• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Bản tin thế giới cây dừa 09/2017

Bản tin thế giới cây dừa 09/2017

(Cập nhật: 09/10/2017)

            Giá cả thị trường dầu dừa và các sản phẩm dừa tuyển chọn

 

Giá dầu dừa giảm thấp ở Philippines, Indonesia Sri Lanka. Giá cơm dừa nạo sấy giảm thấp ở IndonesiaPhilippines nhưng lại tăng cao ở Sri Lanka.

Cơm dừa: Giá cơm dừa ở Indonesia đạt 948 USD/tấn trong tháng 8/2017, thấp hơn so với giá tháng trước 959 USD/tấn. Khi được so sánh với số liệu cùng kỳ năm trước thì giá cơm dừa trong tháng này tăng 147 USD.

Tại thị trường nội địa Philippines ( Manila), giá cơm dừa giảm 26 USD/tấn so với giá tháng 7/2017, và tăng khoảng 73 USD/tấn so với giá tháng 8/2016 là 886 USD/tấn.

Dầu dừa: Tại Châu Âu, giá bình quân dầu dừa (CIF. Rotterdam) trong tháng 8/2017 tăng khoảng 13 USD/tấn, tăng từ 1.591 USD/tấn (tháng 7/2017) lên 1.604 USD/tấn, và tăng khoảng 4,9% so với giá tháng 8/2016 là 1.529 USD/tấn.

Giá bình quân nội địa dầu dừa tại Philippines vào tháng 8/2017 đạt 1.602 USD/tấn, tăng 47 USD so với giá tháng 7/2017 và tăng 139 USD khi được so sánh với giá dầu dừa cùng kỳ năm trước 1.463 USD/tấn.

Giá bình quân dầu dừa tại Indonesia trong tháng 8/2017 tăng 30 USD so với giá tháng trước, tăng từ 1.573 USD/tấn xuống còn 1.603 USD/tấn. Giá dầu dừa tháng này tăng khoảng 8,1% so với giá cùng kỳ năm 2016 là 1.483 USD/tấn.

Cám dừa: Tại thị trường Philippines trong tháng 8/2017, giá bình quân cám dừa đạt 171 USD/tấn, giảm 14 USD/tấn so với giá bình quân tháng trước và giảm 77 USD so với cùng kỳ năm trước. Giá bình quân cám dừa tại Sri Lanka trong tháng 8/2017 tăng khoảng 27 USD so với tháng trước là 326 USD/tấn, và cao hơn so giá cùng kỳ năm trước 247 USD/tấn.

Cơm dừa nạo sấy: Giá bình quân cơm dừa nạo sấy (DC) FOB USA trong tháng 8/2017 đạt 2.544 USD/tấn, giảm 92 USD so với giá tháng trước nhưng tăng hơn 86 USD so với giá cùng kỳ năm trước. Ở Sri Lanka, giá cơm dừa nạo sấy nội địa tháng 8/2017 là 3.183 USD/tấn, tăng 243 USD so với giá tháng 7/2017. Trong khi đó, giá cơm dừa nạo sấy nội địa ở Philippines đạt 1.790 USD/tấn, giảm 149 USD so với giá tháng trước là 1.939 USD/tấn và tăng 322 USD so với giá cùng kỳ năm trước. Giá cơm dừa nạo sấy ở Indonesia trong tháng 8/2017 đạt 2.438 USD/tấn, giảm khoảng 09 USD so với giá tháng trước và tăng khoảng 358 USD/tấn so với giá cùng kỳ năm trước.

Than gáo dừa: Tại Sri Lanka trong tháng 8/2017, giá bình quân than gáo dừa đạt 418 USD/tấn (giá tháng này giảm 67 USD/tấn so với giá tháng trước). Giá bình quân than gáo dừa tháng 8/2017 ở Indonesia khoảng 465 USD/tấn, tăng 92 USD/tấn so với giá cùng kỳ năm trước.

Chỉ xơ dừa: Giá chỉ xơ dừa nội địa tại Sri Lanka khoảng 173 USD/tấn đối với chỉ pha trộn và dao động trong khoảng 596 – 782 USD/tấn đối với chỉ xơ cứng. Giá chỉ xơ dừa làm nệm tại Indonesia trong tháng 8/2017 là 238 USD/tấn (giá chỉ xơ dừa của Indonesia trong tháng này cao hơn so với giá tháng trước).

Bảng giá các sản phẩm dừa và các loại dầu chọn lọc (USD/tấn)

 

Sản phẩm/quốc gia

7/2017

6/2017

7/2016

2016

(giá bình quân hàng năm)

Dừa tươi

Philippines (Nội địa. lột vỏ)

206

224

199

233

 

Cơm dừa

Philippines/Indonesia (CIF N.W. Châu Âu)

1.509

1.119

988

1.103

Philippines (Nội địa. Manila)

985

1.048

937

1.013

Indonesia (Nội địa. Java)

959

1.014

818

949

Sri Lanka (Nội địa. Colombo)

1.426

1.443

1.203

1.386

Dầu dừa

 Philippines/Indonesia (CIF. Rott.)

1.585

1.697

1.507

1.659

  Philippines (Nội địa)

1.555

1.765

1.459

1.634

  Indonesia (Nội địa)

1.573

1.685

1.480

1.635

  Sri Lanka (Nội địa)

2.323

2.564

1.878

2.447

 Cơm dừa nạo sấy

 Philippines FOB (US), bán ra

2.636

2.655

2.481

2.560

  Philippines (Nội địa)

1.939

2.022

1.480

1.809

  Sri Lanka (Nội địa)

2.940

2.932

2.161

2.808

  Indonesia (Nội địa)

2.447

2.405

2.125

2.388

Cám dừa

  Philippines (Nội địa)

185

212

236

191

Sri Lanka (Nội địa)

326

320

256

291

Indonesia (Nội địa)

230

239

230

227

Than gáo dừa

Philippines (Nội địa), Visayas, Mua vào

430

428

341

395

Sri Lanka (Nội địa)

485

464

395

395

Indonesia (Nội địa, Java) Mua vào

470

468

369

455

Ấn Độ (Nội địa)

413

411

275

371

 Xơ dừa (thảm)

  Sri Lanka (Chỉ xơ dừa làm nệm/Chỉ xơ dừa cọng ngắn)

130

123

182

126

Sri Lanka ( chỉ xơ cứng đơn)

583

584

552

543

  Sri Lanka ( chỉ xơ cứng đôi)

777

779

758

739

Indonesia (chỉ thô)

236

236

248

255

Các loại dầu khác

 Dầu cơm cọ Malaysia/Indonesia (CIF Rott.)

999

1.029

1.277

1.245

Dầu Cọ, Malaysia

/Indonesia (CIF Rott.)

663

667

692

724

Dầu đậu nành, (FOB Châu Âu Ex mill)

834

827

810

828

 

Tỷ giá ngoại tệ ngày 31/7/2017           

1 USD = 50,49 Philippines hay 13,326 Rp Indonesia hay 64,15 Rs Ấn Độ hay 153,20 Rs Sri Lanka

1 Euro = 1,17 USD

 

Phân tích thị trường dầu dừa

 

      Nguồn cung dầu dừa trên toàn cầu đang có chiều hướng cải thiện sau khi sản lượng cơm dừa thiếu hụt trong một khoảng thời gian. Philippines, quốc gia xuất khẩu dầu dừa lớn nhất đã bắt đầu tăng lượng xuất khẩu dầu dừa sang các nước. Trong khi đó, Indonesia vẫn đang đấu tranh để tích lũy sản lượng cơm dừa phục vụ cho nhu cầu sản xuất dầu dừa trên cả nước. Từ tháng 01 – 5/2017, tổng lượng xuất khẩu dầu dừa từ hai nước này tăng hơn 29% so với cùng kỳ năm 2016. Sự tăng cao như thế là dấu hiệu khả quan đối với thị trường dầu dừa trên toàn cầu vì tình hình xuất khẩu dầu dừa liên tiếp tụt giảm trong vòng 03 năm qua. Trong năm 2016, sản lượng dầu dừa xuất khẩu trên thế giới giảm khoảng 17%, liên tiếp tụt giảm kể từ năm 2015. Lượng xuất khẩu dầu dừa trong năm 2014 giảm khoảng 4,9%.

Từ  tháng 01 – 5/2017, lượng xuất khẩu dầu dừa của Philippines đạt 413.529 tấn, tăng 86% so với lượng xuất khẩu cùng kỳ năm trước. Xu hướng xuất khẩu dầu dừa có chiều hướng đảo ngược từ Philippines sau khi thị trường dầu dừa bị trì trệ trong 03 năm qua. Lượng xuất khẩu bình quân dầu dừa từ Philippines trong 03 năm qua giảm khoảng 13% mỗi năm và lượng xuất khẩu dầu dừa của năm 2016 được ghi nhận đạt mức thấp nhất kể từ năm 1999. Châu Âu và Mỹ vẫn là hai thị trường nhập khẩu chính dầu dừa từ Philippines; thị trường nhập khẩu lớn tiếp theo là Nhật Bản. Châu Âu đã nhập khẩu hơn 60% trong tổng lượng dầu dừa xuất khẩu của Philippines, và khoảng 30,2% trong tổng lượng dầu dừa được xuất khẩu sang Mỹ, 4,3% sang Nhật Bản và 2,7% sang Trung Quốc. Xu hướng xuất khẩu dầu dừa được đảo ngược nhờ vào sản lượng cơm dừa đang dần được khôi phục và có chiều hướng tăng cao hơn. Điều kiện thời tiết thuận lợi kể từ cuối năm 2016 đã góp phần làm tăng sản lượng dừa trong cả nước.

Từ tháng 01 – 6/2017, Indonesia đã xuất khẩu 264.699 tấn dầu dừa sang thị trường toàn cầu, giảm 20% so với lượng xuất khẩu cùng kỳ năm trước. Do đó, các nhà sản xuất dầu dừa của Indonesia vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu. Mặc dù sản lượng dừa đang dần được cải thiện do điều kiện thời tiết tốt, tính cạnh tranh với các sản phẩm khác về nguồn nguyên liệu vẫn duy trì do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm khác tăng cao. Điều này cũng là một áp lực đối với sản lượng cơm dừa trên cả nước. Nếu tình hình hoạt động xuất khẩu dầu dừa không được cải thiện trong những tháng tới  thì Indonesia sẽ phải đối mặt với tình trạng tụt giảm trong 03 năm liên tiếp kể từ năm 2015 tới nay. Lượng xuất khẩu dầu của Indonesia trong năm 2015 giảm khoảng 1,6% và đến năm 2016 là 20,7%. Dầu dừa của Indonesia chủ yếu được xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc, Hà Lan, Malaysia và Hàn Quốc – đây được xem là những thị trường nhập khẩu truyền thống dầu dừa của Indonesia. Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất, chiếm 27% trong tổng lượng xuất khẩu dầu dừa của Indonesia. Trong khi đó, Trung Quốc là 19%, Hà Lan 17%, Malaysia 14% và Hàn Quốc 9%.

Do sản lượng sản xuất dầu dừa đang dần được cải thiện nên nhu cầu tiêu thụ dầu dừa trên toàn cầu cũng được dự kiến sẽ tăng cao trong năm 2017. Sản lượng nhập khẩu dầu dừa trên thế giới trong năm 2017 được dự kiến tăng nhẹ khoảng 2%. Điều đáng chú ý là sự thiếu hụt sản lượng vào năm 2016 sẽ hạn chế nhu cầu tiêu thụ trên toàn cầu. Nhu cầu tiêu thụ dầu dừa trên thị trường thế giới giảm từ 1,97 triệu tấn (năm 2015) xuống còn 1,61 triệu tấn (năm 2016). Trong khi đó vào cùng thời điểm nói trên, nhu cầu tiêu thụ dầu cơm cọ cũng giảm khoảng 5%, giảm từ 3,29 triệu tấn xuống 3,05 triệu tấn. Như vậy, tổng sản lượng nhập khẩu các loại dầu lauric giảm khoảng 11,4%, chỉ đạt 4,66 triệu tấn so với năm 2015 là 5,26 triệu tấn.

Thị trường dầu dừa có chiều hướng phát triển khả quan vào năm 2016 nhưng đến đầu năm 2017 thì phát triển chậm lại. Trong tháng 01/2017, giá dầu dừa đạt 1.815 USD/tấn và giảm xuống còn 1.580 USD/tấn vào tháng 4/2017 và duy trì mức giá 1.600 USD/tấn cho đến tháng 8/2017. Cùng thời điểm, giá dầu cơm cọ giảm từ 1.760 USD/tấn (trong tháng 01/2017) xuống còn 1.029 USD/tấn trong tháng 4/2017 và tiếp tục giảm xuống 584 USD/tấn trong tháng 7/2017. Trong tháng 8/2017, giá dầu dừa giảm còn 439 USD/tấn trong khi giá dầu cơm cọ tăng 1.165 USD/tấn. Áp lực về giá dầu dừa đang cho thấy sự hồi phục dần về sản lượng sản xuất cơm dừa, điều này cũng giúp giảm tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu dừa và cũng giúp nâng giá dầu dừa tăng cao hơn so với giá dầu cơm cọ.

Bảng tin giá dừa từ ngày 08/9/2017 đến ngày 14/9/2017

                Trong tuần, giá dừa trái trung bình trong tỉnh đao động từ 130.000 – 175.000 đồng/chục/12 trái (tùy theo từng vùng và tùy theo kích cỡ trái dừa), tăng khoảng 5.000 đồng/chục so với tuần trước tại các điểm thu mua thuộc khu vực Giồng Trôm và Mỏ Cày Nam.

Dừa uống nước ổn định hơn so với tuần trước. Hiện giá dừa uống nước các loại (mua tại vườn) có giá từ 40.000 – 50.000 đồng/chục/12 trái; dừa xiêm xanh được thương lái thu mua tại vườn với giá 70.000 – 80.000 đồng/chục; dừa dứa có giá từ 10.000 – 11.000 đồng/trái.

Giá cơm dừa trắng trong tuần tại các nhà máy mua vào có giá từ 25.000 – 27.000 đồng/kg (tùy loại), tương đối ổn định so với tuần trước.

                Giá dừa cây giống: dừa ta/dâu có giá từ 32.000 – 45.000 đồng/cây; dừa xiêm lục giá từ 32.000 – 42.000 đồng/cây; dừa xiêm xanh/xiêm đỏ/xiêm lửa có giá từ 32.000 – 42.000 đồng/cây; dừa dây (dừa ẻo xanh) giá 30.000  - 40.000 đồng/cây.

                * Giá dừa trong tuần theo từng vùng như sau:

Sản phẩm dừa

Đơn vị tính

Giá mua tại vườn

Giá mua tại vựa/nhà máy

1. CƠM DỪA

 

 

 

- Cơm dừa khô trắng (giá mua tại nhà máy)

đồng/kg

 

25.000 – 27.000

2. DỪA TRÁI

 

 

 

- Dừa uống nước các loại

đồng/chục

40.000 – 50.000

50.000 – 60.000

- Dừa xiêm xanh

đồng/chục

70.000 – 80.000

80.000 – 90.000

- Dừa dứa

đồng/trái

10.000 – 11.000

12.000 – 13.000

- Dừa khô:

+ Khu vực Huyện Giồng Trôm

+ Khu vực Huyện Mỏ Cày Bắc

+ Khu vực Huyện Mỏ Cày Nam

+ Khu vực Huyện Châu Thành

+ Khu vực Huyện Bình Đại

đồng/chục

 

150.000 – 160.000

 

130.000 – 140.000

 

150.000 – 160.000

 

130.000 – 135.000

 

130.000 – 135.000

 

 

160.000 – 175.000

 

140.000 – 150.000

 

160.000 – 175.000

 

135.000 – 140.000

 

135.000 – 140.000

 

Ngành dừa toàn cầu đang thiếu hụt nguồn cung trong khi nhu cầu tiêu thụ dừa ở Australia lại tăng cao – Giải pháp nào cho vấn đề này?

                Nhu cầu tiêu thụ dừa ở Australia đang bùng nổ nhưng số lượng cây dừa già lại đang ngày càng nhiều đã và đang đe dọa và làm sụt giảm nguồn cung dừa trên thế giới. Và các nhà nghiên cứu đề nghị miền bắc Australia nên cố gắng phát triển ngành dừa ở địa phương. Người Australia, giống như nhiều người dân ở phương tây, đang rất ưa chuộng dừa và các sản phẩm dừa.

                Từ lâu người Australia đã rất ưa chuộng những sợi dừa khô trong các món bánh ngọt của cư dân địa phương thì giờ đây nhiều người tiêu dùng có ý thức hơn về sức khỏe lại càng ưa chuộng các sản phẩm dừa có giá trị gia tăng cao như nước dừa và dầu dừa tinh khiết.

Những thị trường chính và mạnh trên toàn cầu cũng đang quan tâm đến các loại bánh snack, sữa và sữa chua được làm từ dừa, kem dừa, bột dừa, đường dừa; trong khi đó nhu cầu tiêu thụ cơm dừa nạo sấy truyền thống thì vẫn được duy trì. Một nhà phân tích thị trường cho biết: thị trường các sản phẩm dừa phát triển được như thế cho là do người tiêu dùng đang ngày càng nhận thấy rõ những lợi ích từ dừa mang lại cho sức khỏe. Nhiều thương hiệu cũng đang mở rộng tiêu thụ sản phẩm nước dừa, và thậm chí siêu thị lớn Coles cũng tung ra nhãn hiệu nước dừa riêng của mình. Nhà phân tích cho biết thêm “Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ dừa đang ngày càng tăng cao và dự báo Coles cũng đang xâm nhập vào thị trường đó.”

                Tất cả những trái dừa tươi và các sản phẩm dừa được bày bán tại Australia đều có nguồn gốc từ các nước sản xuất dừa trên thế giới, hoặc là được sản xuất tại địa phương từ những nguồn nguyên liệu thô được nhập khẩu.

                Cục Thống kê Australia cho biết: hiện Australia đang nhập khẩu nhiều dừa hơn trước. Trong năm vừa qua, Australia đã sử dụng khoảng 35 triệu đô để mua dầu dừa, con số này tăng gấp 03 lần so với thập kỷ qua. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu dừa tươi và dừa khô cũng đang ngày càng tăng cao.

Australia có thể trồng dừa ở miền bắc nước này nhưng sản lượng dừa trái không phải là cán cân thương mại và việc thu hoạch dừa trái từ những cây dừa kiểng ở các công viên, các cây dừa dọc bờ biển và trong vườn cũng bị hạn chế.

                Hầu hết dừa của thế giới được trồng ở nhiều nước như Indonesia, Philippines, Ấn Độ, Brazil, Sri Lanka, Việt Nam, Mexico, Thái Lan và Malaysia. Sản lượng sản xuất dừa cũng là nguồn thu nhập chính đối với các quốc gia Thái Bình Dương: Fiji, Samoa, Papua New Guinea, Vanuatu Kiribati.

                Philippines là nước sản xuất dầu dừa lớn nhất trên thế giới và hiện cũng đang bắt đầu sản xuất nước dừa. Theo Hiệp hội Dừa Châu Á Thái Bình Dương, cơ quan phụ trách hoạt động xúc tiến ngành dừa thì sản lượng xuất khẩu nước dừa từ Philippines đã tăng từ 647.000 lít trong năm 2008 lên 1,8 triệu lít vào năm 2010; và sau đó tiếp tục tăng lên 61 triệu lít vào năm 2015. Tuy nhiên, trong khi hoạt động kinh doành trong ngành dừa của Philippines đang bùng nổ thì quốc gia này, cũng giống như nhiều quốc gia sản xuất dừa khác, đang phải đối mặt với sự thiếu hụt sản lượng dừa nghiêm trọng vì số lượng cây dừa già đang ngày càng tăng cao và sản lượng trái cũng giảm sút dần.

                Giám đốc điều hành APCC Uron Salum cho biết: sau 60 năm thì hầu hết những cây dừa này đều đã qua giai đoạn sai trái và sản lượng đã dần sụt giảm hơn trước rất nhiều. Và ước tính thế giới cần trồng mới khoảng 1 tỷ cây dừa để duy trì sản lượng trái nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến và sản xuất các sản phẩm dừa. Hiện tại, ngành dừa đang đối mặt với hoàn cảnh khó khăn khi nhu cầu tiêu thụ thì đang tăng cao mà sản lượng dừa thì lại dần tụt giảm mà trong khoảng 20 – 30 năm qua nông dân lại không thực hiện trồng mới dừa.

                Tại Philippines, nông dân đang được khuyến khích trồng mới dừa; trong khi đó, Sri Lanka lại tung ra chiến lược trồng lại 6 triệu cây dừa mỗi năm để đảm bảo nguồn cung trong tương lai. Bên cạnh đó, chính phủ các nước Thái Bình Dương cũng đang ưu tiên hỗ trợ nông dân trồng mới nhiều cây dừa hơn. Nhưng mặc dù nỗ lực rất nhiều nhưng làn gió nỗ lực này vẫn đang bị dập tắt. Ông Uron Salum cho biết, nhiều nhà máy lớn được thành lập để chế biến hàng trăm nghìn trái dừa mỗi ngày nhưng hiện các nhà máy này chỉ hoạt động khoảng nửa công suất bởi vì không đủ nguyên liệu để sản xuất.

                Khi nhiều nước đang chạy đua với chiến lược trồng mới nhiều dừa hơn thì dường như nhiều giống dừa lai ghép mới đang được trồng phổ biến lại thiếu. Đó là lý do vì sao một hoạt động nghiên cứu ở Australia lại đóng một vai trò quan trọng đến thế. Các nhà khoa học của Trường Đại học Queensland đang phát triển công nghệ nhân bản nuôi cấy mô để sản xuất ra nhiều cây dừa non nhanh và rẻ hơn. Sự tiến bộ trong công nghệ nhân bản có tiềm năng sản xuất ra nhiều cây dừa cho trái nhanh hơn, và nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng tăng cao sẽ giúp hình thành nên một thị trường dừa mạnh và các sản phẩm dừa có giá trị gia tăng cũng sẽ đạt được mức giá tốt hơn. Thêm vào đó, sự phát triển của các thiết bị, máy móc mới, như robot leo dừa, cũng sẽ giúp giảm chi phí lao động thu hoạch và chế biến dừa.

                Theo một nhà phân tích thị trường thì với công nghệ tiên tiến này, bạn có thể trồng dừa trong khuôn viên vườn nhà bạn và trong vòng 03 năm bạn đã có thể thu hoạch trái. Và những sự thay đổi kỳ diệu sẽ xuất hiện. Trong 6 tháng qua, có 4 nhà sản xuất đã liên hệ với nhóm các nhà khoa học nghiên cứu công nghệ nhân bản nuôi cấy mô cây dừa bởi vì họ quan tâm đến việc trồng dừa ở miền bắc Australia để phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm dừa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dừa và sản phẩm dừa đang ngày càng tăng cao tại quốc gia này.

                Một nhà trồng dừa Australia đang xem xét đến việc trồng 150 ha dừa ở vùng lãnh thổ nước này. Bà cho hay: “Nếu bạn trồng 125 cây dừa trên 01 ha đất và bạn có thể thu hoạch được khoảng 200 trái dừa/1 cây. Như vậy, bạn có thể thu hoạch được 25.000 trái dừa/01 ha. Và nếu bạn bán dừa trái để uống nước thì bạn có thể kiếm được 2$ từ mỗi trái dừa; tức là bạn có thể kiếm được khoảng 50.000$/01 ha dừa.”

                Một nhà phân tích thị trường cho biết: Australia có rất nhiều thương hiệu sản phẩm đạt chất lượng và đang dần thu hút nhiều du khách đến với đất nước này và thật sự muốn thưởng thức những thương hiệu đó. Ông nghĩ rằng ngành công nghiệp dừa cũng nên được phát triển hơn ở vùng đất này. Và ông dự đoán rằng ngành dừa địa phương cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng Australia. Ông cho biết thêm: “Nhiều người dân Australia đang tranh cãi rằng những trái dừa tươi được nhập vào thị trường nước này thường không đạt được chất lượng tốt nhất và người tiêu dùng thường nhận thấy có nhiều trái dừa trên kệ siêu thị thường bị hư trước khi đến tay người tiêu dùng. Nếu dừa được trồng nhiều hơn bằng công nghệ tiên tiến và ngành dừa được phát triển mạnh hơn ở Australia thì người tiêu dùng nước này sẽ được thưởng thức nhiều trái dừa tươi ngon hơn với chất lượng tốt nhất. Giám đốc điều hành của APCC Uron Salum cũng nhìn thấy tiềm năng phát triển ngành dừa ở miền bắc Australia và dự báo rằng lượng tiêu thụ dừa ở nước này ắt hẳn sẽ tăng cao.

                “Nếu như quần thể dừa đạt năng suất cao ngày càng tăng cao trên thế giới thì chắc chắn rằng nhu cầu tiêu thụ dừa và các sản phẩm dừa cũng sẽ tăng cao.”


Giấy phép xuất bản số: 02 /GP-STTTT do Sở Thông tin Truyền thông Bến Tre cấp ngày 13 tháng 2 năm 2017.

Bản tin được in và chế bản tại Công ty Cổ phần In Bến Tre với số lượng 150 cuốn.

 Nộp lưu chiểu bản tin cho Sở Thông tin và Truyền thông Bến Tre ngày 30/9/2017.

Các thông tin khác của Bản tin xem tại website Sở Công Thương: www.congthuongbentre.gov.vn

(Mục: Thông tin về dừa)