• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Bản tin thế giới cây dừa 08/2017

Bản tin thế giới cây dừa 08/2017

(Cập nhật: 31/08/2017)

Giá cả thị trường dầu dừa và các sản phẩm dừa tuyển chọn

Giá dầu dừa giảm thấp ở Philippines, Indonesia Sri Lanka. Giá cơm dừa nạo sấy tăng cao ở IndonesiaSri Lanka nhưng lại giảm thấp ở Philippines.

 Cơm dừa: Giá cơm dừa ở Indonesia đạt 959 USD/tấn trong tháng 7/2017, thấp hơn so với giá tháng trước 1.014 USD/tấn. Khi được so sánh với số liệu cùng kỳ năm trước thì giá cơm dừa trong tháng này tăng 141 USD.

Tại thị trường nội địa Philippines ( Manila), giá cơm dừa giảm 63 USD/tấn so với giá tháng 6/2017, và tăng khoảng 48 USD/tấn so với giá tháng 7/2016 là 937 USD/tấn.

Dầu dừa: Tại Châu Âu, giá bình quân dầu dừa (CIF. Rotterdam) trong tháng 7/2017 giảm khoảng 112 USD/tấn, giảm từ 1.697 USD/tấn (tháng 6/2017) xuống còn 1.585 USD/tấn, và tăng khoảng 5,2% so với giá tháng 7/2016 là 1.507 USD/tấn.

Giá bình quân nội địa dầu dừa tại Philippines vào tháng 7/2017 đạt 1.555 USD/tấn, giảm 210 USD so với giá tháng 6/2017 và tăng 96 USD khi được so sánh với giá dầu dừa cùng kỳ năm trước 1.459 USD/tấn.

Giá bình quân dầu dừa tại Indonesia trong tháng 7/2017 giảm 112 USD so với giá tháng trước, giảm từ 1.685 USD/tấn xuống còn 1.573 USD/tấn. Giá dầu dừa tháng này tăng khoảng 6,3% so với giá cùng kỳ năm 2016 là 1.480 USD/tấn.

 

Cám dừa: Tại thị trường Philippines trong tháng 7/2017, giá bình quân cám dừa đạt 185 USD/tấn, giảm 27 USD/tấn so với giá bình quân tháng trước và giảm 51 USD so với cùng kỳ năm trước. Giá bình quân cám dừa tại Sri Lanka trong tháng 7/2017 tăng khoảng 06 USD so với tháng trước là 320 USD/tấn, và cao hơn so giá cùng kỳ năm trước 256 USD/tấn.

 

Cơm dừa nạo sấy: Giá bình quân cơm dừa nạo sấy (DC) FOB USA trong tháng 7/2017 đạt 2.636 USD/tấn, giảm 19 USD so với giá tháng trước nhưng tăng hơn 155 USD so với giá cùng kỳ năm trước. Ở Sri Lanka, giá cơm dừa nạo sấy nội địa tháng 7/2017 là 2.940 USD/tấn, tăng 8 USD so với giá tháng 6/2017. Trong khi đó, giá cơm dừa nạo sấy nội địa ở Philippines đạt 1.939 USD/tấn, giảm 83 USD so với giá tháng trước là 2.022 USD/tấn và tăng 459 USD so với giá cùng kỳ năm trước. Giá cơm dừa nạo sấy ở Indonesia trong tháng 7/2017 đạt 2.447 USD/tấn, tăng khoảng 42 USD so với giá tháng trước và tăng khoảng 322 USD/tấn so với giá cùng kỳ năm trước.

 

Than gáo dừa: Tại Sri Lanka trong tháng 7/2017, giá bình quân than gáo dừa đạt 485 USD/tấn (giá tháng này tăng 21 USD/tấn so với giá tháng trước). Giá bình quân than gáo dừa tháng 7/2017 ở Indonesia khoảng 470 USD/tấn, tăng 02 USD/tấn so với giá cùng kỳ năm trước.

 

Chỉ xơ dừa: Giá chỉ xơ dừa nội địa tại Sri Lanka khoảng 130 USD/tấn đối với chỉ pha trộn và dao động trong khoảng 583 – 777 USD/tấn đối với chỉ xơ cứng. Giá chỉ xơ dừa làm nệm tại Indonesia trong tháng 7/2017 là 236 USD/tấn (giá chỉ xơ dừa của Indonesia trong tháng này không đổi so với giá tháng trước).

Bảng giá các sản phẩm dừa và các loại dầu chọn lọc (USD/tấn)

 

Sản phẩm/quốc gia

7/2017

6/2017

7/2016

2016

(giá bình quân hàng năm)

Dừa tươi

Philippines (Nội địa. lột vỏ)

206

224

199

233

 

Cơm dừa

Philippines/Indonesia (CIF N.W. Châu Âu)

1.509

1.119

988

1.103

Philippines (Nội địa. Manila)

985

1.048

937

1.013

Indonesia (Nội địa. Java)

959

1.014

818

949

Sri Lanka (Nội địa. Colombo)

1.426

1.443

1.203

1.386

Dầu dừa

 Philippines/Indonesia (CIF. Rott.)

1.585

1.697

1.507

1.659

  Philippines (Nội địa)

1.555

1.765

1.459

1.634

  Indonesia (Nội địa)

1.573

1.685

1.480

1.635

  Sri Lanka (Nội địa)

2.323

2.564

1.878

2.447

 Cơm dừa nạo sấy

 Philippines FOB (US), bán ra

2.636

2.655

2.481

2.560

  Philippines (Nội địa)

1.939

2.022

1.480

1.809

  Sri Lanka (Nội địa)

2.940

2.932

2.161

2.808

  Indonesia (Nội địa)

2.447

2.405

2.125

2.388

Cám dừa

  Philippines (Nội địa)

185

212

236

191

Sri Lanka (Nội địa)

326

320

256

291

Indonesia (Nội địa)

230

239

230

227

Than gáo dừa

Philippines (Nội địa), Visayas, Mua vào

430

428

341

395

Sri Lanka (Nội địa)

485

464

395

395

Indonesia (Nội địa, Java) Mua vào

470

468

369

455

Ấn Độ (Nội địa)

413

411

275

371

 Xơ dừa (thảm)

  Sri Lanka (Chỉ xơ dừa làm nệm/Chỉ xơ dừa cọng ngắn)

130

123

182

126

Sri Lanka ( chỉ xơ cứng đơn)

583

584

552

543

  Sri Lanka ( chỉ xơ cứng đôi)

777

779

758

739

Indonesia (chỉ thô)

236

236

248

255

Các loại dầu khác

 Dầu cơm cọ Malaysia/Indonesia (CIF Rott.)

999

1.029

1.277

1.245

Dầu Cọ, Malaysia

/Indonesia (CIF Rott.)

663

667

692

724

Dầu đậu nành, (FOB Châu Âu Ex mill)

834

827

810

828

 

Tỷ giá ngoại tệ ngày 31/7/2017           

1 USD = 50,49 Philippines hay 13,326 Rp Indonesia hay 64,15 Rs Ấn Độ hay 153,20 Rs Sri Lanka

1 Euro = 1,17 USD

 

Phân tích thị trường than hoạt tính

 

      Từ tháng 01 – 6/2017, tổng lượng xuất khẩu than hoạt tính từ than gáo dừa của Sri Lanka tiếp tục tăng cao sau khi thị trường này có tín hiệu tăng trưởng khả quan trong vòng 05 năm qua. Trong giai đoạn trên, Sri Lanka xuất khẩu được 5.813 tấn than, tăng hơn 10% so với lượng xuất khẩu cùng kỳ năm trước là 5.298 tấn. Than hoạt tính được chế biến từ than gáo dừa của Sri Lanka được xuất khẩu sang 65 thị trường trên toàn thế giới; trong đó có hơn 32% sản lượng than được xuất sang Châu Âu; trong đó Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Estonia, Ý và Thụy Điển là những quốc gia nhập khẩu chính. Châu Mỹ nhập khẩu hơn 38% sản lượng than của Sri Lanka và Mỹ là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất, chiếm hơn 96% lượng than hoạt tính xuất khẩu của Sri Lanka. Đối với các nước Châu Á, Sri Lanka chủ yếu xuất khẩu than sang Trung Quốc và Nhật Bản, đạt 51,7% trong tổng lượng nhập khẩu trong khu vực.

Nhu cầu tiêu thụ than hoạt tính (AC) được làm từ than gáo dừa (CSC) của Ấn Độ, một trong các quốc gia sản xuất chính than hoạt tính cũng tăng cao. Từ tháng 4/2016 – 3/2017, Ấn Độ đã xuất khẩu 85.805 tấn than hoạt tính, kim ngạch đạt 121 triệu USD, đồng nghĩa với việc sản lượng xuất khẩu giai đoạn này tăng khoảng 19,7% so với giai đoạn trước. Trong khoảng thời gian trên, Ấn Độ xuất khẩu than hoạt tính sang nhiều thị trường từ Châu Phi đến Châu Mỹ; và có hơn 97 quốc gia đã nhập khẩu than hoạt tính từ Ấn Độ. Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất với 22.668 tấn. Những thị trường khác gồm Anh, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, Hà Lan, Sri Lanka, Đức và Ý cũng nhập khẩu than hoạt tính từ Ấn Độ, sản lượng nhập khẩu dao động từ 2.629 tấn đến 4.800 tấn. Điều đáng chú ý là từ tháng 4/2015 đến 3/2016, tổng lượng xuất khẩu than hoạt tính từ Ấn Độ đạt 71.673 tấn và được xuất sang hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.

 

Một quốc gia khác cũng xuất khẩu nhiều than hoạt tính là Philippines. Tổng lượng xuất khẩu than hoạt tính từ Philippines trong quý 1/2017 có chiều hướng tăng cao. Từ tháng 01 – 4/2017, Philippines đã xuất 23.858 tấn than hoạt tính sang thị trường quốc tế, tăng hơn 7,4% so với 22.221 tấn cùng kỳ năm trước. Đức, Mỹ và Nhật Bản là những thị trường nhập khẩu chính than hoạt tính từ Philippines, chiếm hơn 45% trong tổng lượng xuất khẩu than hoạt tính của Philippines.

Không giống với các quốc gia sản xuất than hoạt tính hàng đầu khác, lượng xuất khẩu than hoạt tính của Indonesia có dấu hiệu tụt giảm trong quý 1/2017. Từ tháng 01 – 5/2017, sản lượng xuất khẩu than hoạt tính từ quốc gia này đã giảm từ 9.209 tấn (năm 2016) xuống còn 8.479 tấn (năm 2017). Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng đầu than hoạt tính từ Indonesia với 2.298 tấn, chiếm 27%. Đài Loan, Sri Lanka và Trung Quốc cũng là những thị trường quan trọng nhập khẩu than hoạt tính của Indonesia. Kim ngạch xuất khẩu than hoạt tính của Indonesia trong giai đoạn trên đạt 12,5 triệu USD.

Nhìn chung, nhu cầu tiêu thụ than hoạt tính có xu hướng tăng cao trong thập kỷ qua. Nhu cầu nhập khẩu than hoạt tính trên toàn cầu trong năm 2006 đạt 0,55 triệu tấn và tăng lên 0,84 triệu tấn vào năm 2016, tăng khoảng 54%. Trong thập kỷ qua, sản lượng nhập khẩu than hoạt tính hàng năm tăng bình quân 4,9%. Mỹ và Nhật Bản là những thị trường nhập khẩu hàng đầu than hoạt tính trên toàn cầu, chiếm khoảng 19% than hoạt tính từ thị trường toàn cầu trong năm 2016.

Do nhu cầu tiêu thụ tăng cao nên ngành sản xuất than hoạt tính từ than gáo dừa gần đây đang phải đối mặt với một thách thức lớn trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khi nguồn than gáo dừa đang bị thiếu hụt. Sự thiếu hụt này sẽ ảnh hưởng đến giá sản phẩm. Giá than gáo dừa đang có chiều hướng tăng cao tại tất cả các quốc gia sản xuất than gồm Indonesia, Philippines, Sri Lanka và Ấn Độ. Trong tháng 1/2017, giá than gáo dừa tại Indonesia đạt 412 USD/tấn và tăng lên 470 USD/tấn trong tháng 7/2017. Trong khi đó, tại Philippines, giá than gáo dừa là 340 USD/tấn và tăng cao vào tháng 7/2017 với mức giá 430 USD/tấn. Nguyên nhân chính của việc giá than gáo dừa tăng cao là sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu thô do ảnh hưởng nghiêm trọng từ đợt hạn hán kéo dài trong những năm qua gây ảnh hưởng xấu đến sự cạnh tranh của than gáo dừa với các sản phẩm khác được làm từ gáo dừa. Ngoài ra, sản lượng xuất khẩu dừa nói chung tăng cao cũng góp phần làm thiếu hụt nguồn cung gáo dừa, đặc biệt là tại Indonesia.

Mặt khác, các nhà sản xuất than hoạt tính cũng phải mất một khoảng thời gian để thích ứng với sự tăng giá nguyên liệu thô. Điều này có thể được thể hiện rõ hơn khi xu hướng giá than hoạt tính vẫn tương đối ổn định. Giá than hoạt tính từ Indonesia tương đối ổn định trong quý 1/2017 và trong suốt năm 2016 thì xu hướng giá than hoạt tính từ quốc gia này vẫn tương đối ổn định. Giá xuất khẩu than hoạt tính từ Indonesia dao động từ 1.395 – 1.535 USD/tấn; giá bình quân sản phẩm này từ tháng 01 – 5/2017 đạt 1.473 USD/tấn. Trong khi đó, tại Sri Lanka, mặc dù có biến động nhưng nhìn chung giá xuất khẩu than hoạt tính vẫn dao động trong khoảng 1.800 – 2.100 USD/tấn trong quý 1/2017; giá bình quân đạt 1.935 USD/tấn.

Bảng tin giá dừa từ ngày 18/8/2017 đến ngày 24/8/2017

                Giá dừa khô trái trong tỉnh ổn định hơn so với tuần trước. Trong tuần, giá dừa trái trung bình trong tỉnh dao động từ 125.000 đồng đến 160.000 đồng/chục/12 trái (tùy theo từng vùng và tùy dừa lớn hay nhỏ), ổn định hơn so với tuần trước.

Dừa uống nước ổn định hơn so với tuần trước. Hiện giá mua dừa uống nước các loại tại vườn có giá từ 40.000 – 50.000 đồng/chục/12 trái; dừa xiêm xanh được thương lái thu mua tại vườn với giá 70.000 – 80.000 đồng/chục; dừa dứa 10.000 – 11.000 đồng/trái.

                Giá cơm dừa trắng trong tuần tại các nhà máy mua vào có giá từ 25.000 – 26.600 đồng/kg (tùy loại).

                Giá dừa cây giống: dừa ta/dâu có giá từ 32.000 – 45.000 đồng/cây; dừa xiêm lục giá từ 32.000 – 42.000 đồng/cây; dừa xiêm xanh/xiêm đỏ/xiêm lửa có giá từ 32.000 – 42.000 đồng/cây; dừa dây (dừa ẻo xanh) giá 30.000  - 40.000 đồng/cây.

                * Giá dừa trong tuần theo từng vùng như sau:

Sản phẩm dừa

Đơn vị tính

Giá mua tại vườn

Giá mua tại vựa/nhà máy

1. CƠM DỪA

 

 

 

- Cơm dừa khô trắng (giá mua tại nhà máy)

đồng/kg

 

25.000 – 26.600

2. DỪA TRÁI

 

 

 

- Dừa uống nước các loại

đồng/chục

40.000 – 50.000

50.000 – 60.000

- Dừa xiêm xanh

đồng/chục

70.000 – 80.000

80.000 – 90.000

- Dừa dứa

đồng/trái

10.000 – 11.000

12.000 – 13.000

- Dừa khô:

+ Khu vực Huyện Giồng Trôm

+ Khu vực Huyện Mỏ Cày Bắc

+ Khu vực Huyện Mỏ Cày Nam

+ Khu vực Huyện Châu Thành

+ Khu vực Huyện Bình Đại

đồng/chục

 

140.000 – 150.000

 

130.000 – 140.000

 

130.000 – 140.000

 

125.000 – 130.000

 

120.000 – 125.000

 

 

150.000 – 160.000

 

140.000 – 150.000

 

140.000 – 150.000

 

130.000 – 135.000

 

125.000 – 130.000

 

Tỷ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm của thị trường nước dừa đóng hộp tại Ấn Độ dự kiến tăng cao 17% vào khoảng năm 2022

                Tỷ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm của thị trường nước dừa đóng hộp tại Ấn Độ được dự kiến sẽ tăng cao hơn 17% về kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2017 – 2022 do người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe vì họ đang sống trong môi trường tất bật và căng thẳng và người tiêu dùng cũng quan tâm hơn đến các sản phẩm tốt cho sức khỏe để ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa. Hơn nữa, nhu cầu tiêu thụ nước dừa đóng hộp đang tăng cao có thể góp phần làm tăng nhận thức của người tiêu dùng về những lợi ích tốt cho sức khỏe của nước dừa, một loại đồ uống thiên nhiên và mang lại sức khỏe nhiều hơn so với các loại đồ uống giải khát khác. Tất cả những nhân tố được liệt kê trên sẽ góp phần phát triển thị trường nước dừa tại Ấn Độ trong 5 năm tới.

Theo dự kiến, tỷ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm của thị trường nước dừa đóng hộp tại Ấn Độ sẽ tăng cao, sự xuất hiện online của các nhà sản xuất nước dừa đóng hộp sẽ tăng cao, và các nhà sản xuất cũng sẽ tập trung vào nước dừa nhiều hơn so với việc tập trung vào các loại nước giải khát khác.

Nhiều giống dừa của Việt Nam đang được trồng phổ biến tại vùng Babuganj

                Theo lời của nhiều nông dân và các chuyên gia thì nhiều giống dừa của Việt Nam đang được trồng phổ biến và rộng khắp ở khu vực phía nam vùng Babuganj bởi vì vùng đất nơi đây rất thích hợp để trồng dừa và người trồng đều đạt được giá cao.

                Trong một chuyến tham quan đến trung tâm dừa của địa phương, phóng viên được biết có khoảng 40.000 giống dừa được phân phối đến nông dân trong vòng 01 năm qua và mỗi ngày con số này còn tăng cao hơn nữa.

Faruk Sarder, một nông dân sống ở vùng Chouhutkathi cho biết: ông đã mua 500 giống dừa của Việt Nam vào năm trước và hiện đã trồng hết tất cả số giống dừa đó. Sau ba năm, ông ấy thu hoạch ít nhất 200 – 250 trái dừa từ mỗi cây dừa.

                Một nông dân ở vùng Babuganj, Mainul Shikder cho hay: những giống dừa ở địa phương ông phải mất nhiều thời gian mới cho trái, nhưng giống dừa Việt Nam chỉ mất 03 năm là có thể thu hoạch với lượng lớn trái dừa từ mỗi cây.

                “Giống dừa được trồng nhiều ở khu vực chủ yếu là dừa xiêm lục và dừa xiêm xanh của Việt Nam”, Phó giám đốc Trung tâm dừa tại địa phương Swapan Kumar Halder thông tin thêm, “Chúng tôi đang giới thiệu giống dừa Việt Nam như dừa xiêm lục và dừa xiêm xanh bởi vì hai giống dừa này cho trái sớm và sai. Người nông dân sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn từ việc giống hai giống dừa này và sản lượng trái cũng tăng gấp 03 lần tại khu vực này. Điều kiện đất ở đây rất thích hợp trồng dừa bởi vì nó phát triển nhanh trong vùng nước ngập mặn. Tại đây, giống dừa của Việt Nam được trồng trên 1.000 diện tích đất.”

 

Thông tin cần biết

Sự kết hợp giữa MCT và Vitamin D tốt cho chức năng nhận thức của người lớn tuổi

                Một nghiên cứu mới vừa chứng minh sản phẩm bổ sung với sự kết hợp giữa triglycerides chuỗi vừa (MCT), axít amino giàu L-leucine và vitamin D3 có thể giúp tăng cường chức năng nhận thức cho người lớn tuổi.

                Nghiên cứu này được thực hiện trong 3 tháng và chức năng nhận thức của người lớn cũng đã được cải thiện rất nhiều thể hiện rõ ở cả bài kiểm tra nhỏ về nhận thức và Thang đánh giá trạng thái tinh thần của người lớn tuổi. Nghiên cứu này được thực hiện đối với 38 người lớn tuổi đang được nuôi dưỡng tại nhà ở độ tuổi 87. Những người này được đánh dấu ngẫu nhiên từ nhóm 1 đến nhóm 3: Nhóm 1 không được dùng sản phẩm bổ sungvà hoạt động theo sự hướng dẫn; Nhóm 2 được cho dùng 1,2g L-leucine và 20 mgr vitamin D3 cùng với 6g MCT; và Nhóm 3 được cho dùng một sản phẩm tương tự nhưng với 6g triglycerides chuỗi dài (LCT) thay vì dùng MCT.

                Kết quả sau 3 tháng thực hiện cho thấy, nhận thức của nhóm người được dùng sản phẩm bổ sung có chứa MCT (nhóm 2) tăng khoảng 11% trong khi nhóm người được dùng LCT (nhóm 3) không có chuyển biến gì về nhận thức và nhận thức của người nhóm người còn lại (nhóm 1) thì giảm khoảng 8%. Thêm vào đó, theo kết quả đánh giá trên thang đánh giá nhận thức của người lớn tuổi thì nhận thức của những người nhóm 2 tăng khoảng 31%; nhóm 3 là 11% và nhóm 1 là 26%.

                Theo các nhà nghiên cứu, việc sản xuất các axít béo chuỗi vừa từ MCT đã giúp cho hoạt động sản xuất xe-ton tăng nhanh (xe-ton là chất được truyền tải đến não và được sử dụng như một nguồn năng lượng và để tổng hợp phot-pho-li-pit). Trong khi đó, ngay bản thân MCFA cũng trực tiếp kích thích tế bào não.

Những lợi ích tốt cho sức khỏe đầy ấn tượng từ dầu dừa

                Tại Ấn Độ, dầu dừa đag ngày càng được quan tâm ở Ayurveda và đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ qua vì những lợi ích tốt cho sức khỏe đầy ấn tượng từ dầu dừa. Dầu dừa là một trong những loại dầu tốt nhất có thể được dùng cho trẻ sơ sinh, dùng để nấu ăn , chăm sóc da và nhiều công dụng tuyệt vời khác. Chúng ta hãy cùng khám phá một vài lợi ích của dầu dừa sau đây:

                1) Chăm sóc da: Dầu dừa là một chất giữ ẩm tuyệt vời và được sử dụng rộng khắp, đặc biệt là đối với các bạn có làn da khô. Dầu dừa còn được sử dụng để điều trị một số bệnh về da như bệnh vẩy nến, viêm da,… Theo nghiên cứu, dầu dừa có thể giúp ngăn chặn khoảng 20% sự tấn công từ tia cực tím gây nguy hịa cho da và đây được xem như một loại dầu chống nắng thiên nhiên tốt cho da bạn. Dầu dừa giúp loại bỏ nếp nhăn và các vấn đề khác về da do lão hóa gây ra và được sử dụng như một thành phần cơ bản trong các sản phẩm dưỡng thể như xà phòng, kem và mỹ phẩm.

Chăm sóc tóc: dầu dừa có thể được sử dụng như một loại dầu gội đầu và dưỡng tóc. Dầu dừa có thể được xem là một phương pháp tốt nhất để trị gàu và các vấn đề về tóc khô. Hãy thoa và xoa nhẹ dầu dừa lên da đầu ít nhất trong 02 phút và hãy làm đều đặn thì bạn sẽ nhận được một kết quả tốt nhất với một mái tóc bóng mượt và sạch gàu.

                3) Chăm sóc răng miệng: Dầu dừa giúp hấp thụ canxi cho cơ thể. Bởi vì canxi là thành phần chính của răng, dầu dừa giúp răng phát triển khỏe hơn. Mỗi ngày, chúng ta có thể súc miệng bằng dầu dừa trong vòng từ 15 – 20 phút và dầu dừa sẽ giúp loại bỏ các mảng bám trong răng, ngăn ngừa chảy máu răng và sâu răng.

                4) Tốt cho tim: dầu dừa giúp chuyển hóa cholesterol xấu (LDL) thành cholesterol tốt (HDL). Dầu dừa giàu chất béo bão hòa tốt cho cơ thể và tăng cường sức khỏe cho tim bởi vì dầu dừa giúp ngăn ngừa bệnh cao huyết áp và cholesterol tăng cao.

                5) Tốt cho chức năng não: Dầu dừa chứa axít béo chuỗi vừa (MCFA) có thể được hấp thụ dễ dàng qua gan và có thể được chuyển hóa nhanh. Các axít này có thể được chuyển hóa thành xe-ton, đây là một nguồn năng lượng rất quan trọng cho não và có tác dụng hiệu quả đối với những người phải chịu đựng căn bệnh mất trí nhớ - được gọi là bệnh Alzheimer’s,…

                6) Tốt cho hệ tiêu hóa: Dầu dừa giúp tiêu hủy các loại hại khuẩn và nấm.  Dầu dừa giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và kích thích tốt cho hệ tiêu hóa của cơ thể.

                7) Tốt cho hệ miễn dịch: Dầu dừa có nhiều đặc tính kháng trùng, kháng nấm, kháng khuẩn và kháng vi rút do dầu dừa có chứa axít lauric, axít capric và axít myristic. Vì thế, dầu dừa giúp chống lại nhiều loại bệnh khác nhau do vi sinh vật gây ra như vi khuẩn, vi rút, nấm,…Và dầu dừa giúp cải thiện tốt hệ miễn dịch cho cơ thể của bạn.

*       Giấy phép xuất bản số: 02 /GP-STTTT do Sở Thông tin Truyền thông Bến Tre cấp ngày 13 tháng 2 năm 2017.

*       Bản tin được in và chế bản tại Công ty Cổ phần In Bến Tre với số lượng 150 cuốn.

*       Nộp lưu chiểu bản tin cho Sở Thông tin và Truyền thông Bến Tre ngày 31/8/2017.

Các thông tin khác của Bản tin xem tại website Sở Công Thương: www.congthuongbentre.gov.vn

(Mục: Thông tin về dừa)