• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Nhân rộng mô hình chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Biển phân khu, biển thông tin tiểu thương chợ Hương Điểm – xã Tân Hào – huyện Giồng Trôm được trang bị đầy đủ (Nguồn: P.QLTM)

Nhân rộng mô hình chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

(Cập nhật: 04/01/2021)
Từ mô hình “Chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm” năm 2020 - chợ Cầu Móng, xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam được Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương hỗ trợ nguồn kinh phí hơn 220 triệu đồng nhằm thực hiện hỗ trợ các trang thiết bị (bảng hiệu chợ, biển tên các tiểu thương); tập huấn kiến thức Vệ sinh an toàn thực phẩm và Văn minh bán hàng; xây dựng phóng sự và tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bến Tre. Nhận thấy qua mô hình đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chợ, giúp hạ tầng thương mại phát triển, môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng. Trong năm 2021, Sở Công Thương đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhân rộng ở 02 chợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế với hơn 400 triệu đồng: Chợ Hương Điểm - xã Tân Hào - huyện Giồng Trôm và Chợ Cái Bông - xã An Ngãi Trung - huyện Ba Tri.

Với đặc điểm và nhu cầu trang thiết bị của mỗi chợ là không giống nhau, do đó, việc thu thập các thông tin, số liệu đảm bảo phải đầy đủ và chính xác, phù hợp với tiêu chí lựa chọn xây dựng chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.  Đáp ứng được yêu cầu chung TCVN 11856:2017 đối với các cơ sở kinh doanh tại chợ, cụ thể: Biển hiệu ghi rõ tên mặt hàng kinh doanh; họ và tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm. Trang thiết bị, dụng cụ bày bán rau, củ, quả hợp vệ sinh bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; các yêu cầu về bố trí: Thực hiện bố trí, sắp xếp các khu vực kinh doanh thuận lợi cho việc kinh doanh và bảo đảm an toàn thực phẩm; Niêm yết sơ đồ chỉ dẫn phân khu của chợ tại cửa ra vào chính của chợ; hệ thống chiếu sáng đầy đủ bằng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo. Nguồn ánh sáng, cường độ ánh sáng bảo đảm dễ nhận biết, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng an toàn sản phẩm: trang bị bóng đèn trong khu vực nhà lồng chính của chợ; yêu cầu đối với Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm: Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm có đủ sức khỏe theo quy định;… Đặc biệt, trang thiết bị đánh giá, kiểm tra sức khỏe ban đầu (máy đo thân nhiệt), thiết bị phun xịt tự động dung dịch sát khuẩn khử khuẩn diệt khuẩn, trang bị kính chống giọt bắn sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan của các loại vi khuẩn, đặc biệt là SARS-CoV-2.

Nhằm giúp Ban quản lý chợ kịp thời  phát hiện, ngăn chặn thực phẩm chứa chất cấm, chất độc hại đưa vào tiêu thụ tại chợ. Từ đó, cũng khiến cho các đối tượng có ý định trục lợi bất chính từ việc kinh doanh thực phẩm bẩn phải dè chừng; người dân mạnh dạn hơn trong việc tiêu dùng sản phẩm nhất là các sản phẩn nông - thủy sản. Trong chương trình, Sở Công Thương cũng trang bị cho 02 chợ Bộ test kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm do Viện Kỹ thuật Hoá Sinh và Tài liệu Nghiệp vụ - Bộ Công An sản xuất nhằm kiểm tra nhanh thuốc trừ sâu, axit vô cơ trong dấm, hàn the trong thực phẩm, hypoclorid, độ ôi khét trong dầu mỡ, Kiểm tra nhanh phẩm màu kiềm trong thực phẩm, formon, KNitrit, Nitrat, Salisilic trong thực phẩm, Kiểm tra nhanh Metanol trong rượu…

Đến nay dự án đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng. Nhìn chung, các tiểu thương rất phấn khởi. Theo ý kiến của sạp Cá Út Đẹt - chợ Hương Điểm xã Tân Hào - huyện Giồng Trôm: Bà Út cho biết các hộ tiểu thương vui mừng khi được cấp biển hiệu với đầy đủ thông tin, treo gắn đồng đều về kích cỡ, vừa tầm với để thực hiện vệ sinh và trông chợ sinh động hẳn ra. Các biển chỉ dẫn phân khu (khu thịt cá, khu rau củ quả, khu bánh….) được bố trí hợp lý tại cửa ra vào chính của chợ, thuận lợi cho khách hàng tìm hàng hóa, sản phẩm cần mua và thấy sự ngăn nắp, khoa học tại chợ.

Cũng theo tiểu thương kinh doanh trong chợ, sạp rau Cô Hồng tại chợ Cái Bông - xã An Ngãi Trung - huyện Ba Tri, Cô cho biết "Ban Quản lý chợ đã nhiều lần vận động các tiểu thương trang bị quầy sạp vững chắc, có độ cao đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, các tiểu thương mua bán nhỏ lẻ, đặc biệt là tác động của dịch covid -19 thì nguồn thu hạn chế rất nhiều. Được sự hỗ trợ từ Sở Công Thương, nay bà con tiểu thương được cấp phát các quầy sạp bằng sắt hàn chắn chắn với kích thước đủ rộng để bày bán thực phẩm (rau, củ, bánh…), độ cao vừa phải (0,6m) dễ dàng dọn vệ sinh, tạo mỹ quan và quan trọng là đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. Đối với người bán, khi các quầy sạp được bố trí ngay ngắn, tiểu thương lại có ý thức hơn trong việc bày hàng hóa, cũng như người tiêu dùng khi được lựa chọn những sản phẩm nông sản bày biện trên một vị trí sạch sẽ, cao ráo và vừa tầm dễ nhìn, dễ lựa".

Trong thời gian tới, Sở Công Thương sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này với những hình thức từ nguồn kinh phí sự nghiệp, vận động các địa phương phát huy tinh thần "Nhà nước và Nhân dân cùng làm", kêu gọi doanh nghiệp đầu tư,… góp phần xây dựng hệ thống chợ nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn, tiến tới đạt chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu của TCVN 11856:2017. Hoàn thành tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn - chợ nông thôn trong Bộ Tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới, từng bước hoàn thiện tiến đến xây dựng xã - huyện nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu.
Nguồn: P.QLTM – SCT