• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Bản tin thế giới cây dừa 10/2017

Bản tin thế giới cây dừa 10/2017

(Cập nhật: 31/10/2017)

Giá cả thị trường dầu dừa và các sản phẩm dừa tuyển chọn

 

Giá dầu dừa giảm ở Philippines, Indonesia nhưng tăng ở Sri Lanka. Giá cơm dừa nạo sấy giảm ở IndonesiaPhilippines nhưng lại tăng cao ở Sri Lanka.

 

Cơm dừa: Giá cơm dừa ở Indonesia đạt 987 USD/tấn trong tháng 9/2017, cao hơn so với giá tháng trước 948 USD/tấn. Khi được so sánh với số liệu cùng kỳ năm trước thì giá cơm dừa trong tháng này tăng 96 USD.

Tại thị trường nội địa của Philippines ( Manila), giá cơm dừa giảm 40 USD/tấn so với giá tháng 8/2017, và tăng khoảng 31 USD/tấn so với giá tháng 9/2016 là 888 USD/tấn.

Dầu dừa: Tại Châu Âu, giá bình quân dầu dừa (CIF. Rotterdam) trong tháng 9/2017 giảm khoảng 73 USD/tấn, từ 1.604 USD/tấn (tháng 8/2017) xuống còn 1.531USD/tấn. Giá này thì thấp hơn 1% khi so sánh với giá của tháng 9/2016 là 1.547 USD/tấn.

Giá bình quân nội địa dầu dừa tại Philippines vào tháng 9/2017 đạt 1.582 USD/tấn, thấp hơn 20 USD so với giá tháng 8/2017 nhưng lại cao hơn 68 USD khi được so sánh với giá dầu dừa cùng kỳ năm trước là 1. 514USD/tấn.

Giá bình quân dầu dừa tại Indonesia trong tháng 9/2017 giảm 23 USD so với giá tháng trước, giảm từ 1.603 USD/tấn xuống còn 1.580 USD/tấn. Giá dầu dừa tháng này tăng khoảng 4.5% so với giá cùng kỳ năm 2016 là 1.512 USD/tấn.

 

Cám dừa: Tại thị trường Philippines trong tháng 9/2017, giá bình quân cám dừa đạt 163 USD/tấn, giảm 8 USD so với giá bình quân tháng trước và giảm 68 USD/ tấn so với cùng kỳ năm trước. Giá bình quân cám dừa tại Sri Lanka trong tháng 9/2017 tăng khoảng 8 USD so với tháng trước là 353 USD/tấn, và cao hơn so giá cùng kỳ năm trước 226 USD/tấn.

 

Cơm dừa nạo sấy: Giá bình quân cơm dừa nạo sấy (DC) FOB USA trong tháng 9/2017 đạt 2.505 USD/tấn, giảm 39 USD so với giá tháng trước nhưng tăng hơn 63 USD so với giá cùng kỳ năm trước. Ở Sri Lanka, giá cơm dừa nạo sấy nội địa tháng 9/2017 là 3.188 USD/tấn, tăng 5 USD so với giá tháng 8/2017. Trong khi đó, giá cơm dừa nạo sấy nội địa ở Philippines đạt 1.720 USD/tấn, giảm 70 USD so với giá tháng trước là 1.790 USD/tấn và tăng 250 USD so với giá cùng kỳ năm trước. Giá cơm dừa nạo sấy ở Indonesia trong tháng 9/2017 đạt 2.430USD/tấn, giảm khoảng 8 USD so với giá tháng trước nhưng tăng khoảng 362USD/tấn so với giá cùng kỳ năm trước.


Than gáo dừa: Tại Sri Lanka trong tháng 9/2017, giá bình quân than gáo dừa đạt 386 USD/tấn, tăng 26 USD/tấn so với giá tháng trước. Giá bình quân than gáo dừa tháng 9/2017 ở Indonesia khoảng 471 USD/tấn, tăng 91 USD/tấn so với giá cùng kỳ năm trước.

 

Chỉ xơ dừa: Giá chỉ xơ dừa nội địa tại Sri Lanka khoảng 189 USD/tấn đối với chỉ pha trộn và dao động trong khoảng 645 – 806 USD/tấn đối với chỉ xơ cứng. Giá chỉ xơ dừa làm nệm tại Indonesia trong tháng 9/2017 là 286 USD/tấn (giá chỉ xơ dừa của Indonesia trong tháng này cao hơn so với giá tháng trước).

Bảng giá các sản phẩm dừa và các loại dầu chọn lọc (USD/tấn)

 

Sản phẩm/quốc gia

9/2017

8/2017

9/2016

2017

(giá bình quân hàng năm)

Dừa tươi

Philippines (Nội địa. lột vỏ)

189

197

188

224

 

Cơm dừa

Philippines/Indonesia (CIF N.W. Châu Âu)

1.015

1.062

1.025

1.089

Philippines (Nội địa. Manila)

919

959

888

997

Indonesia (Nội địa. Java)

987

948

891

953

Sri Lanka (Nội địa. Colombo)

1.506

1.497

1.300

1.412

Dầu dừa

 Philippines/Indonesia (CIF. Rott.)

1.531

1.604

1.547

1.640

  Philippines (Nội địa)

1.582

1.602

1.514

1.625

  Indonesia (Nội địa)

1.580

1.603

1.512

1.626

  Sri Lanka (Nội địa)

2.492

2.480

1.890

2.456

 Cơm dừa nạo sấy

 Philippines FOB (US), bán ra

2.505

  2.544

2.442

2.552

  Philippines (Nội địa)

1.720

1.790

1.470

1.797

  Sri Lanka (Nội địa)

3.188

3.183

2.141

2.892

  Indonesia (Nội địa)

2.430

2.438

2.068

2.398

Cám dừa

  Philippines (Nội địa)

163

171

231

186

Sri Lanka (Nội địa)

361

353

226

306

Indonesia (Nội địa)

220

225

226

226

Than gáo dừa

Philippines (Nội địa), Visayas, Mua vào

464

456

340

410

Sri Lanka (Nội địa)

386

360

377

351

Indonesia (Nội địa, Java) Mua vào

471

465

380

458

Ấn Độ (Nội địa)

453

425

280

386

 Xơ dừa (thảm)

  Sri Lanka (Chỉ xơ dừa làm nệm/Chỉ xơ dừa cọng ngắn)

189

173

182

138

Sri Lanka ( chỉ xơ cứng đơn)

645

596

552

560

  Sri Lanka ( chỉ xơ cứng đôi)

806

782

759

751

Indonesia (chỉ thô)

286

238

280

257

Các loại dầu khác

 Dầu cơm cọ Malaysia/Indonesia (CIF Rott.)

1.348

1.165

1.437

1.248

Dầu Cọ, Malaysia

/Indonesia (CIF Rott.)

724

674

699

719

Dầu đậu nành, (FOB Châu Âu Ex mill)

883

855

833

837

 

Tỷ giá ngoại tệ ngày 30/9/2017           

1 USD = 50,95 Philippines hay 13,472 Rp Indonesia hay 65,29 Rs Ấn Độ hay 153,12 Rs Sri Lanka

1 Euro = 1,18 USD

  

Phân tích thị trường cơm dừa nạo sấy

Năm 2017, Philippines đã duy trì xu hướng gia tăng xuất khẩu cơm dừa nạo sấy từ năm ngoái. Con số chính thức của Cơ quan Thống kê Philippines cho biết, xuất khẩu cơm dừa nạo sấy từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2017 là 45.022 tấn, tăng 55,3% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng xuất khẩu thậm chí còn cao nhất kể từ năm 2015. Sau khi thiếu nguồn cung nguyên liệu thô do hiện tượng El Nino vào năm 2015 đã làm tình trạng xấu hơn do những đợt bão kéo dài liên tục, Sản lượng cơm dừa nạo sấy của Philippines đã có dấu hiệu hồi phục nhờ sản lượng dừa tăng trong lúc thời tiết tốt hơn. Điều này đã cho phép các nhà sản xuất cơm dừa nạo sấy ở Philipines đáp ứng được nhu cầu toàn cầu trên thị trường quốc tế. Mức chi phí cao của giá cơm dừa nạo sấy ở Sri Lanka cũng đã phần nào đưa cơm dừa nạo sấy của Philippines trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu. Trong thị trường quốc tế, Mỹ và Châu Âu vẫn là những thị trường chính của cơm dừa nạo sấy của Philippines, chiếm hơn 81% tổng lượng xuất khẩu. Mỹ là điểm đến chính của cơm dừa nạo sấy của Philippines tại Châu Mỹ, tiêu thụ 14.386 tấn hay 32% của tổng lượng xuất khẩu. Tại châu Âu, Hà Lan là thị trường chính tiêu thụ 11% số lượng cơm dừa nạo sấy của Philippines. Trong khi đó, từ các nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản là trong số các nước nhập khẩu lớn nhất lượng cơm dừa nạo sấy từ Philippines.

Giống như Philippines, sản lượng xuất khẩu của Indonesia tăng lên sau khi trải qua sự suy giảm trong ba năm trở lại đây. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2017, Thống kê của BPS-Indonesia đã ghi nhận lượng xuất khẩu cơm dừa nạo sấy của Indonesia trong thời gian này là 49.790 tấn. Cao hơn 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Mức độ xuất khẩu hầu như ngang bằng với khối lượng năm 2015 là 49.790. Sự gia tăng của nguồn cung nguyên liệu thô khi lượng sản xuất dừa phục hồi trở lại với mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác đã tạo ra một dấu hiệu tích cực cho các nhà chế biến cơm dừa nạo sấy ở Indonesia để đẩy mạnh xuất khẩu. Đáng lưu ý rằng sản lượng xuất khẩu cơm dừa nạo sấy từ Indonesia đã giảm từ 86.797 tấn trong năm 2014 xuống 85.715 tấn vào năm 2015 và lại giảm xuống 79.224 tấn trong năm 2016. Sự sụt giảm này chủ yếu do sự thiếu hụt nguyên liệu thô vì thời tiết không thuận lợi và sự cạnh tranh với các sản phẩm dừa khác.

Châu Á và Châu Âu vẫn là thị trường chính của cơm dừa nạo sấy ở Indonesia. 49,6% trong số 49.790 tấn dừa nạo sấy từ Indonesia đã được vận chuyển đến các nước châu Á. Singapore là thị trường chính của cơm dừa nạo sấy của Indonesia. Singapore đã tiêu thụ khoảng 29% của tổng lượng cơm dừa nạo sấy xuất khẩu từ Indonesia. Thái Lan, Malaysia, UAE và Trung Quốc là các nước nhập khẩu chính khác của Indonesia trong khu vực Châu Á. Châu Âu là thị trường lớn thứ hai của sản phẩm cơm dừa nạo sấy của Indonesia trong giai đoạn này. Tiêu thụ khoảng 34,1% lượng xuất khẩu cơm dừa nạo sấy của Indonesia. Đức, Nga, Ba Lan, Hà Lan, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ là những thị trường chính yếu. Thị trường thứ ba lớn nhất là Châu Mỹ. Thị phần cơm dừa nạo sấy của Indonesia tại đây chiếm 20%. Trong số các nước tại Châu Mỹ, Brazil được ghi nhận là nước nhập khẩu lớn nhất. Đất nước này đã nhập khẩu 4.646 tấn của cơm dừa nạo sấy của Indonesia, chiếm 5,3% trong tổng xuất khẩu.

Khác với PhilippinesIndonesia, sản lượng xuất khẩu cơm dừa nạo sấy từ Sri Lanka đang có xu hướng giảm vào đầu năm 2017. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2017, sản lượng xuất khẩu cơm dừa nạo sấy của Sri Lanka là 18.485 tấn, giảm 33,6% so với cùng kì năm trước. Giá sản phẩm cao hơn đã gây ra sự gia tăng về giá của các nguyên liệu đầu vào, gây ảnh hướng tiêu cực đến nguồn cung toàn cầu. Tuy nhiên, Sri Lanka vẫn là nước trọng điểm trong thị trường cơm dừa nạo sấy quốc tế. Sri Lanka có một sự gia tăng đều đặn, và là đối thủ cạnh tranh chính của Philippines Indonesia trong việc sản xuất cơm dừa nạo sấy. Trong năm 2016, sản lượng xuất khẩu cơm dừa nạo sấy từ Sri Lanka đã tăng đáng kể, khoảng 36% so với cùng kì nằm trước. Sri Lanka đã đạt được lợi thế cạnh tranh về giá trong thị trường toàn cầu trong thời gian.

Châu Âu và Trung Đông vẫn là thị trường chính tiêu thụ cơm dừa nạo sấy của Sri Lanka. Từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2017, các quốc gia ở Châu Âu và Trung Đông đã nhập khẩu lần lượt 6.513 tấn và 4.596 tấn cơm dừa nạo sấy từ Sri Lanka. Lượng nhập khẩu của hai nơi này chiếm hơn 60% tổng lượng xuất khẩu cơm dừa nạo sấy của Sri Lanka. Châu Mỹ dần dần trở thành một thị trường quan trọng tiêu thụ cơm dừa nạo sấy của Sri Lanka, với mức tiêu thụ 24% tổng lượng xuất khẩu của Sri Lanka trong cùng thời kì. Riêng Mỹ là quốc gia nhập khẩu chính với nhu cầu 3.071 tấn hay là 16,6% tổng lượng xuất khẩu.

Giá trị xuất khẩu cơm dừa nạo sấy hàng tháng, giai đoạn từ năm 2011-2017 ( Đơn vị tính: USD/tấn)

Bến Tre: Bản tin giá dừa từ ngày 14 đến ngày 20/10/2017

 

   Trong tuần, giá dừa khô trái (dừa công nghiệp) loại I dao động từ 120.000 đến 155.000 đồng/chục/12 trái, dừa loại II có giá từ 90.000 - 105.000 đồng/chục/12 trái (Tùy theo từng vùng và tùy dừa lớn hay nhỏ), ổn định so với tuần trước.

Dừa uống nước các loại (mua tại vườn) có giá từ 40.000 - 45.000 đồng/chục/12 trái, dừa Xiêm xanh giá 50.000 - 55.000 đồng/chục, giảm 5.000 đồng/chục so với tuần trước, dừa Dứa 10.000 - 11.000 đồng/trái.

Giá cơm dừa trắng trong tuần tại các nhà máy mua vào có giá từ 23.000 - 24.000 đồng/kg (tùy loại) ổn định so với tuần trước.

Giá dừa cây giống: Dừa ta/dâu giá từ 32.000 - 45.000 đồng/cây; Dừa Xiêm lục giá từ 32.000 - 42.000 đồng/cây; Dừa Xiêm xanh/ Xiêm đỏ/ Xiêm lửa 32.000 - 42.000 đồng/cây; Dừa dây (dừa ẻo xanh) giá 30.000 - 40.000 đồng/cây.

Giá dừa trong tuần theo từng vùng, như sau

 

Đơn vị

Đơn vị tính

Giá mua

tại vườn

Giá mua

tại vựa/

nhà máy

CƠM DỪA

 

 

 

Cơm dừa khô trắng

(Giá mua tại nhà máy)

đồng/kg

 

23.000 - 24.000

DỪA TRÁI

 

 

 

Dừa uống nước các loại

đồng/chục

40.000 - 45.000

50.000 - 55.000

Dừa Xiêm xanh

đồng/chục

50.000 - 55.000

60.000 - 65.000

Dừa Dứa

đồng/trái

10.000 - 11.000

12.000 - 13.000

Dừa khô:

 

 

 

 

- Khu vực huyện Giồng Trôm

đồng/chục

130.000 -145.000

145.000-155.000

- Khu vực huyện Mỏ Cày Nam

đồng/chục

130.000-145.000

145.000-155.000

- Khu vực huyện Mỏ Cày Bắc

đồng/chục

130.000-135.000

135.000-140.000

- Khu vực huyện Châu Thành

đồng/chục

130.000-135.000

135.000-140.000

- Khu vực huyện Bình Đại

đồng/chục

120.000-125.000

125.000-130.000

 

 

Indonesia thu được 899,47 triệu USD từ xuất khẩu dừa

Theo Bộ Nông nghiệp Indonesia, xuất khẩu dừa của nước này trong năm nay tính đến tháng 8 đã lên đến 899,47 triệu USD, trong khi đó đồng thời nhập khẩu hàng hóa trị giá 8,65 triệu USD.

Theo Suwandi, trưởng bộ phận trung tâm dữ liệu và hệ thống thông tin của Bộ Công Thương, trong một tuyên bố chính thức được công bố hôm thứ Năm, nước này có thặng dư 890,82 triệu USD từ thương mại dừa, tăng 20,67% so với 738,20 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.

Theo báo cáo của Trung tâm Thương mại Quốc tế, Suwandi cho biết theo bản đồ thương mại toàn cầu trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2016, Indonesia là nhà xuất khẩu dừa lớn nhất thế giới sau Philippines về dầu dừa và dừa khô.

Tuy nhiên, ông cũng tiết lộ rằng, về dừa bóc vỏ, Indonesia là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, đóng góp 59% tổng lượng xuất khẩu dừa.

Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2017, xuất khẩu dừa ở Indonesia bị chi phối bởi dầu dừa, đóng góp 63% tổng giá trị. Trong khi đó, xuất khẩu dừa khô và dẻo chiếm 19,87% tổng lượng xuất khẩu dừa.

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu dừa lớn nhất của Indonesia, đóng góp 19,87 % của tổng giá trị, tiếp theo là Trung Quốc ở mức 16,10 %, Hà Lan ở mức 11,75%, Thái Lan ở mức 10,16%, Malaysia 9,7% và Hàn Quốc là 7,26%.

(Theo: http://www.antaranews.com)

 

Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu thông qua việc trồng dừa

 

Tổ chức phi chính phủ Kai Ni Cola tiếp tục tạo ra nhận thức về những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tại làng Namatakula ở Nadroga.

 

Ông Samuela Kuridrani của Kai Ni Cola cho biết họ sẽ chính thức ra mắt tổ chức vào tháng tới. "Các bạn trẻ đã tiếp nhận Kai Ni Cola và mở rộng phạm vi để xem xét thích ứng biến đổi khí hậu, tăng cường lực lượng thanh niên và phát triển cộng đồng và chúng tôi đang trên đường để đăng ký như một tổ chức phi chính phủ trong làng", ông nói.

Một trong những người con của làng chơi cho đội bóng bầu dục Úc, Tevita Kuridrani, đã đến thăm và trồng dừa dọc theo bãi biển làng để giúp chống lại sự thay đổi khí hậu.

(Theo:http://www.fijitimes.com)

 

Các nhà xuất khẩu Philippines quảng bá các lợi ích từ dừa cho sức khỏe ở Hoa Kỳ

Sở Công Thương (DTI) và Tổ chức Xúc tiến thị trường xuất khẩu (EMB) Philippines đã hỗ trợ 17 cơ chế tương tác vùng cho các nhà xuất khẩu Philippine (Ripples), đăng ký cho các nhà xuất khẩu dừa Philippine tham gia vào Triển lãm diễu hành dừa Hoa Kỳ năm 2017. Chương trình được diễn ra từ ngày 6 đến ngày 22 tháng 9, đây là sự hợp tác giữa cơ quan chuyên ngành dừa Philippines và một số thành phố trọng điểm ở Mỹ. Nhóm các nhà xuất khẩu dừa, cùng với các quan chức chính của Hiệp hội Dừa Hoa Kỳ của Philippines (UCAP) và Hiệp hội các nhà sản xuất dầu dừa nguyên chất Philippines (VCOP) sẽ quảng bá dầu dừa và các sản phẩm làm từ dừa.

 

Các nhà xuất khẩu tham gia chương trình diễu hành gồm có Amazing Foods Corp., Chemrez Technologies Inc, Coco Plus, Coco Veda, Coconut Cures, Dignity, Eau de Coco, Công ty Franklin Baker của Philippines, Galo Organic and Naturals, Greenlife Coconut Products Philippines Inc, Hancole Corp, Marinduque Land Corp, Pasciolco Agri Ventures, Nuco / ProSource International Inc, Wellness Care International Inc, và Tongsan Industrial Development Corp. Trong số các nhà xuất khẩu, 11 đơn vị đã được đăng ký tham gia với tư cách nhà sản xuất không trưng bày trong Triển lãm các sản phẩm thiên nhiên khu vực phía Đông năm 2017 tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Baltimore ở Baltimore, Maryland, trong khi ba đơn vị khác gồm Franklin Baker, Eau de Coco và Dignity tham gia với tư cách là đơn vị triển lãm.

 

Các doanh nghiệp xuất khẩu dừa cũng tham gia vào Diễn đàn kỷ niệm 50 thành lập ASEAN được tổ chức bởi Ủy ban Thương mại ASEAN; các cuộc họp giữa các doanh nghiệp (B2B) được tổ chức bởi Trung tâm Đầu tư và Thương mại Philipines (PTIC) - Los Angeles; kiểm tra cửa hàng trong các lĩnh vực khác nhau; và các cuộc họp được sắp xếp bởi PTIC-Washington, DC, với Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Hiệp hội Thương mại hữu cơ, Hiệp hội Mỹ-Philippine, Foodshowcase USA, The USA Halal Chamber of Commerce và Đại diện của Registrar Corp. từ một vài cửa hàng đã xác nhận rằng những tư vấn tiêu cực về dầu dừa của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA) không có ảnh hưởng xấu đến việc bán các sản phẩm có liên quan đến dừa. Họ cũng khẳng định các sản phẩm dừa rất phổ biến và là một phần trong lối sống lành mạnh của khách hàng mặc dù đã có lời khuyên của AHA.

(Theo: Bản tin UCAP)

 

Hướng dẫn chế độ ăn uống kêu gọi cắt giảm lượng chất béo và carbohydrates - những chất làm tăng nguy cơ tử vong

Các phát hiện từ một nghiên cứu liên quan đến 135.000 người từ 18 nước cho thấy chế độ ăn giàu chất béo (khoảng 35% năng lượng - kể cả chất béo bão hòa và chưa bão hòa) tương ứng với nguy cơ tử vong thấp, tương phản với chế độ ăn nhiều carbohydrate (trên 60% năng lượng) sẽ làm tăng nguy cơ tử vong.

Tác giả chính là Tiến sĩ Mahshid Dehghan, nghiên cứu viên cao cấp tại Đại học McMasters ở Canada, cho biết nghiên cứu này đã đưa ra một cái nhìn rõ hơn về thực tế của người dân ở nhiều quốc gia và đưa ra một bức tranh rõ nét hơn về lượng tiêu thụ chất béo và carbohydrate của họ. Các phát hiện này cũng gợi ý cần xem xét lại các hướng dẫn chế độ ăn kiêng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất chế độ ăn ít chất béo (ít hơn 30% năng lượng) và hạn chế các axit béo bão hòa xuống dưới 10% lượng năng lượng ăn vào, bằng cách thay thế chúng với các axit béo chưa bão hòa.

Theo như nghiên cứu về dịch bệnh ở khu vực thành thị và nông thôn (Prospective Urban-Rural Epidemiology, viết tắt là PURE), theo dõi các thói quen ăn kiêng của 135.335 người, tuổi từ 35 đến 70, từ các nước trên thế giới từ tháng 1 năm 2003 đến tháng 3 năm 2013. Các quốc gia này bao gồm ba nước có thu nhập cao (Canada, Thụy Điển và Vương Quốc Arab), 11 nước có thu nhập trung bình (Argentina, Brazil, Chile, Trung Quốc, Colombia, Iran, Malaysia, chiếm lãnh thổ Palestine, Ba Lan, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ) và bốn quốc gia thu nhập thấp (Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Zimbabwe) .

Mỗi người tham gia đã cung cấp dữ liệu về tình trạng kinh tế xã hội, hành vi sống và lịch sử y tế, cũng như hoàn thành một bảng câu hỏi về các loại thực phẩm và thức uống mà họ tiêu dùng, tỷ lệ và tần suất. Các cuộc nghiên cứu đã được lên lịch trình trong 7 năm rưỡi giữa người được khảo sát và nhóm nghiên cứu để thu thập thêm dữ liệu về các tình trạng tim mạch (các cơn đau tim gây tử vong và không gây tử vong, đột quỵ and và suy tim) cũng như các trường hợp tử vong khác. Từ thông tin này, các nhà nghiên cứu đã có thể tính được tỷ lệ tình trạng tim mạch như đau tim, đột quỵ, suy tim, các biến cố tim mạch và tử vong.

(Theo bản tin UCAP) 

 

Những lợi ích làm đẹp từ dầu dừa

Dầu dừa được biết đến nhiều nhất vì tính dưỡng ẩm của nó. Theo các chuyên gia, dầu dừa phù hợp cho tất cả các loại da và tốt cho da khô, những vết đốm khô và vết thương.

Swati Kapoor, người đồng sáng lập SoulTree, Ragini Mehra, người sáng lập Beauty Source, và Aakriti Kochar, chuyên gia làm đẹp và trang điểm Oriflame Ấn Độ, đã nêu ra nhiều cách khác nhau để sử dụng dầu dừa cho việc làm đẹp.

- Dầu dừa có thể được sử dụng như là dung dịch tẩy trang nhẹ nhàng và mềm mại giúp loại bỏ tất cả các loại hình trang điểm bao gồm cả trang điểm với các sản phẩm chống thấm nước.

- Dầu dừa cũng được dùng trên  trên cơ thể cũng như mát xa và thư giãn. Với vai trò là dầu mát xa, điểm nổi bật nhất của nó là sự hydrat hóa và làm sáng da.

- Hầu hết các chất giữ ẩm có sẵn trên thị trường là nước hoặc những chất chiết xuất từ dầu mỏ, tuy nhiên, dầu dừa thì hoàn toàn tự nhiên và là một chất làm ẩm tốt hơn cho da. Dầu dừa có đặc tính đánh bóng và kích ứng vì vậy nó làm giảm mụn trứng cá, làm cho làn da bạn được điều hòa từ bên trong.

- Sử dụng dầu dừa thường xuyên bên dưới và xung quanh vùng mắt của bạn có thể ngăn ngừa các nếp nhăn và giảm bọng mắt và vòng tròn dưới mắt.

- Trộn mật ong và dầu dừa với tỷ lệ bằng nhau và dùng nó làm mặt nạ. Mặt nạ này sẽ giúp làm sạch mụn trứng cá và giữ cho làn da mềm mại và rực rỡ.

- Bạn có thể trộn đường thô với dầu dừa và sử dụng nó để tẩy tế bào chết trên da, đường hạt sẽ giúp tách các tế bào da chết và dầu dừa sẽ giúp dưỡng ẩm cho làn da.

- Thay vì tắm bằng các chất tạo bọt thơm hay bằng muối tắm, hãy thử sử dụng dầu dừa. Nước nóng sẽ làm tan chảy dầu, và bạn có đắm mình vào những công dụng dưỡng ẩm kì diệu của nó.

- Thấm một ít dầu dừa vào những vết cắt nhỏ, vết xước, và vết thâm tím. Dầu dừa cũng giúp bạn làm dịu những vùng này và tạo ra hàng rào chống lại bụi bẩn và vi khuẩn.

(Theo: http://indianewengland.com)



*       Giấy phép xuất bản số: 02 /GP-STTTT do Sở Thông tin Truyền thông Bến Tre cấp ngày 13 tháng 2 năm 2017.

*       Bản tin được in và chế bản tại Công ty Cổ phần In Bến Tre với số lượng 150 cuốn.

*       Nộp lưu chiểu bản tin cho Sở Thông tin và Truyền thông Bến Tre ngày 30/9/2017.

Các thông tin khác của Bản tin xem tại website Sở Công Thương: www.congthuongbentre.gov.vn