• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Bản tin dự báo thị trường tháng 07/2017

Bản tin dự báo thị trường tháng 07/2017

(Cập nhật: 27/07/2017)


Giá cả thị trường dầu dừa và các sản phẩm dừa tuyển chọn

 

Giá dầu dừa tăng cao ở  PhilippinesIndonesia và  Sri Lanka. Giá cơm dừa nạo sấy tăng cao ở  Philippines và  Indonesia nhưng lại giảm thấp ở  Sri Lanka

Cơm dừa: Giá cơm dừa ở  Indonesia đạt 1.014 USD/tấn trong tháng 6/2017, tăng cao so với giá tháng trước 904 USD/tấn. Khi được so sánh với số liệu cùng kỳ năm trước thì giá cơm dừa trong tháng này tăng 212 USD.

Tại thị trường nội địa  Philippines ( Manila), giá cơm dừa tăng 4 USD/tấn so với giá tháng 5/2017, và tăng khoảng 95 USD/tấn so với giá tháng 6/2016 là 953 USD/tấn.

 

Dầu dừa: Tại Châu Âu, giá bình quân dầu dừa (CIF. Rotterdam) trong tháng 6/2017 tăng khoảng 10 USD/tấn, tăng từ 1.687 USD/tấn (tháng 5/2017) lên 1.697 USD/tấn, và tăng khoảng 8,6% so với giá tháng 6/2016 là 1.563 USD/tấn.

Giá bình quân nội địa dầu dừa tại  Philippines vào tháng 6/2017 đạt 1.765 USD/tấn, tăng 165 USD so với giá tháng 5/2017 và tăng 316 USD khi được so sánh với giá dầu dừa cùng kỳ năm trước 1.449 USD/tấn.

Giá bình quân dầu dừa tại  Indonesia trong tháng 6/2017 tăng 58 USD so với giá tháng trước, tăng từ 1.627 USD/tấn lên 1.685 USD/tấn. Giá dầu dừa tháng này tăng khoảng 16% so với giá cùng kỳ năm 2016 là 1.452 USD/tấn.

 

Cám dừa: Tại thị trường  Philippines trong tháng 6/2017, giá bình quân cám dừa đạt 212 USD/tấn, tăng hơn 18 USD/tấn so với giá bình quân tháng trước nhưng giảm 31 USD so với cùng kỳ năm trước. Giá bình quân cám dừa tại  Sri Lanka trong tháng 6/2017 tăng khoảng 28 USD so với tháng trước là 292 USD/tấn, và cao hơn so giá cùng kỳ năm trước 266 USD/tấn.

 

Cơm dừa nạo sấy: Giá bình quân cơm dừa nạo sấy (DC) FOB  USA trong tháng 6/2017 đạt 2.655 USD/tấn, tăng 2 USD so với giá tháng trước và tăng hơn 158 USD so với giá cùng kỳ năm trước. Ở  Sri Lanka, giá cơm dừa nạo sấy nội địa tháng 6/2017 là 2.932 USD/tấn, giảm 20 USD so với giá tháng 5/2017. Trong khi đó, giá cơm dừa nạo sấy nội địa ở  Philippines đạt 2.022 USD/tấn, tăng 8 USD so với giá tháng trước là 2.014 USD/tấn và tăng 529 USD so với giá cùng kỳ năm trước. Giá cơm dừa nạo sấy ở  Indonesia trong tháng 6/2017 đạt 2.405 USD/tấn, giảm khoảng 62 USD so với giá tháng trước và tăng khoảng 342 USD/tấn so với giá cùng kỳ năm trước.

Than gáo dừa: Tại Sri Lanka trong tháng 6/2017, giá bình quân than gáo dừa đạt 464 USD/tấn (giá tháng này tăng 5 USD/tấn so với giá tháng trước). Giá bình quân than gáo dừa tháng 6/2017 ở Indonesia khoảng 468 USD/tấn, tăng 90 USD/tấn so với giá cùng kỳ năm trước.

 

Chỉ xơ dừa: Giá chỉ xơ dừa nội địa tại Sri Lanka khoảng 123 USD/tấn đối với chỉ pha trộn và dao động trong khoảng 584 – 779 USD/tấn đối với chỉ xơ cứng. Giá chỉ xơ dừa làm nệm tại Indonesia trong tháng 6/2017 là 236 USD/tấn (giá chỉ xơ dừa của Indonesia trong tháng này giảm so với giá tháng trước).

Bảng giá các sản phẩm dừa và các loại dầu chọn lọc (USD/tấn)

 

Sản phẩm/quốc gia

6/2017

5/2017

6/2016

2016

Dừa tươi

Philippines (Nội địa. lột vỏ)

224

239

209

237

 

Cơm dừa

Philippines/Indonesia (CIF N.W. Châu Âu)

1.119

1.113

1.048

237

Philippines (Nội địa. Manila)

1.048

1.044

953

1.018

Indonesia (Nội địa. Java)

1.014

904

802

948

Sri Lanka (Nội địa. Colombo)

1.443

1.475

1.307

1.379

Dầu dừa

 Philippines/Indonesia (CIF. Rott.)

1.697

1.687

1.563

1.672

  Philippines (Nội địa)

1.765

1.600

1.449

1.647

  Indonesia (Nội địa)

1.685

1.627

1.452

1.646

  Sri Lanka (Nội địa)

2.405

2.556

1.886

2.468

 Cơm dừa nạo sấy

 Philippines FOB (US), bán ra

2.655

2.653

2.497

2.548

  Philippines (Nội địa)

2.022

2.014

1.493

1.788

  Sri Lanka (Nội địa)

2.932

2.952

2.148

2.786

  Indonesia (Nội địa)

2.405

2.343

2.063

2.378

Cám dừa

  Philippines (Nội địa)

212

194

243

192

Sri Lanka (Nội địa)

320

292

266

286

Indonesia (Nội địa)

239

230

235

227

Than gáo dừa

Philippines (Nội địa), Visayas, Mua vào

401

386

341

380

Sri Lanka (Nội địa)

464

459

390

380

Indonesia (Nội địa, Java) Mua vào

468

467

378

453

 Xơ dừa (thảm)

  Sri Lanka (Chỉ xơ dừa làm nệm/Chỉ xơ dừa cọng ngắn)

123

119

182

125

Sri Lanka ( chỉ xơ cứng đơn)

584

552

552

536

  Sri Lanka ( chỉ xơ cứng đôi)

779

744

759

733

Indonesia (chỉ thô)

236

250

266

258

Các loại dầu khác

 Dầu cơm cọ Malaysia/Indonesia (CIF Rott.)

1.029

1.097

1.312

1.386

Dầu Cọ, Malaysia

/Indonesia (CIF Rott.)

677

727

697

734

Dầu đậu nành, (FOB Châu Âu Ex mill)

827

827

798

827

 

Tỷ giá ngoại tệ ngày 30/6/2017           

1 USD = 50,40 Philippines hay 13,333 Rp Indonesia hay 64,62 Rs Ấn Độ hay 153,54 Rs Sri Lanka

1 Euro = 1,14 USD

Phân tích thị trường chỉ xơ dừa

 

      Giá chỉ xơ dừa đã có chiều tụt giảm trong quý 4/2016 và tiếp tục giảm thấp trong nửa đầu năm 2017. Tại Sri Lanka, giá bình quân chỉ xơ dừa thô đã giảm xuống còn 123 USD/tấn trong tháng 6/2017 sau khi bắt đầu tụt giảm giá vào quý 2/2016. Trong khi đó, giá chỉ xơ dừa ở Indonesia đã bắt đầu giảm thấp trong quý 4/2016 và giảm xuống còn 236 USD/tấn trong tháng 6/2017. Sự tụt giảm nền kinh tế tại Trung Quốc (quốc gia nhập khẩu hàng đầu chỉ xơ dừa thô) và nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm có giá trị gia tăng tăng cao là nguyên nhân khiến cho nhu cầu tiêu thụ chỉ xơ dừa thô giảm thấp và kéo theo giá sản phẩm này cũng bị tụt giảm.

Mặc dù xu hướng giá chỉ xơ dừa đang giảm dần nhưng nhìn chung ngành chỉ xơ dừa vẫn có chiều hướng phát triển khả quan trên  thị trường toàn cầu; đặc biệt là các sản phẩm chỉ xơ dừa có giá trị gia tăng. Hiện tại, kim ngạch xuất khẩu chỉ xơ dừa và các sản phẩm từ chỉ xơ dừa như: thảm xơ dừa, chiếu thảm, thảm chà chân, và lưới phủ đất ước đạt hơn 1 tỷ USD. Trong đó, có khoảng hơn 85% trong tổng lượng xuất khẩu được xuất từ Ấn Độ, Sri Lanka và Indonesia – đây được xem là những nước sản xuất chính, và lượng xuất khẩu còn lại được chia cho Thái Lan, Philippines vả Malaysia. Nhu cầu tiêu thụ nội địa mạnh cùng với tỷ lệ xuất khẩu của Ấn Độ cũng chỉ đạt được 1% trong tổng lượng xuất khẩu của thế giới vào năm 1996 và đến năm 2002 thì tăng mạnh lên 11%, sau đó, tăng gấp đôi lên 25% vào năm 2013. Theo số liệu thống kê gần đây nhất cho thấy kim ngạch xuất khẩu chỉ xơ dừa và các sản phẩm từ chỉ xơ dừa của Ấn Độ tăng hơn 27% trong năm 2016 – 2017. Trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của Sri Lanka tăng 18,7%, chủ yếu tăng kim ngạch của các sản phẩm thành phẩm như mụn dừa, các sản phẩm chỉ xơ dừa cuộn, chổi và bàn chải được làm từ chỉ xơ dừa. Ấn Độ và Sri Lanka chú trọng hơn đến các sản phẩm có giá trị gia tăng. Trong khi đó, Indonesia vẫn đang tranh đấu để phát triển ngành chỉ xơ dừa và thời gian gần đây nước này chủ yếu tập trung sản xuất chỉ xơ dừa thô. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính các sản phẩm chỉ xơ dừa, thị phần thị trường nước này trên thị trường toàn cầu đạt hơn 50% trong tổng lượng nhập khẩu thế giới mặc dù gần đây nước này đang đối mặt với nhiều thách thức do nền kinh tế tụt giảm.

Lượng xuất khẩu các sản phẩm chỉ xơ dừa từ Ấn Độ tiếp tục tăng cao do thị trường đang dần cải thiện. Theo số liệu thống kê mới nhất từ Ủy ban Chỉ xơ dừa Ấn Độ thì từ tháng 4/2016 – 3/2017, Ấn Độ đã xuất khẩu được 957.045 tấn chỉ xơ dừa và các sản phẩm chỉ xơ dừa ra thị trường toàn cầu. Kim ngạch đạt 228.165 triệu rupi (tương đương 352,6 triệu USD), tăng khoảng 20% so với kim ngạch cùng kỳ năm trước là 293,9 triệu USD. Kim ngạch này có thể tăng hơn nữa do nhu cầu tiêu thụ từ các thị trường nhập khẩu như Trung Quốc và Mỹ đang tăng cao.

Ấn Độ xuất khẩu khoảng 14 loại sản phẩm chỉ xơ dừa sang thị trường thế giới gồm các loại bán thành phẩm như: sợi xơ dừa, thảm chà chân, chiếu thảm, chỉ xơ dừa tráng cao su và các loại thành phẩm như lưới phủ đất và thảm trải sàn. Trong số các sản phẩm chỉ xơ dừa thì Ấn Độ chủ yếu xuất khẩu mụn dừa và sợi xơ dừa. Từ tháng 4/2016 – 3/2017, sản lượng xuất khẩu hai sản phẩm này đạt 89% trong tổng lượng xuất khẩu các sản phẩm chỉ xơ dừa từ Ấn Độ. Trong giai đoạn này, nhờ lượng xuất khẩu của hai sản phẩm chính đang tăng cao nên tổng lượng xuất khẩu các sản phẩm chỉ xơ dừa từ Ấn Độ tăng cao. Lượng xuất khẩu mụn dừa tăng 31,6% và sợi xơ dừa tăng 29,1%. Các dòng sản phẩm chỉ xơ dừa khác cũng được ghi nhận là tăng cao nhất cả về sản lượng (451,9%) lẫn kim ngạch xuất khẩu (339,5%). Trung Quốc, Mỹ, Hà Lan, Hàn Quốc, và Ý là những thị trường nhập khẩu chính mụn dừa từ Ấn Độ với thị phần đạt tương ứng 45,96%13,95%, 13,95%, 8,62%, 6,01% và 3,55%.

Trong khi đó, Nhật Bản vẫn là quốc gia nhập khẩu chính các sản phẩm chỉ xơ dừa của Sri Lanka. Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu mụn dừa và hầu hết đều được sử dụng để trồng trọt trong nông nghiệp, bón phân, làm thực phẩm cho động vật và thỉnh thoảng được sử dụng để lót ổ nằm cho động vật. Trong giai đoạn từ tháng 01 – 3/2017, Nhật Bản đã nhập khẩu 14.736 tấn mụn dừa, đạt 27,7% so với tổng lượng  xuất khẩu (53.244 tấn mụn dừa) của Sri Lanka. Mụn dừa góp phần làm kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chỉ xơ dừa của Sri Lanka tăng cao nhất, đạt 41,4%. Những thị trường nhập khẩu khác đối với sản phẩm mụn dừa của Sri Lanka gồm: Mexico, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Tây Ban Nha và Iran. Những thị trường này đã nhập khẩu mụn dừa dao động từ 6.852 tấn đến 1.866 tấn. Tổng sản lượng mụn dừa được nhập khẩu từ những thị trường đó là 26.297 tấn, đạt 49,4% so với tổng lượng xuất khẩu mụn dừa của Sri Lanka. So với năm trước, trong giia đoạn này, lượng xuất khẩu mụn dừa có chiều hướng phát triển khả quan, tăng 1%. Hơn nữa, lưới phủ đất là một trong những sản phẩm chỉ xơ dừa của Sri Lanka có lượng xuất khẩu tăng cao nhất so với cùng kỳ năm trước. Lượng xuất khẩu sản phẩm lưới phủ đất được ghi nhận tăng 56%, tăng từ 780 tấn (năm 2016) lên 1.219 tấn (năm 2017).

Không giống như Ấn Độ và Sri Lanka, trong số các sản phẩm chỉ xơ dừa thì Indonesia chủ yếu xuất khẩu sản phẩm chỉ xơ dừa không thành phẩm, sợi xơ dừa. Lượng xuất khẩu sợi xơ dừa từ Indonesia từ tháng 01 – 3/2017 đạt 5.013 tấn, kim ngạch đạt 1,1 triệu USD. Tổng lượng xuất khẩu giảm hơn 37% so với tổng sản lượng cùng kỳ năm trước. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính sợi xơ dừa từ Indonesia. Trung Quốc đã thu mua 3.256 tấn sợi xơ dừa, đạt 65%. Những thị trường nhập khẩu gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia và Singapore. Sợi xơ dừa thô đóng kiện là sản phẩm chỉ xơ dừa duy nhất từ Indonesia được xuất khẩu sang thị trường toàn cầu trong giai đoạn trên. Tình hình xuất khẩu các sản phẩm chỉ xơ dừa khác từ Indonesia đều giảm đáng kể cả về sản lượng lẫn kim ngạch.

Biểu đồ: Giá bình quân chỉ xơ dừa hàng tháng từ tháng 01/2013 – 6/2017 (USD/tấn)

Bảng tin giá dừa từ ngày 15/7/2017 đến ngày 21/7/2017

         Giá dừa khô trái trong tỉnh ổn định so với tuần trước. Trong tuần, giá dừa khô trái (dừa công nghiệp) dao động từ 105.000 đồng đến 140.000 đồng/chục/12 trái (tùy theo từng vùng và tùy dừa lớn hay nhỏ), ổn định so với tuần trước.

Dừa uống nước đang giữ mức của giá tuần trước. Hiện giá mua dừa uống nước các loại tại vườn có giá từ 60.000 – 70.000 đồng/chục/12 trái; dừa xiêm xanh được thương lái thu mua tại vườn với giá 125.000 – 130.000 đồng/chục; dừa dứa 15.000 – 16.000 đồng/trái.

                Giá cơm dừa trắng trong tuần tại các nhà máy mua vào có giá ổn định là 23.500 đồng/kg. Một số cơ sở mua vào với giá 24.000 đồng/kg (loại I).

                Giá dừa cây giống: dừa ta/dâu có giá từ 32.000 – 45.000 đồng/cây; dừa xiêm lục giá từ 32.000 – 42.000 đồng/cây; dừa xiêm xanh/xiêm đỏ/xiêm lửa có giá từ 32.000 – 42.000 đồng/cây; dừa dây (dừa ẻo xanh) giá 30.000  - 40.000 đồng/cây.

                * Giá dừa trong tuần theo từng vùng như sau:

Sản phẩm dừa

Đơn vị tính

Giá mua tại vườn

Giá mua tại vựa/nhà máy

1. CƠM DỪA

 

 

 

- Cơm dừa khô trắng (giá mua tại nhà máy)

đồng/kg

 

23.500 – 24.000

2. DỪA TRÁI

 

 

 

- Dừa uống nước các loại

đồng/chục

60.000 – 70.000

70.000 – 80.000

- Dừa xiêm xanh

đồng/chục

125.000 – 130.000

130.000 – 140.000

- Dừa dứa

đồng/trái

15.000 – 16.000

16.000 – 17.000


Một loại giấy “độc nhất vô nhị” được làm từ cây dừa nước

             Cây dừa nước là một nguồn nguyên liệu tuyệt vời được dùng để xây nhà đối với xã Cẩm Thanh, Thành phố Hội An. Thời gian gần đây, một nhóm bạn gồm 03 nghệ nhân (Trương Tấn Thọ - Duy Xuyên, Quảng Nam, Lê Thanh Hà – Nghệ An, Trần Quang Thắng – Thừa Thiên Huế) đã sử dụng cây dừa nước để sản xuất một loại giấy và sáng tạo ra nhiều sản phẩm từ loại giấy đó.

Dự án “Vườn Giấy Việt” được nhóm nghệ nhân trên xây dựng với cùng một niềm đam mê nghệ thuật. Với vốn hiểu biết về rừng dừa ở Cẩm Thanh, được xem như vùng Đồng bằng sông Cửu Long thu nhỏ của Quảng Nam, nhóm nghệ nhân này đã phát hiện rằng họ có thể làm ra được một loại giấy đặc biệt từ cây dừa nước ở nơi này.

                Nói về việc tạo ra giấy, anh Trần Quang Thắng, phụ trách về kỹ thuật cho biết: “Bước đầu tiên là đem tàu dừa chẻ nhỏ, ngâm thật sạch trước khi đun nấu. Máy nghiền sẽ đảm đương việc nghiền nhỏ thành bột. Sau đó bột giấy sẽ được pha với nước, rải đều trong một khung lụa. Trải qua các công đoạn trên, ta sẽ thu được những khuôn giấy có màu đỏ sắc tía. Tùy vào mục đích sử dụng, giấy sẽ được thêm chất phụ gia để tạo nên sắc màu khác”. Các nghệ nhân sử dụng bột nước để tạo ra các mẫu trang trí.

(Lồng đèn được sáng tạo từ một loại giấy được làm từ cây dừa nước)

Ý tưởng này đã giúp các nghệ nhân quay trở lại với các chất liệu đơn giản để làm ra được những sản phẩm hand-made đầy tinh vi và thân thiện với môi trường như lồng đèn, quạt giấy, ví, nón và những sản phẩm kỳ diệu này đã trở thành những món quà lưu niệm có giá trị dành cho du khách trong và ngoài nước.

                Với việc sáng tạo ra một loại giấy “độc nhất vô nhị” từ cây dừa nước và các sản phẩm được tạo ra từ loại giấy đó, các nghệ nhân đã góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Thành phố Hội An nói riêng và Việt Nam nói chung đến với nhiều bạn bè quốc tế trên toàn thế giới.

Thông tin cần biết

Uống nước dừa không đúng cách có hại cho sức khỏe

                Nước dừa vẫn được đánh giá là một loại đồ uống cao cấp, không chỉ thiên nhiên mà còn ngon ngọt, mát mẻ. Tuy nhiên, nếu không biết cách uống thì nước dừa sẽ rất có hại cho sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

(Nước dừa là một loại đồ uống ngon ngọt, mát mẻ)

           Nước dừa là một thức uống giải khát ngon miệng, hợp vệ sinh và bổ dưỡng. Trong nước dừa có chứa: protein, các chất khoáng và nhiều vitamin bổ ích cho sức khỏe.

            Theo Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, quả dừa có vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, ích khí, tiêu phù thủng, trừ hắc loạn (tiêu chảy, tâm phiền, giải nhiệt độc). Nước dừa vô trùng còn được sử dụng làm dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, trị tiêu chảy.

          Tuy nhiên, không nên lạm dụng nước dừa (ngày uống hơn 3 – 4 trái dừa và uống liên tục nhiều ngày). Theo kinh nghiệm dân gian, uống nước dừa không đúng cách sẽ bị một số phản ứng như:

                + Đi ngoài trời nắng nóng đến khi về nhà, vì khát nước nên uống quá nhiều nước dừa dẽ bị “trúng” với các triệu chứng: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao;

                + Khi uống nước dừa nên tránh uống vào buổi tối với nước đá. Đó là ba yếu tố âm cộng lại (nước dừa, nước đá, ban đêm) thì càng dễ bị bệnh;

                + Đặc biệt, trước cuộc thi đấu thể dục thể thao, nếu uống nước dừa quá nhiều sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh lẹ cần thiết;

                + Những người có thể tạng thuộc âm như: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoãi, chậm chạp,… thì không nên dùng nước dừa.

Tại sao lại có những trường hợp nêu trên? Theo y học cổ truyền, dừa (cũng như nhiều loại trái cây chứa nhiều nước như: dưa hấu, bí đao…)có nhiều thấp khí (thấp khí là một trong sáu loại khí: phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa). Thấp khí thường gây trở ngại cho hoạt động tiêu hóa và bắp thịt. Do đó, khi uống nước dừa trong các trường hợp trên sẽ đưa thấp khí vào trong cơ thể quá nhiều, gây ra các rối loạn chức năng hoạt động bình thường của cơ thể.

                Khi uống nước dừa để giải khát nên thêm ít muối để điều hòa. Món nước dừa trộn với nước ép rau má cũng là một thức uống giải khát, thanh nhiệt, tiêu độc, nhuận gan rất tốt. Tuy nhiên, những người có tạng âm như đã nêu trên thì cần lưu ý để tránh nguy hại cho sức khỏe.

 

(Nước dừa tuy bổ dưỡng nhưng không nên lạm dụng quá nhiều nước dừa)

                Vì vậy, một số người nghĩ uống nước dừa càng nhiều càng tốt nên một ngày có thể uống 2 -3 trái và uống bất cứ lúc nào tùy thích thì thật sự sai lầm, nhất là đối với các bà mẹ đang mang thai trong 3 tháng đầu tiên nên cẩn thận khi uống nước dừa để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, tốt nhất là phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ và đừng lạm dụng quá nước dừa.

(Theo Hiệp hội Dừa Bến Tre)

Cơ hội kinh doanh

Tìm khách mua dầu dừa tinh khiết từ Fiji: Dầu dừa tinh khiết (VCO) được sản xuất tại Fiji bằng công nghệ ép ly tâm hiện được bày bán tại nhiều thị trường trong nước và quốc tế. Quý khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ trực tiếp nhà sản xuất SME:

                Mr. John Deo

Copra Millers of Fiji Ltd

Email: john@coconut.org.fj

Phone: (679)8850133, 8850193

Fax: (679) 8850164

Mobile : 7775331

Website : www.coconut.org.fj


¨       Giấy phép xuất bản số: 02 /GP-STTTT do Sở Thông tin Truyền thông Bến Tre cấp ngày 13 tháng 2 năm 2017.

¨       Bản tin được in và chế bản tại Công ty Cổ phần In Bến Tre với số lượng 150 cuốn.

¨       Nộp lưu chiểu bản tin cho Sở Thông tin và Truyền thông Bến Tre ngày 30/7/2017.

Các thông tin khác của Bản tin xem tại website Sở Công Thương: www.congthuongbentre.gov.vn

(Mục: Thông tin về dừa)