Thương, các bộ, ngành Trung ương hướng dẫn thực hiện các nội  dung  liên quan đến dự án điện gió để kịp thời hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Trên địa bàn tỉnh Bến Tre được phê duyệt 19 dự án điện gió (19 nhà máy) và tỉnh đã cấp chủ trương thực hiện với tổng công suất 1.007,7 MW, trong đó có 10/19 dự án đang triển khai các thủ tục pháp lý, 09/19 dự án đã triển khai lắp đặt hoàn thành các tuabin với công suất khoảng 365,9 MW. Lũy kế tổng công suất đóng điện hòa lưới là 250,75 MW.

        - Tình hình thương mại tăng trưởng khá, từng bước phục hồi sau đại dịch Covid-19.Hàng hóa dồi dào, đa dạng luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân, loại hình thương mại điện tử phát triển khá mạnh, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân trong tỉnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của khu vực thương mại, dịch vụ. Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành: Kế hoạch phát triển xuất khẩu giai đoạn 2021-2025;  Kế hoạch thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu đến năm 2030; Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP).  Kịp thời thông tin đến các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh tình hình hoạt động của các cửa khẩu biên giới phía Bắc, tình hình xuất nhập khẩu của các nước; triển khai đến các đối tượng có liên quan như doanh nghiệp, nông dân,….các FTA thế hệ mới như EVFTA, RCEP, UKVFTA,….

      Hạ tầng thương mại: hệ thống chợ, siêu thị được nâng cấp, mở rộng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của Nhân dân: Trong giai đoạn 2021-2024, thực hiện nâng cấp sửa chữa 13 chợ với kinh phí trên 2,5 tỷ đồng do địa phương và tiểu thương tại chợ đóng góp thực hiện; dự án xây mới 02 chợ do doanh nghiệp thực hiện, tổng kinh phí 2,573 tỷ đồng,.. Toàn tỉnh hiện có 171 chợ truyền thống. Hệ thống phân phối, bán lẻ: 04 siêu thị, 02 trung tâm thương mại, 54 cửa hàng Bách Hóa Xanh, 07 cửa hàng Wimart+, 06 Siêu thị mẹ bầu và em bé concung.com, 07 siêu thị Jerry.com và hơn 63.000 cửa hàng bán lẻ quy mô hộ gia đình.

      - Thực hiện Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025 của tỉnh, Sở Công Thương cụ thể hóa thành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử hàng năm để triển khai thực hiện. Triển khai hỗ trợ được thực hiện từ nguồn kinh phí xã hội hóa và lồng ghép vào nhiệm vụ thường xuyên của các ngành, các cấp. Các giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số DN được thực hiện đa dạng, bằng nhiều hình thức và nội dung.
Hoạt động xúc tiến thương mại có nhiều chuyển biến tích cực, quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ và gắn kết sản xuất với thị trường; hỗ trợ và phát triển có hiệu quả các cửa hàng trưng bày, giới thiệu các đặc sản của tỉnh đến các tỉnh, thành trong cả nước; qua đó, giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận, trao đổi và ký kết được nhiều biên bản ghi nhớ với các đối tác,…


           Ngành Công thương dẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam và hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại
                                                                           sang nhiều thị trường ngoài nước.


       Các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nước ngoài thông qua các kênh: Chương trình Xúc tiến thương ngoại quốc gia, Bộ Ngoại giao,… bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực; nhiều đơn hàng, hợp đồng đã được ký kết, nhiều lô hàng như: dừa uống nước, bưởi đã được xuất khẩu xuất đến thị trường các nước, tạo tiền đề cho sự phát triển thị trường sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh,… và mở ra hướng kết nối giao thương giữa doanh nghiệp địa phương với các nhà nhập khẩu lớn, tạo hiệu quả lan tỏa, tăng động lực, phấn khởi mới cho các doanh nghiệp trong công tác thâm nhập, phát triển thị trường.

       Qua tổng kết, đánh giá công tác lãnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển ngành đã rút ra những kinh nghiệm sau: Trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện cần bám sát tình hình thực tiễn đơn vị và yêu cầu phát triển; thường xuyên rà soát, điều chỉnh chính sách phù hợp với điều kiện, nhu cầu thực tiễn của người dân và doanh nghiệp; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển./.
(Tác giả: Tường Thụy – P.KHTCTH)