• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Thực trạng và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công tỉnh Bến Tre
Ảnh: Thiết bị hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí KCQG năm 2018 tại Công ty TNHH SX-TM Dừa Nguyên Phát (nguồn:KC)

Thực trạng và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công tỉnh Bến Tre

(Cập nhật: 25/07/2019)

Hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã dần đi vào nề nếp, số lượng các đề án, kinh phí hoạt động hàng năm có tăng lên và đã mang lại lợi ích thiết thực cho việc khuyến khích phát triển CN-TTCN, cụ thể giai đoạn 2014- 2018, Hoạt động khuyến công tại Bến tre đạt được một số kết quả như sau:

Đã hỗ trợ cho 85 cơ sở CNNT với kinh phí hỗ trợ trên 10 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng của các cơ sở CNNT là hơn 100 tỷ đồng; Thực hiện 02 lần bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh: kết quả có 30 sản phẩm được công nhận là sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh; 14 sản phẩm được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp Khu vực và 05 sản phẩm được công nhận là sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp Quốc gia; Thực hiện công tác tuyên truyền về hoạt động khuyến công trên Báo Đồng Khởi và phối hợp Đài truyền hình Bến Tre xây dựng chương trình Bản tin công thương; hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết 3 Cụm công nghiệp; Tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm về công tác khuyến công; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác khuyến công và  tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, khởi sự doanh nghiệp doanh nghiệp....

Nhìn chung, việc triển khai thực hiện các hoạt động khuyến công trong thời gian qua của tỉnh Bến Tre đảm bảo đúng theo quy định và kịp thời về: trình tự thủ tục, tiến độ và đáp ứng tốt nội dung, mục tiêu đề ra. Qua đó, góp phần cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực cho cơ sở đầu tư vào hoạt động sản xuất công nghiệp nông thôn, tạo sức lan tỏa từ chính sách khuyến công đối với nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Việc hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến giúp cơ sở CNNT tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo môi trường thuận lợi cho việc đầu tư, phát triển sản xuất của cơ sở. Việc hỗ trợ quy hoạch chi tiết các Cụm công nghiệp đã góp phần trong việc từng bước đầu tư hoàn thiện các cụm công nghiệp, tạo quỹ đất sạch phục vụ cho doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất; Một số sản phẩm CNNT tiêu biểu đã được ưu tiên, tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí đầu tư phát triển sản xuất và quảng bá thông tin, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua hoạt động tham gia các hội chợ trong nước; Việc đẩy mạnh công tác thông tin, truyên truyền, phổ biến những chủ trương chính sách khuyến công trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng các hình thức phong phú, đa đạng, tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn hiểu, biết và tiếp cận với các nội dung của chính sách từ đó tích tực chủ động tham gia; giúp cho các cấp, các ngành nắm bắt được các chủ trương quy định về khuyến công để chỉ đạo, phối hợp tham gia các chương trình đạt hiệu quả tốt. Để đạt được những kết quả như trên, ngoài sự cố gắng tích cực của tập thể công chức, viên chức TTKC, TTKC còn được sự quan tâm hướng dẫn kịp thời của Bộ Công Thương, UBND tỉnh, Cục Công Thương địa phương đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát của Sở Công Thương, hoạt động khuyến công luôn hoàn tốt nhiệm vụ đề ra trên cơ sở bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của ngành và cụ thể hoá các hoạt động bằng các kế hoạch, đề án để triển khai thực hiện được thuận lợi và mang lại hiệu quả.

Ảnh: Sản xuất mặt nạ dừa của Công ty TNHH Chế biến sản phẩm dừa Cửu Long (nguồn: KC)

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động khuyến công thời gian qua vẫn tồn tại một số khó khăn, hạn chế nhất định như: Một số cơ sở CNNT mặc dù được phê duyệt kinh phí hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công nhưng không thể triển khai thực hiện đề án do không có kinh phí đối ứng nên xin tạm dừng đầu tư, chuyển sang năm sau hoặc thay đổi nội dung đầu tư, từ đó gây ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện kế hoạch khuyến công; Hầu hết các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư máy móc thiết bị mới nhằm tăng năng lực sản xuất nhưng sản phẩm đơn điệu, khả năng cạnh tranh không cao, công tác quản lý còn nhiều bấc cập, chưa thể tăng cường mở rộng thị trường nên khả năng tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, vì vậy sau khi thực hiện đề án chưa khai thác hết công suất từ đó gây lãng phí trong đầu tư, ảnh hướng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị; Công tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm thị, mở rộng thị trường tiêu thụ tuy có quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu do đa phần doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ và rất nhỏ, trình độ năng lực quản lý của còn hạn chế dẫn đến việc mở rộng thị trường gặp nhiều khó khăn; Còn nhiều đối tượng thụ hưởng chưa tiếp cận đầy đủ thông tin và chính sách chính sách khuyến công của Trung ương, của tỉnh; Đội ngũ viên chức làm khuyến công chưa thật sự mạnh, năng lực còn hạn chế nhất nhất định, nhất là khả năng nắm bắt và cung cấp thông tin, do đó việc hỗ trợ xây dựng đề án khuyến công còn chậm. Bên cạnh đó, sự quan tâm, phối hợp để thực hiện các hoạt động khuyến công giữa các cơ quan, ban ngành và doanh nghiệp chưa nhiều dẫn đến hoạt động khuyến công chưa phát huy hiệu quả cao nhất.

Từ những hạn chế nêu trên, để hoạt động khuyến công đạt hiệu quả cao hơn và là động lực thúc đẩy sự phát triển CN-TTCN, góp phần gia tăng giá trị sản xuất chung của ngành Công Thương trong thời gian tới, cần tập trung vào một số giải pháp như sau:

-    Giải pháp về tăng cường vai trò công tác thông tin, tuyên truyền đến các đối tượng thụ chính sách khuyến công: Khai thác tối đa thông tin từ nhiều nguồn khác như: mạng internet, báo, đài, … Đồng thời, từng bước nâng cao chất lượng chuyên mục Khuyến công trên báo và mở chuyên mục khuyến công trên Đài Phát thanh Truyền hình … để giúp các đối tượng thụ hưởng chính sách khuyến công nắm bắt thông tin kịp thời và đề xuất nội dung hỗ trợ phù hợp với chương trình khuyến công; Tăng cường khảo sát thực tế tại cơ sở CN-TTCN để trao đổi, cung cấp và nắm bắt thông tin, những nhu cầu của các cơ sở để lựa chọn, xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng nội dung hoạt động khuyến công hàng năm nhằm triển khai thực hiện hiện mang lại hiệu quả cao. 

-    Giải pháp về tăng cường quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện về công tác khuyến công:  Rà soát lại cơ chế, chính sách đã ban hành để điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với thực tế của địa phương; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu theo dõi, quản lý chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công, đồng thời tăng cường hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện các hoạt động khuyến công; Thường xuyên khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để nắm bắt nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh để có giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất thích hợp; Quan tâm hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến công kể cả cộng tác viên cấp huyện thông qua các lớp tập huấn, đào tạo và các chuyến học tập trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh bạn..

-    Giải pháp về nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ sản phẩm cho cơ sở CN-TTCN:  Về nguồn nhân lực: Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để trang bị kiến thức khởi sự doanh nghiệp, nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao nhận thức về lợi ích áp dụng SXSH trong công nghiệp; Hàng năm tổ chức các cuộc đối thoại với các chủ doanh nghiệp để lắng nghe và giải quyết kịp thời các vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện cho hỗ trợ cơ sở phát triển sản xuất kinh doanh. Về thị trường: Đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp CN-TTCN tiến hành các hoạt động giới thiệu, quảng bá sản phẩm thị trường trong và ngoài nước thông qua việc tham gia các kỳ hội nghị, hội chợ, triển lãm để từ đó giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm phù hợp.

Nguồn: TTKC-SCT