• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Giải pháp phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của ngành công thương tỉnh Bến Tre
Trao Giấy công nhận xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Bến Tre lần I/2019 - Nguồn: Phòng KHTC

Giải pháp phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của ngành công thương tỉnh Bến Tre

(Cập nhật: 02/07/2019)

Thc hin Nghị quyết 03-NQ/TU khóa X ngày 05/8/2016 của Tỉnh ủy về xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020 và Kết luận số 359-KL/TU ngày 08/11/2018 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển ngành dừa tỉnh giai đoạn 2016-2020 và xây dựng Kế hoạch hành động nâng cao chuỗi giá trị dừa giai đoạn 2017-2020; Chương trình phát triển xuất khẩu tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020; Chương trình XTTM tỉnh giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch thực hiện các nhóm giải pháp về xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Trong giai đoạn 2016-2018, đạt được một số kết quả như sau:

Về xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm

(1) Đối với sản phẩm dừa: Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển ngành dừa gđ 2016-2020. Tập trung quy hoạch nguồn nguyên liệu dừa phục vụ ngành công nghiệp chế biến, đến cuối năm 2018, diện tích dừa trên địa bàn tỉnh đạt 72.022 ha; năng suất 9.500 trái/ha; sản lượng 612,5 triệu trái. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành 11 tổ liên kết, 37 THT, 09 HTX liên kết sản xuất theo chuỗi quy mô 1.882,78 ha; vận động được 04 doanh nghiệp (Công ty CBD Lương Quới, Công ty CP XNK Bến Tre, Công ty chế biến dừa Á Châu, Công ty TNHH Dừa Xanh) tham gia liên kết tiêu thụ, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các THT, HTX với mức giá sàn đảm bảo thu mua ổn định; tính từ 2017 đến nay, sản lượng dừa tiêu thụ qua hợp đồng trên 13,5 triệu trái và 450 tấn cơm dừa tươi. Riêng dừa uống nước đã vận động 03 DN liên kết tiêu thụ (Cty XNK trái cây Mekong, Cty Toàn Cầu, Cty Nga Phú Thịnh) và các doanh nghiệp đã ký hợp đồng với nông dân và thu mua được trên 650.000 trái dừa tươi.

Bên cạnh đó, Sở cũng đã hỗ trợ doanh nghiệp ngành dừa đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ để sản xuất các sản phẩm có giá trị cao phục vụ tiêu thụ nội địa và XK. Từ 2017 đến nay, vốn khuyến công đã hỗ trợ DN ngành dừa thực hiện 14 dự án với tổng kinh phí hỗ trợ 2,18 tỷ đồng, thu hút gần 20 tỷ đồng vốn đầu tư từ doanh nghiệp. Đồng thời, Công ty Lương Quới đã xây dựng được 02 cơ sở sở chế dừa tại xã An Định, huyện Mỏ Cày Nam và xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm...

Với các hoạt động hỗ trợ trên đã đem lại hiệu quả tích cực cho ngành công nghiệp chế biến dừa của tỉnh: Giá trị SXCN các sản phẩm dừa tăng từ 2.700 tỷ đồng năm 2016 lên 3.300 tỷ đồng năm 2018, chiếm 12,3% giá trị SXCN; Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa cũng tăng từ 150,47 triệu USD năm 2016 lên 224,34 triệu USD năm 2018, chiếm 20,76% tổng KNXK của tỉnh. Thị trường xuất khẩu dừa tiếp tục được giữ vững và mở rộng; đến năm 2018, các sản phẩm từ dừa đã xuất khẩu được hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

 (2) Đối với con heo: Sở đã phối hợp với các ngành, địa phương và Công ty cổ phần Vissan khảo sát đánh giá, đề xuất phương án hợp tác. Kết quả, đã có 71 trại chăn nuôi heo đăng ký tham gia đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo, trong đó có 45 trại tham gia kích hoạt. Hiện tại, đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty TNHH Thanh Thêm với Công ty quản lý và kinh doanh chợ Bình ĐiềnCông ty Vissan. Tuy nhiên, từ đầu năm 2019 đến nay, tình hình dịch bệnh lở mồm long móng, tai xanh và dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến phức tạp, giá cả thường xuyên không ổn định, việc nhập heo vào thị trường TP.HCM rất khó khăn vì phải qua kiểm dịch, kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh,… Do vậy, việc hỗ trợ Công ty Thanh Thiêm xúc tiến ký kết hợp đồng với Công ty VISSAN tạm thời chưa thực hiện được.

(3) Đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực còn lại: đã và đang phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan để xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ; đang xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm bò Ba Tri. Các sản phẩm bưởi da xanh, xoài, chôm chôm, nhãn, sầu riêng... do đặc điểm thu hoạch theo mùa và diện tích sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất chủ yếu theo kinh nghiệm nên chưa đáp ứng được yêu cầu truy xuất nguồn gốc của nhà nhập khẩu, vì vậy lượng xuất chính ngạch rất ít, chủ yếu chỉ xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc và tiêu thụ nội địa.

Ảnh: Gian hàng tại Hội chợ sản phẩm OCOP tỉnh Bến Tre lần I/2019 - Nguồn: PKHTC

 

Về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường: Thời gian qua, Sở Công Thương đã tích cực hỗ trợ tìm đầu ra cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh, cụ thể:

Về thông tin thị trường: cung cấp thông tin về tình hình thị trường, thông tin hàng hóa, dự báo thị trường, cơ hội kinh doanh thông qua: Website Sở Công Thương; Bản tin Dự báo thị trường; Bản tin Thế giới và Cây dừa; Đài Phát thanh Truyền hình Bến Tre. Đồng thời thực hiện các ấn phẩm phục vụ cho các doanh nghiệp trong tỉnh.

Đối với hoạt động XTTM: đã hỗ trợ tích cực trong việc tìm đầu ra cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh thông qua việc tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh, các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn; các buổi kết nối, khảo sát thị trường,…Kết quả, một số sản phẩm như bưởi, dừa, hoa kiểng, heo, bò đã tìm được thị trường tiêu thụ ở các siêu thị lớn như Big C, Lotte, Coop.Mart,.. tại các tỉnh, thành phố lớn như TPHCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội.

Phát triển thị trường xuất khẩu: thời gian qua các mặt hàng nông sản trong tỉnh góp phần ổn định thu nhập cho người dân, trong đó tập trung vào các mặt hàng nông sản chủ lực như dừa trái, gạo, trái cây các loại. Theo số liệu thống kê từ năm 2013-2018, giá trị hàng nông sản trong tỉnh xuất khẩu có tỷ lệ tăng bình quân 12,7%/năm, hàng hóa Bến Tre xuất sang nhiều thị trường, trong đó thị trường Trung Quốc có tỷ lệ nhập khẩu nông sản lớn nhất 79%, EU 10%, Hoa Kỳ 5%. Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, nếu như năm 2013, hàng nông thủy sản Bến Tre đã xuất đi 43 quốc gia trên thế giới thì năm 2018 đã lên 68 quốc gia. Trước đây, mặt hàng nông sản của tỉnh chủ yếu chỉ xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch thì hiện nay được xuất khẩu chính ngạch sang một số nước như Mỹ, Đài Loan, Tây Ban Nha.

Thương mại điện tử: tập trung đẩy mạnh phát triển TMĐT cho cộng đồng doanh nghiệp tỉnh thông qua việc hỗ trợ 23 doanh nghiệp mới khởi nghiệp xây dựng website để quảng bá sản phẩm với các đối tác trong và ngoài nước; trang bị 58 phần mềm ứng dụng giải pháp quản lý bán hàng thông minh cho 58 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; giới thiệu cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia Cổng thông tin thị trường nước ngoài www.vietnamexport.com, tham gia sàn giao dịch TMĐT từ Amazon, sàn giao dịch TMĐT của Lazada với chương trình “Ngày của Làng dừa Bến Tre online”...

Nhìn chung, hoạt động XTTM đã có tác động tích cực đến tình hình tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt các sản phẩm nông nghiệp chủ lực; các hoạt động thương mại điện tử đã hỗ trợ doanh nghiệp làm quen với môi trường kinh doanh trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giới thiệu, quảng bá thông tin, hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp, tiếp cận cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, công tác XTTM nói chung, các mặt hàng nông sản nói riêng và mở rộng thị trường còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp để liên kết tiêu thụ nông sản và tham gia vào chuỗi giá trị; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, trái cây của tỉnh hiện đang gặp khó khăn, ách tắt trước quy định của chính sách kiểm soát kinh tế biên mậu của Trung Quốc nhưng chậm nắm bắt thông tin để tham mưu đề xuất các giải pháp tháo gỡ.

Để tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 03-NQ/TU khóa X gắn với Kết luận số 359-KL/TU của Tỉnh ủy, thời gian tới ngành công thương sẽ tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp sau:

   Tích cực phối hợp với các sở, ngành, huyện, thành phố tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư để xây dựng mới, nâng cấp các chợ đạt chuẩn, phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại, dịch vụ logistics ... để có thể cung cấp dịch vụ phục vụ xuất khẩu đa dạng và tiết kiệm chi phí hơn.

Hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin thị trường, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập và cung cấp thông tin chuyên sâu về thị trường trong nước và quốc tế. Mở rộng mạng lưới hợp tác, liên kết trao đổi thông tin đa chiều giữa cơ quan quản lý với các thành phần kinh tế.

Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước nhằm mở rộng thị trường, sản phẩm tham gia chuỗi được mở rộng, ổn định đầu ra. Triển khai có hiệu quả Đề án xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử; xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

                Tiếp tục thực hiện công tác liên kết, xúc tiến tiêu thụ heo, bò giữa DN Bến Tre với các hệ thống phân phối, DN các địa phương khác, chủ yếu là thị trường TP.HCM, để có nguồn đầu ra ổn định, giúp người dân an tâm tăng gia sản xuất./.            

Nguồn: Phòng KHTC-SCT