• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện Kết luận số 28-KL/TU về Đề án phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016 – 2020 và hướng đến năm 2030 trong thời gian tới

Nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện Kết luận số 28-KL/TU về Đề án phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016 – 2020 và hướng đến năm 2030 trong thời gian tới

(Cập nhật: 28/11/2019)

Qua 03 năm triển khai thực hiện Kết luận số 28-KL/TU của Tỉnh ủy đã đạt được những kết quả nhất định: Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp (CCN) được tập trung đầu tư; các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trọng điểm được quan tâm, hỗ trợ chuyển đổi công nghệ mới; chất lượng sản phẩm tăng lên, tạo thương hiệu và tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu các nước nhập khẩu, góp phần gia tăng chuỗi sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tạo nguồn thu ngân sách. Chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu doanh nghiệp. Trung tâm phục vụ hành chính công hình thành góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính, qua đó tạo niềm tin cho nhà đầu tư, doanh nghiệp,...

Tuy nhiên, tăng trưởng công nghiệp còn thấp so với mục tiêu đề ra (đạt 83,86% so với mục tiêu), chưa bền vững, chưa đ sức để thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh. Hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu quỹ đất cho phát triển công nghiệp tập trung (khu, CCN); thiếu lao động (nhất là lao động lành nghề, tay nghề cao) để thu hút đầu tư; phần lớn doanh nghiệp quy mô nhỏ, năng lực và sức cạnh tranh còn yếu; các làng nghề phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng. Trình độ công nghệ, nhân lực và năng xuất lao động ngành công nghiệp còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Liên kết thực hiện chuỗi giá trị, liên kết xây dựng vùng nguyên liệu còn nhiều khó khăn, chưa tạo được niềm tin giữa nông dân, doanh nghiệp,…

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp nhanh và bền vững, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng chương trình, kế hoạch để cụ thể hóa, tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Kết luận số 28-KL/TU của Tỉnh ủy phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ quan, đơn vị, địa phương, cụ thể:

Tập trung phát triển hạ tầng các khu, CCN, nhất là hạ tầng giao thông, điện, nước và hoàn thiện hệ thống xử lý môi trường; trong đó tập trung cao cho KCN Phú Thuận, hoàn thiện 05 CCN hiện có và xây dựng các CCN mới đã có quy hoạch; các huyện, thành phố phải chú trọng trong kêu gọi đầu tư phát triển các khu, CCN trên địa bàn và thu hút đầu tư thứ cấp; rà soát quy hoạch các khu, CCN và xây dựng tiêu chí thu hút đầu tư vào các khu, CCN trên địa bàn. Đối với các dự án sản xuất, ưu tiên dự án sử dụng công nghệ hiện đại, tạo ra giá trị gia tăng và đóng góp ngân sách cao, công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu; hạn chế tối đa những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sử dụng nhiều đất đai; mạnh dạn thu hồi chứng nhận đầu tư  đối với những dự án chậm triển khai.

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các KCN, CCN phù hợp với thực tế; điều chỉnh quy mô, ngành nghề, diện tích KCN Phú Thuận và Khu tái định cư, nhà ở công nhân phục vụ KCN. Hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện gió và điện mặt trời, phấn đấu đến năm 2020 có nhà máy năng lượng tái tạo vận hành phát điện, hòa lưới lên lưới điện quốc gia và bán điện thương phẩm.

Tập trung tạo quỹ đất sạch, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp; chỉ đạo xử lý tốt vấn đề an ninh trật tự và ô nhiễm môi trường tại các khu, CCN.

Quan tâm, hỗ trợ ngân sách cho địa phương giải phóng mặt bằng nhằm tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư; cân đối, bố trí ngân sách thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng (Theo Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến gắn với các chuỗi sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh; đồng thời, tập trung phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn, không gây ô nhiễm môi trường; ưu tiên phát triển công nghiệp năng lượng sạch (điện gió, điện mặt trời, điện khí,…). Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiếp cận các chính sách mới, thực hiện tốt các quy định về xuất nhập khẩu; lồng ghép các nguồn vốn khuyến công, xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp thay đổi công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ; nâng cao hiệu quả đào tạo, đào tạo nghể theo nhu cầu doanh nghiệp gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo.

Tiếp tục đầu tư phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, tham gia chuỗi giá trị đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh (sơ chế, sản xuất tiểu thủ công nghiệp; Phát huy vai trò trung tâm của doanh nghiệp trong việc kết nối giữa sản xuất với thị trường, cung cấp thông tin về thị trường,…). Thực hiện tốt các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trong sản xuất, tăng cường kiểm soát, thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường.

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, phấn đấu giữ vững vị trí top đầu các chỉ số PCI (năng lực cạnh tranh cấp tỉnh), PAPI (hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh), PAR INDEX (chỉ số cải cách hành chính), SIPAS (chỉ số hài lòng của người dân), tăng cường công tac đối thoại, gặp gỡ giữa lãnh đạo chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước các cấp với doanh nghiệp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để doanh nghiệp an tâm phát triển.

   Nguồn: QLCN-SCT