• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Sự chuyển biến về nhận thức của người tiêu dùng là phụ nữ từ khi có Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Mô hình nuôi gà thả vườn của phụ nữ xã Tân Hưng – Ba Tri (Nguồn: QLTM)

Sự chuyển biến về nhận thức của người tiêu dùng là phụ nữ từ khi có Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

(Cập nhật: 14/05/2019)

Thực hiện Thông báo số 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Ban Chấp hành Trung ương Kết luận của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đồng thời, hưởng ứng cuộc vận động của Ban chỉ đạo tỉnh, 10 năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã phối hợp chỉ đạo các cấp Hội triển khai thực hiện Cuộc vận động gắn với các phong trào thi đua, các cuộc vận động thường xuyên của Hội bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng: Tuyền truyền thông qua chi, tổ hội, viết tin bài, hội thi, hái hoa dân chủ, lồng vào các lớp tập huấn, đào tạo nghề của Hội, hoạt động kết nối giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh, kết nối với các doanh nghiệp đưa hàng Việt đến tận người tiêu dùng. Hàng năm đã lồng ghép tuyên truyền đến trên 80% hội viên, phụ nữ qua đó nâng cao nhận thức của hội viên, phụ nữ về ưu tiên mua sắm hàng Việt, phát huy lòng yêu nước, tạo thói quen dùng hàng Việt trong đại đa số người dân trong tỉnh. 

Triển khai thực hiện các dự án, chương trình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, Hội đã phối hợp tạo điều kiện kết nối thị trường tiêu thụ các sản phẩm của Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Tổ Liên kết sản xuất,.... Vận động hội viên, phụ nữ tham gia vào Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Tổ Liên kết sản xuất, kết nối tiêu thụ sản phẩm, cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng, có sức cạnh tranh cao, tạo điều kiện để hội viên phụ nữ tham gia trưng bài giới thiệu các sản phẩm khởi nghiệp, tham gia các hội chợ thương mại góp phần quảng bá hàng Việt. Tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ tham gia các phiên chợ Đưa hàng Việt về nông thôn, phiên chợ khởi nghiệp. Đồng thời với đấu tranh ngăn chặn hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, gian lận thưong mại, hàng kém chất lượng, hành vi phạm quy định an toàn thực phẩm; tổ chức các khóa đào tạo nghề, hướng dẫn quy trình, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến hàng nông sản an toàn; hướng dẫn xây dựng bao bì, nhãn hiệu và đăng ký sản phẩm hàng hóa.

Hàng năm các cấp Hội phối hợp với chính quyền, các ngành liên quan giám sát, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, đưa nội dung giám sát việc tuyên truyền an toàn vệ sinh thực phẩm vào chương trình giám sát của các cấp Hội theo Quyết định 217 của Bộ Chính trị.  

Tuy nhiên, cũng có những khó khăn, vướng mắc: Trong xu thế hội nhập quốc tế, phần lớn người tiêu dùng tiếp cận dễ dàng với nhiều mặt hàng ngoại, có mẫu mã đa dạng, chất lượng tin cậy, phù hợp thị hiếu nên nảy sinh tâm lý “ưa chuộng hàng ngoại”; Các sản phẩm sản xuất trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nhập khẩu cùng chủng loại, có chất lượng, giá cả cạnh tranh. Chất lượng một số mặt hàng còn thấp, mẫu mã chưa đẹp, sức ép cạnh tranh về giá cả, chưa thật sự thu hút được người tiêu dùng trong nước. Tại địa phương, một số sản phẩm khởi nghiệp còn khó khăn trong quá trình xây dựng thương hiệu đưa vào thị trường tiêu thụ.…Hiện nay, chúng ta chưa có những giải pháp hữu hiệu cho việc đảm bảo an toàn thực phẩm. Những sản phẩm kém chất lượng đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng gây bức xúc trong xã hội và ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh.

Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh sẽ tập trung vào các nội dung: Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân ưu tiên mua sắm sử dụng hàng Việt Nam, xây dựng văn hóa tiêu dùng của chị em trong giai đoạn mới; Công tác tuyên truyền tập trung chú trọng vào đối tượng sản xuất - phân phối - tiêu dùng; phối hợp xây dựng chuỗi giá trị hàng hóa của địa phương; Phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp cung cấp đa dạng các loại hàng hóa đến tay người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận hàng Việt, đồng thời với thông qua kênh doanh nghiệp đưa hàng hóa Bến Tre ra thị trường tiêu thụ; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển Doanh nghiệp, chắp cánh phụ nữ Bến Tre khởi nghiệp, phát triển có hiệu quả các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Tổ liên kết sản xuất, đưa hàng hóa chất lượng vào thị trường, kích thích tiêu dùng hàng Việt; Phối hợp thực hiện thường xuyên hoạt động giám sát thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm của các cấp Hội.

Đồng thời, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh cũng có kiến nghị: Cần có chính sách bảo vệ hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, đánh thức niềm tự hào của người dân Việt Nam đối với hàng Việt, khuyến khích người tiêu dùng trong nước sử dụng hàng Việt như một hành động yêu nước, như một sự ủng hộ đối với doanh nghiệp và những người lao động làm ra sản phẩm; Các Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vừa phải xây dựng văn hóa trong kinh doanh, không ngừng cải tiến và nâng cao được chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh, phải đảm bảo chữ tín đối với người tiêu dùng, thực hiện các cam kết đối với người tiêu dùng.

Nguồn: QLTM-SCT