• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Bản tin thế giới cây dừa 11/2017

Bản tin thế giới cây dừa 11/2017

(Cập nhật: 28/11/2017)

Giá cả thị trường dầu dừa và các sản phẩm dừa tuyển chọn

Giá dầu dừa giảm ở Philippines, Indonesia nhưng tăng ở Sri Lanka. Giá cơm dừa nạo sấy giảm ở IndonesiaPhilippines nhưng lại tăng cao ở Sri Lanka.

 

Cơm dừa: Giá cơm dừa ở Indonesia đạt 864 USD/tấn trong tháng 10/2017, cao hơn so với giá tháng trước 948 USD/tấn. Khi được so sánh với số liệu cùng kỳ năm trước thì giá cơm dừa trong tháng này thấp hơn 1 USD.

Tại thị trường nội địa của Philippines ( Manila), giá cơm dừa giảm 36 USD/tấn so với giá tháng 9/2017, và tăng khoảng 12 USD/tấn so với giá tháng 10/2016 là 871 USD/tấn.

Dầu dừa: Tại Châu Âu, giá bình quân dầu dừa (CIF. Rotterdam) trong tháng 10/2017 giảm khoảng 62 USD/tấn, từ 1.525 USD/tấn (tháng 9/2017) xuống còn 1.463USD/tấn. Giá này thì cao hơn 1% khi so sánh với giá của tháng 10/2016 là 1.446 USD/tấn.

Giá bình quân nội địa dầu dừa tại Philippines vào tháng 10/2017 đạt 1.435 USD/tấn, thấp hơn 147 USD so với giá tháng 9/2017 nhưng lại cao hơn 9 USD khi được so sánh với giá dầu dừa cùng kỳ năm trước là 1. 426 USD/tấn.

Giá bình quân dầu dừa tại Indonesia trong tháng 10/2017 giảm 123 USD so với giá tháng trước, giảm từ 1.580 USD/tấn xuống còn 1.457 USD/tấn. Giá dầu dừa tháng này tăng khoảng 1.5% so với giá cùng kỳ năm 2016 là 1.436 USD/tấn.

Cám dừa: Giá trung bình quân nội của Philippines tại các điểm bán được trích dẫn ở mức 154 USD / tấn. Thấp hơn 9 USD so với giá tháng trước, và thấp hơn mức giá cùng kì năm trước là 41 USD / tấn.

Giá bình quân nội địa của cám dừa ở Sri Lanka tăng 10 USD so với tháng trước với mức giá 361 USD / tấn, và cao hơn giá năm ngoái là 248 USD / tấn trong cùng tháng.

Cơm dừa nạo sấy: Giá bình quân cơm dừa nạo sấy (DC) FOB USA trong tháng 10/2017 đạt 2.502 USD/tấn, giảm 3 USD so với giá tháng trước nhưng tăng hơn 87 USD so với giá cùng kỳ năm trước. Ở Sri Lanka, giá cơm dừa nạo sấy nội địa tháng 10/2017 là 3.383 USD/tấn, tăng 195 USD so với giá tháng 9/2017. Trong khi đó, giá cơm dừa nạo sấy nội địa ở Philippines đạt 1.724 USD/tấn, tăng 4 USD so với giá tháng trước là 1.720 USD/tấn và tăng 240 USD so với giá cùng kỳ năm trước. Giá cơm dừa nạo sấy ở Indonesia trong tháng 10/2017 đạt 2.443USD/tấn, tăng 13 USD so với giá tháng trước và tăng khoảng 354USD so với giá cùng kỳ năm trước.

 

Than gáo dừa: Tại Sri Lanka trong tháng 10/2017, giá bình quân than gáo dừa đạt 401 USD/tấn, tăng 15 USD/tấn so với giá tháng trước. Giá bình quân than gáo dừa tháng 10/2017 ở Indonesia khoảng 466 USD/tấn, tăng 78 USD so với giá cùng kỳ năm trước.

 

Chỉ xơ dừa: Giá chỉ xơ dừa nội địa tại Sri Lanka khoảng 190 USD/tấn đối với chỉ pha trộn và dao động trong khoảng 677 USD – 1064 USD đối với chỉ xơ cứng. Giá chỉ xơ dừa làm nệm tại Indonesia trong tháng 10/2017 là 315 USD/tấn, cao hơn so với giá tháng trước.

 

Bảng giá các sản phẩm dừa và các loại dầu chọn lọc (USD/tấn)

 

Sản phẩm/quốc gia

10/2017

9/2017

10/2016

2017

(giá bình quân hàng năm)

Dừa tươi

Philippines (Nội địa. lột vỏ)

201

189

206

222

Cơm dừa

Philippines/Indonesia (CIF N.W. Châu Âu)

989

1,015

964

1,079

Philippines (Nội địa. Manila)

883

919

871

985

Indonesia (Nội địa. Java)

864

987

865

944

Sri Lanka (Nội địa. Colombo)

1.524

1.506

1.296

1.423

Dầu dừa

 Philippines/Indonesia (CIF. Rott.)

1.463

1.525

1.446

1.621

  Philippines (Nội địa)

1.435

1.582

1.426

1.606

  Indonesia (Nội địa)

1.457

1.580

1.436

1.609

  Sri Lanka (Nội địa)

2.455

2.492

1.890

2.456

 Cơm dừa nạo sấy

 Philippines FOB (US), bán ra

2.502

2.505

2.415

2.547

  Philippines (Nội địa)

1.724

1.720

1.484

1.790

  Sri Lanka (Nội địa)

3.383

3.188

2.206

2.941

  Indonesia (Nội địa)

2.443

2.430

2.089

2.402

Cám dừa

  Philippines (Nội địa)

154

163

195

182

Sri Lanka (Nội địa)

371

361

248

313

Indonesia (Nội địa)

210

220

210

225

Than gáo dừa

Philippines (Nội địa), Visayas, Mua vào

452

464

348

414

Sri Lanka (Nội địa)

401

386

389

356

Indonesia (Nội địa, Java) Mua vào

466

 

471

 

388

 

459

 

Ấn Độ (Nội địa)

467

453

289

394

Xơ dừa (thảm)

  Sri Lanka (Chỉ xơ dừa làm nệm/Chỉ xơ dừa cọng ngắn)

190

189

182

143

Sri Lanka ( chỉ xơ cứng đơn)

677

645

552

572

  Sri Lanka ( chỉ xơ cứng đôi)

1.064

806

759

783

Indonesia (chỉ thô)

315

286

288

262

Các loại dầu khác

 Dầu cơm cọ Malaysia/Indonesia (CIF Rott.)

1.382

1.346

1.331

1.262

Dầu Cọ, Malaysia

/Indonesia (CIF Rott.)

718

724

707

719

Dầu đậu nành, (FOB Châu Âu Ex mill)

866

882

862

840

 

Tỷ giá ngoại tệ ngày 31/10/2017        

1 USD = 51,62 Philippines hay 13,557 Rp Indonesia hay 64.75 Rs Ấn Độ hay 153,62 Rs Sri Lanka

1 Euro = 1,16 USD

Phân tích thị trường chỉ xơ dừa 

Ngành công nghiệp chỉ xơ dừa nói chung vẫn cho thấy sự tăng trưởng tích cực trên thị trường toàn cầu, đặc biệt là đối với các sản phẩm giá trị gia tăng. Hiện nay thương mại toàn cầu của chỉ xơ dừa và các sản phẩm giá trị gia tăng như thảm xơ dừa, chiếu thảm, thảm chà chân, và lưới phủ đất ước tính trị giá hơn 1 tỷ đô la Mỹ.

Trong đó, có khoảng hơn 85% tổng xuất khẩu từ Ấn Độ, Sri Lanka và Indonesia – đây được xem như là các nhà sản xuất chính, lượng xuất khẩu còn lại được chia cho các nước Thái Lan, Philippines và Malaysia. Nhu cầu tiêu thụ nội địa mạnh cùng với tỷ lệ xuất khẩu của Ấn Độ cũng chỉ đạt được 1% trong tổng lượng xuất khẩu của thế giới vào năm 1996 và đến năm 2002 thì tăng mạnh lên 11%, sau đó, tăng gấp đôi lên 25% vào năm 2013. Theo số liệu thống kê gần đây nhất cho thấy kim ngạch xuất khẩu chỉ xơ dừa và các sản phẩm từ chỉ xơ dừa của Ấn Độ tăng hơn 27% trong năm 2016 – 2017. Trong năm 2017, xuất khẩu của Sri Lanka tăng 56,9% về giá trị trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 8. Sản lượng xuất khẩu được chiếm lĩnh chủ yếu là các thành phẩm như mụn dừa, các sản phẩm chỉ xơ dừa cuộn, chổi và bản chải được làm từ chỉ xơ dừa, đóng góp hơn 87% tổng giá trị xuất khẩu. Ấn Độ và Sri Lanka chú trọng hơn vào các sản phẩm giá trị gia tăng. Trong khi đó, Indonesia vẫn đang phải tranh đấu để phát triển ngành chỉ xơ dừa, trong thời gian hiện tại các nước này chủ yếu tập trung sản xuất chỉ xơ thô. Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu chính cho các sản phẩm xơ dừa vì thị phần trên thị trường thế giới hiện nay chiếm hơn 50% lượng nhập khẩu thế giới và vẫn đang được cải thiện với tốc độ hạn chế.

Xuất khẩu các sản phẩm chỉ xơ dừa từ Indonesia bị chi phối bởi một sản phẩm xơ dừa chưa thành phẩm đó là sợi xơ dừa. Xuất khẩu sợi xơ dừa từ Indonesia trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2017 là 16.388 tấn, trị giá 3,9 triệu USD.

 

 

 Tổng sản lượng xuất khẩu giảm hơn 6% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc là nước nhập khẩu chính cho sợi xơ dừa từ Indonesia. Trung Quốc đã tiêu thụ 12.095 tấn tương ứng với 74% lượng sợi xơ dừa của Indonesia trong giai đoạn này. Các quốc gia khác nhập khẩu sợi xơ dừa từ Indonesia là Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia và Singapore. Việc xuất khẩu sợi xơ dừa thô đóng kiện thì hầu như chỉ là các sản phẩm chỉ xơ dừa từ Indonesia xuất cho thị trường toàn cầu trong thời gian qua. Xuất khẩu các sản phẩm xơ dừa khác cũng thấp về sản lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu.

Sản phẩm xơ dừa chủ yếu được xuất từ Sri Lanka là mụn dừa. Mụn dừa đóng góp doanh thu cao nhất cho sản phẩm xơ dừa của Sri Lanka chiếm 64,6% tổng lượng xuất khẩu. Nhật Bản vẫn là nước nhập khẩu chính sản phẩm mụn dừa của Sri Lanka. Mụn dừa được sử dụng chủ yếu trong canh tác nông nghiệp, phân bón, thức ăn gia súc và đôi khi dùng cho chăn nuôi. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2017, Nhật Bản đã nhập khẩu 32.712 tấn tương đương 23,5% tổng lượng xuất khẩu mụn dừa của Sri Lanka với tổng khối lượng 53.244 tấn. Các thị trường lớn khác của sản phẩm mụn dừa ở Sri Lanka bao gồm Hàn Quốc, Mexico, Trung Quốc, Mỹ, Iran, Tây Ban Nha và Anh. Họ nhập khẩu từ 32.712 tấn đến 4.567 tấn trong giai đoạn này. Tổng sản lượng nhập khẩu mụn dừa từ các quốc gia này là 103,281 tấn tương đương 74,2% tổng lượng xuất khẩu mụn dừa của Sri Lanka. So với năm trước, lượng xuất khẩu mụn dừa tăng trưởng 8%. Hơn nữa, trong cùng thời kỳ, tấm lót xơ dừa cao su và nệm cho giường ngủ là các sản phẩm xơ dừa của Sri Lanka đã được ghi nhận với một sản lượng tăng cao nhất so với cùng kì năm trước. Các sản phẩm được ghi nhận tăng 62%, từ 154.226 chiếc trong năm 2016 lên 249.437 chiếc trong năm 2017.

Ấn Độ là nước xuất khẩu hàng đầu, với 14 loại chỉ xơ dừa vào thị trường thế giới. Các sản phẩm này bao gồm các sản phẩm bán thành phẩm như gồm các loại bán thành phẩm như sợi xơ dừa, thảm chà chân, chiếu thảm, chỉ xơ dừa tráng cao su và các loại thành phẩm như lưới phủ đất và thảm trải sàn. Trong số các sản phẩm chỉ xơ dừa thì Ấn Độ chủ yếu xuất khẩu mụn dừa và sợi xơ dừa. Trong giai đoạn từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017, sản lượng xuất khẩu hai sản phẩm này đạt 89% trong tổng lượng xuất khẩu các sản phẩm chỉ xơ dừa từ Ấn Độ. Trong giai đoạn này, hai sản phẩm chính tăng, đưa tổng xuất khẩu các sản phẩm xơ dừa từ Ấn Độ tăng lên. Mụn dừa và sợi xơ dừa tăng lần lượt 31,6% và 29,1%. Các loại xơ dừa khác có mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất, chiếm 451,9% về khối lượng và 339,5% về kim ngạch xuất khẩu. Trung Quốc, Mỹ, Hà Lan, Hàn Quốc, Ý là những điểm nhập khẩu chính các sản phẩm mụn dừa từ Ấn Độ với thị phần đạt tương ứng là 45,96%, 13,95%, 8,62%, 6,01% và 3,55%.

Xuất khẩu các sản phẩm chỉ xơ dừa từ Ấn Độ tiếp tục phát triển khi thị trường chỉ xơ dừa và các sản phẩm từ chỉ xơ dừa toàn cầu đang được cải thiện. Dữ liệu mới nhất từ ​​Ủy ban chỉ xơ dừa của Ấn Độ cho thấy trong giai đoạn từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017, tổng sản lượng chỉ xơ dừa và các sản phẩm từ chỉ xơ dừa đã xuất từ Ấn Độ ra thị trường toàn cầu là 957.045 tấn. Kim ngạch đạt 228.165 triệu rupi (tương đương 352,6 triệu USD). Doanh thu từ xuất khẩu tăng 20% ​​so với năm trước với  trị giá 293,9 triệu USD. Doanh thu có thể vẫn được cải thiện do nhu cầu ngày càng tăng của các nước nhập khẩu như Trung Quốc và Mỹ đối với chỉ xơ dừa và các sản phẩm từ chỉ xơ dừa của Ấn Độ.

Trong khi nhu cầu thế giới cho thấy một sự tăng trưởng tích cực, xu hướng đảo ngược giá của chỉ xơ dừa đã được tiết lộ trong nửa cuối năm 2017. Sau khi trải qua một xu hướng giảm từ năm 2016 đến nửa đầu năm 2017, giá chỉ xơ dừa cho thấy xu hướng đảo chiều trong nửa cuối năm 2017. Tại Sri Lanka, giá trung bình của sợi xơ dừa thô bắt đầu tăng từ tháng 5 năm 2017 lên 119 USD / tấn và đạt mức 190 USD / tấn vào tháng 10 năm 2017. Trong khi giá chỉ xơ dừa ở Indonesia bắt đầu phục hồi vào tháng 8 năm 2017 với 238 USD/ tấn và đạt mức 315 USD / tấn vào tháng 10 năm 2017.

Biểu đồ. Giá bình quân hàng tháng của Chỉ xơ dừa giai đoạn 01/2013-10/2017 (Đơn vị tính: USD/tấn)

Bến Tre: Bản tin giá dừa từ ngày 18 đến ngày 24/11/2017

 

Trong tuần, giá dừa khô trái (dừa công nghiệp) được các doanh nghiệp mua vào: Dừa khô loại I, có giá từ 90.000 đến 100.000 đồng/chục/12 trái (Tùy theo từng vùng). Dừa khô mua xô, có giá từ 65.000 - 85.000 đồng/chục/12 trái. (Tùy theo từng vùng và tùy dừa lớn hay nhỏ).

Dừa uống nước các loại được các doanh nghiệp mua vào (mua xô): có giá từ 40.000 - 45.000 đồng/chục/12 trái, dừa Xiêm xanh giá 50.000 - 55.000 đồng/chục, dừa Dứa 10.000 - 11.000 đồng/trái.

Giá cơm dừa trắng trong tuần tại các nhà máy mua vào giá từ 18.000 đến 19.000 đồng/kg, ổn định so với tuần trước

Giá dừa cây giống: Dừa ta/dâu giá từ 32.000 - 45.000 đồng/cây; Dừa Xiêm lục giá từ 32.000 - 42.000 đồng/cây; Dừa Xiêm xanh/ Xiêm đỏ/ Xiêm lửa 32.000 - 42.000 đồng/cây; Dừa dây (dừa ẻo xanh) giá 30.000 - 40.000 đồng/cây.

 

Giá dừa trong tuần theo từng vùng, như sau:

 

Đơn vị

Đơn vị tính

Giá mua

tại vựa/nhà máy

(Loại 1)

Giá mua

tại vựa/

nhà máy

(Mua xô)

CƠM DỪA

 

 

 

Cơm dừa khô trắng

(Giá mua tại nhà máy)

đồng/kg

19.000

18.000

DỪA TRÁI

 

 

 

Dừa uống nước các loại

đồng/chục

40.000 - 45.000

30.000 - 35.000

Dừa Xiêm xanh

đồng/chục

50.000 - 55.000

40.000 - 45.000

Dừa Dứa

đồng/trái

10.000 - 11.000

8.000 - 9.000

Dừa khô:

 

 

 

 

- Khu vực huyện Giồng Trôm

đồng/chục

100.000

80.000 -90.000

- Khu vực huyện Mỏ Cày Nam

đồng/chục

90.000

80.000 -85.000

- Khu vực huyện Mỏ Cày Bắc

đồng/chục

90.000

80.000 -85.000

- Khu vực huyện Châu Thành

đồng/chục

 

75.000-80.000

- Khu vực huyện Bình Đại

đồng/chục

 

65.000-75.000

 

 

Nghịch lý ngành dừa: Được giá, nông dân vẫn không giàu

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có khoảng 130.000ha dừa, chiếm hơn 78% diện tích dừa của cả nước. Theo ước tính, cây dừa mang lại nguồn thu nhập cho hơn 1,9 triệu hộ nông dân ở ĐBSCL, nhưng nghịch lý là rất ít hộ làm giàu từ cây dừa bởi giá trị mang lại chưa cao.

 

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững ngành dừa đang là vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay.

Giá dừa ở mức cao

Nhiều ngày qua, giá dừa khô ở ĐBSCL được thương lái và doanh nghiệp thu mua từ 120.000 - 150.000 đồng/12 trái, loại 1; từ 90.000 - 100.000 đồng/12 trái, loại 2… Đây là mức giá tương đối cao, đảm bảo cho người trồng dừa có lãi. Ông Hồ Ngọc Tha, ở xã Tân Thanh, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) cho biết: “Gia đình tôi có 5 công ruộng và 70 gốc dừa. Do ảnh hưởng hạn mặn nên thời gian qua canh tác lúa cho thu nhập chẳng bao nhiêu, cũng nhờ vườn dừa được giá nên hàng tháng có tiền chi tiêu”. Bà Nguyễn Thị Xinh, canh tác 3 công dừa ở ấp Phú Hưng, xã Phú Thuận, huyện Bình Đại (Bến Tre) bộc bạch: “Cây dừa gắn bó với gia đình tôi hơn 30 năm nay, có lúc dừa rớt giá chẳng có nguồn thu nhưng tôi vẫn giữ bởi cây dừa thân thương, gần gũi. Nay giá dừa tăng, nông dân có lời. Tuy nhiên, do ảnh hưởng hạn mặn của năm 2016 khiến vườn dừa suy kiệt, giờ đang phục hồi nên sản lượng trái chưa như mong muốn; giá dừa cao nhưng nông dân không có nhiều dừa để bán”.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông (NN-PTNT) tỉnh Bến Tre, sau thời gian giá cả bấp bênh, từ năm 2013 đến nay, giá dừa ổn định ở mức cao, bình quân khoảng 7.000 đồng/trái. Trước đây, một số hộ dân phá bỏ vườn dừa hoặc thiếu chăm sóc, nay đã trồng thêm và đầu tư hơn cho cây dừa. Thống kê cho thấy, toàn tỉnh Bến Tre có 163.000 hộ trồng dừa, với diện tích bình quân là 0,4ha/hộ. Đa phần nông dân có kinh nghiệm, cộng với đất đai thổ nhưỡng phù hợp nên cho năng suất và chất lượng cao. Tuy nhiên, do diện tích canh tác bình quân của từng hộ quá ít, lại sản xuất manh mún, nhỏ lẻ… nên dù giá dừa cao nhưng thu nhập không nhiều và chưa thể làm giàu được từ cây dừa. Ngoài ra, việc thiếu nhân công lao động, giao thông nông thôn bị trở ngại, dẫn tới việc vận chuyển hàng hóa qua nhiều trung gian, tốn thêm chi phí; đồng thời khó tổ chức liên kết sản xuất… 

Sở Công thương tỉnh Bến Tre cho biết, thu nhập bình quân của hộ trồng dừa ở Bến Tre đạt khoảng 60-68 triệu đồng/ha/năm; nếu so sánh cùng diện tích trên, nông dân trồng bưởi da xanh có thu nhập tới 600-700 triệu đồng/ha/năm; thanh long thu nhập khoảng 500 triệu đồng/ha/năm; chôm chôm 350-400 triệu đồng/ha/năm… Như vậy, hiệu quả của cây dừa vẫn còn quá khiêm tốn. Chính điều này mà dân trồng dừa ở Bến Tre và các tỉnh khác chưa thể giàu lên từ cây dừa; thậm chí trồng dừa nhưng phải sống bằng nhiều nghề khác…

Xen canh để tăng giá trị

Là địa phương có diện tích dừa đứng đầu khu vực ĐBSCL cũng như cả nước, Bến Tre (với 70.127ha dừa, sản lượng 600 triệu trái/năm) luôn quan tâm phát triển ngành dừa. Thời gian qua, Bến Tre triển khai rất nhiều chương trình, dự án, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, đầu tư công nghệ, đổi mới sản xuất… nhằm nâng cao giá trị cho ngành dừa. Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Võ Thành Hạo cho rằng: “Dừa là cây truyền thống gắn liền với Bến Tre, đồng thời còn là cây chịu mặn nên không thể bỏ được. Bên cạnh đó, với hơn 70.127ha dừa của tỉnh sẽ còn là lá phổi xanh cho địa phương và khu vực. Song, điều trăn trở là nông dân trồng dừa còn khó khăn, thu nhập chưa cao, bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là vấn đề mà các ngành chức năng cần tháo gỡ, thay đổi mô hình canh tác, quản lý, liên kết, đầu tư mạnh hơn để tăng thu cho người trồng dừa”.

Các nhà chuyên môn nhận định, trong điều kiện biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn ngày càng phức tạp, cây dừa sẽ có những lợi thế nhất định. Tuy nhiên, lợi nhuận của người trồng dừa quá thấp thì liệu cây dừa có phát triển hay sẽ giảm diện tích. Ông Nguyễn Trung Chương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dừa Bến Tre cho biết: “Để tăng thu nhập cho người trồng dừa cần áp dụng mô hình trồng xen, nuôi xen các loại cây, con khác trong vườn dừa. Cụ thể, trồng xen ca cao, kiểng lá, cây có múi, nuôi ong lấy mật, nuôi gà thả vườn, nuôi tôm càng xanh dưới mương vườn dừa…”. Trước đây, Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre hỗ trợ người dân thí điểm mô hình nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa với diện tích 20ha. Qua thực hiện, năng suất tôm nuôi xen canh đạt từ 250-300kg/ha, góp phần tăng thu nhập cho nông dân trồng dừa. Hiện nay, mô hình này được nhân rộng hơn 500ha ở các xã Thới Thạnh, Tân Phong (huyện Thạnh Phú); Phước Hiệp, Định Thủy, An Thạnh (huyện Mỏ Cày Nam); Thuận Điền, Lương Phú (huyện Giồng Trôm)…

Song song với việc trồng, nuôi xen, vấn đề đẩy mạnh chế biến, xuất khẩu các sản phẩm từ dừa là yếu tố quyết định để nâng giá trị ngành dừa. Theo Sở Công thương tỉnh Bến Tre, sau thời gian đầu tư phát triển, đến nay ở tỉnh đã có hơn 200 sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn tăng cường các sản phẩm chế biến, như cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, nước dừa đóng hộp, bột sữa dừa, dầu dừa nguyên chất, mặt nạ từ thạch dừa, kẹo dừa, than hoạt tính… được xuất khẩu sang khoảng 84 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch đạt 150-170 triệu USD/năm. Ông Trần Văn Đức, Tổng Giám đốc Công ty CP đầu tư Dừa Bến Tre, khẳng định: “Nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại vào chế biến đã giúp ngành công nghiệp dừa Bến Tre tạo bước đột phá và dẫn đầu cả nước về chế biến dừa. Tuy nhiên, nếu so với thế giới và khu vực, công nghiệp chế biến dừa của ta còn non trẻ; trong đó chưa có nhiều doanh nghiệp mạnh, quy mô lớn… Vì vậy, để tăng cường cạnh tranh và hội nhập quốc tế, ngành công nghiệp dừa Bến Tre và cả nước cần đầu tư hơn nữa trên nhiều mặt. Đây là xu thế tất yếu để đáp ứng các tiêu chuẩn mà thị trường thế giới đòi hỏi”.

Lãnh đạo tỉnh Bến Tre lưu ý, chế biến dừa đã được xác định là hướng phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên ở tỉnh giai đoạn đến năm 2020, với mục tiêu tăng trưởng 12,4%/năm. Tới đây, tỉnh sẽ đầu tư mạnh hơn, toàn diện hơn; đồng thời tăng cường liên kết giữa nông dân trồng dừa với doanh nghiệp chế biến, nhằm tăng chuỗi giá trị cho cây dừa.

(Nguồn: http://sggpnews.org.vn)

Bộ Nông nghiệp tổ chức Ngày hội dừa tại Fiji

Bộ Nông nghiệp sẽ tổ chức Ngày hội dừa vào cuối năm nay để nhắc nhở người dân của đất nước này về tầm quan trọng của trái dừa cho nền kinh tế. Điều này được tiết lộ bởi Trợ lý Bộ trưởng, Viam Pillay tại buổi họp Hội nghị Cộng đồng dừa Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 53 tại Tarawa, Kiribati.

Pillay nói chính phủ Fiji vẫn khẳng định rằng ngành dừa sẽ vẫn tồn tại vì những tiến bộ đáng kể trong việc bổ sung giá trị trong dầu dừa nguyên chất, xà phòng, gel, bột, thủ công mỹ nghệ và nước dừa khiến dừa trở thành một mặt hàng có giá trị với cơ hội đầu tư khổng lồ. Ông cũng khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ cho nông dân và tất cả những người trong chuỗi cung ứng đảm bảo rằng tất cả mọi người sẽ được hưởng lợi từ hàng hóa cái mà có thể đóng góp tích cực cho nền kinh tế. Giám đốc điều hành của APCC, Uron Salum nói rằng dừa là một ngành công nghiệp tỷ đô cho hơn 25 quốc gia trên thế giới.

(Nguồn: http://www.fbc.com.fj)

Công ty dừa ở Malyasia tìm kiếm những chính sách thống nhất trong các quốc gia khối ASEAN.

Giám đốc điều hành của một công ty sản xuất dừa khá thành công tại Malaysia đã kêu gọi hợp lý hoá các chính sách và các nhiệm vụ của chính phủ trong các quốc gia khu vực Đông Nam Á (Asean) nhằm cho phép các doanh nghiệp phát triển. Richard Ling, 63 tuổi, người sáng lập Linaco Group, là một trong những nhà sản xuất dừa hàng đầu ở Châu Á và thế giới. Thành lập Linaco Group vào năm 1992 với anh chị em của mình, anh bắt đầu chế tạo bột dừa chất lượng cao tại một nhà máy ở Batu Pahat, Johor. Sau đó, Ông đã đưa ra thương hiệu Rasaku bột kem dừa với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế và Công nghiệp quốc tế Malaysia Rafidah Aziz. Công ty hiện đang điều hành bởi các con trai của ông, Giám đốc điều hành nhóm, Jimmy Ling, 38 tuổi, và Giám đốc điều hành Joe Ling, 36 tuổi, cung cấp nguồn dừa từ Indonesia.

Ngoài việc là nhà cung cấp các sản phẩm dừa có liên quan, công ty cũng đã mở rộng để có được thương hiệu Claypot về súp thảo dược dạng gói, và gia vị trộn sẵn. Công ty cũng tạo ra nước dừa uống liền với thương hiệu Cowa. Linaco đã trở thành công ty đầu tiên, không chỉ ở Malaysia mà còn ở Đông Nam Á, cung cấp nước dừa tự nhiên đóng gói tại chỗ sử dụng bao bì TetraPak Prisma Aseptic. Ông Joe Ling cho biết, việc hợp lý hóa các chính sách và nghĩa vụ của chính phủ Asean và các chính sách thương mại liên vùng của Asean phải được cách mạng hóa để giúp dễ dàng hơn cho các công ty kinh doanh trong khu vực. Công ty hiện nay xuất khẩu sang hơn 40 khu vực, bao gồm Châu Âu, Trung Đông, Hồng Kông, Trung Quốc và Úc. Ông Ling nói rằng công ty tiếp tục mở rộng, ông hy vọng rằng trong 5 năm tới, các quốc gia trong khối Asean sẽ có sự tăng trưởng tốt hơn thông qua đổi mới sản xuất và địa phương hóa các cơ sở sản xuất để phục vụ cho các thị trường mới nổi.

(Nguồn: http://www.nationmultimedia.com)

 

Tương lai hứa hẹn cho người trồng dừa ở Philippines

Ở Philippines, đặc biệt là 3,5 triệu nông dân trồng dừa đang đối mặt với một tương lai đầy hứa hẹn khi nhu cầu về các sản phẩm dừa, như dầu dừa nguyên chất (VCO) đang tăng nhanh.

Hiệp hội Dừa Hoa Kỳ (UCAP) đã đảm bảo với nông dân và các nhà sản xuất dầu dừa nguyên chất và các sản phẩm dừa chế biến khác về một thị trường khổng lồ, không chỉ ở đây mà còn ở các nhà sản xuất Châu Á Thái Bình Dương.

Chủ tịch UCAP Dean A. Lao Jr. trong một tuyên bố đã cho biết, đặc biệt, tại Hoa Kỳ tiếp tục có nhu cầu cao về dừa và những lợi ích về sức khoẻ của nó.

Mặc dù đã có thông tin sai lệch về dầu dừa, dường như phát sinh từ các sản phẩm cạnh tranh (dầu đậu nành), UCAP cho biết thị trường tiêu dùng Mỹ vẫn dành ưu ái để bảo vệ sản phẩm dừa. "Nước Mỹ vẫn yêu dừa của chúng tôi," ông Lao cho biết thêm.

Các nghiên cứu khoa học đã kết hợp chuỗi hàm lượng axit béo trung bình (MCFA) trong dầu dừa để giảm tỷ lệ bệnh tim mạch ở các quần thể nghiên cứu. MCFA cũng đã được công nhận rộng rãi như là thành phần chính trong chế độ ăn kiêng keto (còn gọi là chế độ ăn ketogenic, là một chế độ ăn rất ít carbohydrate, giàu chất béo và có nhiều điểm tương đồng với chế độ ăn low – carb. Chế độ ăn này sẽ cắt giảm tối đa lượng carbohydrate nạp vào cơ thể và sẽ thay thế bằng chất béo)

Dựa trên báo cáo của UCAP từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2017, xuất khẩu dừa đạt 1,132 tỷ đô la, gần gấp đôi sản lượng xuất khẩu của tất cả các sản phẩm trong cùng kỳ năm 2016 (636 triệu đô la).

Nhóm thương mại tư nhân và thương mại quốc doanh sẽ tiến hành nhiều chương trình để chứng thực cho các nhà chức trách về các bằng chứng khoa học từ lợi ích dinh dưỡng của dầu dừa.

Vì Philippines phát triển mạnh trong việc xuất khẩu dầu dừa nguyên chất và các sản phẩm dừa bán thành phẩm, Ông Lao cho biết Philippines thích hợp để đầu tư nghiên cứu sản phẩm.

Thái Lan đã dẫn đầu các nước Đông Nam Á trong công cuộc đổi mới sản phẩm dừa. Ông nói: "Người Thái đầu tư mạnh vào các sản phẩm tiêu dùng.

Trong tương lai, sứ mệnh kinh doanh về dừa của Philippines nên bao gồm các công ty hàng đầu như Franklin Baker, Celebes Coconut Corp., các liên doanh nông nghiệp ở Century Pacific, những nơi mà đã và đang đầu tư vào việc biết thị trường tiêu dùng muốn gì, và phát triển các sản phẩm đó.

Các đổi mới trong các sản phẩm dừa khác như là chăm sóc sắc đẹp, các sản phẩm tiêu dùng không chứa dầu mỏ, nước giải khát ít đường, các sản phẩm carbohydrate probiotic thấp, dừa đông lạnh nguyên trái, dừa dẻo, ngũ cốc làm từ dừa, dầu dừa nguyên chất ở dạng bơ để nấu hoặc nướng bánh, dầu dừa nấu ăn dạng chai xịt, và kem dừa.

Philippines dẫn đầu các nước trên thế giới như là một trong những nhà cung cấp dừa lớn nhất. Mỗi một phần của cây dừa là nguồn gốc của nhiều sản phẩm như dầu dừa nguyên chất phổ biến nhất và nước dừa với cơm dừa, dầu ăn, các sản phẩm dừa hữu cơ, bột dừa, các sản phẩm chăm sóc cá nhân như Laurin, cơm dừa sấy khô.

 (Nguồn: http://www.philstar.com)  

*                                                                                                                                                                                                                                    


        Giấy phép xuất bản số: 02 /GP-STTTT do Sở Thông tin Truyền thông Bến Tre cấp ngày 13 tháng 2 năm 2017.

*       Bản tin được in và chế bản tại Công ty Cổ phần In Bến Tre với số lượng 150 cuốn.

*       Nộp lưu chiểu bản tin cho Sở Thông tin và Truyền thông Bến Tre ngày 30/9/2017.

        Các thông tin khác của Bản tin xem tại website Sở Công Thương: www.congthuongbentre.gov.vn

(Mục: Thông tin về dừa)