• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong quý II/2020 của ngành Công Thương ứng phó với hạn mặn và dịch Covid-19
Người dân xếp hàng lấy nước ngọt sinh hoạt bởi vì hạn mặn (nguồn: Internet)

Những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong quý II/2020 của ngành Công Thương ứng phó với hạn mặn và dịch Covid-19

(Cập nhật: 27/04/2020)
Hạn mặn và dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành công thương trong quý I/2020.
Cụ thể, đã làm giải thể 04 doanh nghiệp, tạm ngưng hoạt động 18 doanh nghiệp, chủ yếu gồm các ngành nghề: may mặc, dừa (chỉ, dừa trái, sơ chế,…), đóng tàu,…
Nước mặn, dịch bệnh còn gây ảnh hưởng đến tình hình lao động, có khoảng 33 doanh nghiệp sản xuất có biến động về lao động, việc làm, trong đó số lao động bị ảnh hưởng 1.895 lao động; là đối với các nhà máy có yêu cầu sử dụng nước cao như sản xuất bia, thực phẩm, chế biến,…), sản xuất của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn: thiếu nước sản xuất, ảnh hưởng đến tuổi thọ máy móc, thiết bị, ảnh hưởng nguồn nguyên liệu, giảm chất lượng sản phẩm, cũng như thị trường tiêu thụ, nguy cơ lao động phải nghỉ việc cao,…,
Nhiều nước phong tỏa khiến cho xuất khẩu sụt giảm mạnh; xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, các quốc gia là thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc... vẫn đang thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, hoạt động giao thương, xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp địa phương đối với những thị trường này hiện tại vẫn rất khó khăn;  
Trên thị trường nội địa, giá cả một số mặt hàng nông sản không ổn định, giá heo hơi tăng mạnh, các loại trái cây như bưởi da xanh, dừa uống nước giảm; Hoạt động xây dựng các dự án điện gió đủ điều kiện theo quy hoạch được duyệt hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, các quốc gia cung cấp thiết bị tuabin gió, các móng trụ là EU, Nhật Bản, Trung Quốc, ... vẫn đang thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, việc cung ứng thiết bị trễ so với kế hoạch dự kiến của các doang nghiệp dẫn đến các công trình bị trễ tiến độ;
Trong thời gian tới, tình hình xạm nhập mặn trên diện rộng và tiếp tục kéo dài; dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường sẽ gây thiệt hại rất lớn đến các ngành công nghiệp chế biến của tỉnh, sẽ gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất; giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, biến động do chịu tác động kép của tình hình xâm nhập mặn và dịch bệnh. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 tại các khu vực châu Âu, Hoa Kỳ, ASEAN, Trung Đông đang có chiều hướng gia tăng, việc các nước áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới;
Tuy nhiên, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam cũng có những kỳ vọng tích cực trong thời gian tới. Cụ thể, dịch Covid-19 cơ bản đã được khống chế tại Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu không còn bị hạn chế sẽ là cơ hội cho Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường này trong thời gian tới. Ngoài ra, các ưu đãi của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được kỳ vọng sẽ có những tác động tích cực thúc đẩy sản xuất trong nước. Đối với ngành thủy sản, mức thuế chống bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ đã được giảm, kết quả công nhận tương đương về hệ thống quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm trên cá tra do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ công bố là cơ sở thuận lợi giúp cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh.
Để thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, trong quý II/2020, ngành Công Thương tập trung triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp chính như: 
- Tổ chức Hội nghị bàn giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp, để có thể tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi mời gọi, thu hút đầu tư trong và ngoài tỉnh;
- Phối hợp theo dõi, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu để có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp nhằm ổn định và phát triển kinh doanh;
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hoạt động khuyến công, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các dự án phát triển năng lực sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, để mở rộng sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm để có thể trụ vững trong giai đoạn khó khăn hiện nay cũng như có thể sớm phục hồi, tăng trưởng sản xuất kinh doanh khi dịch bệnh và hạn mặn kết thúc;
- Triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định, chính sách ưu đãi về nhập khẩu của các quốc gia là đối tác ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương với Việt Nam (Hiệp định CPTPP, EVFTA),...); tổ chức và tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh, các phiên chợ hàng Việt; tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu, khảo sát thị trường trong và ngoài nước;
- Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả thương mại điện tử vào sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm cơ hội cơ doanh, mua bán sản phẩm trên môi trường trực tuyến, mở rộng thị trường trong và ngoài nước./.
Nguồn: KHTC-SCT