• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Diễn biến thị trường dầu dừa
Giá thị trường và nhu cầu tiêu thụ dầu dừa giảm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 Ảnh minh họa. Nguồn: TT.KC&XTTM

Diễn biến thị trường dầu dừa

(Cập nhật: 04/05/2021)
Giá dầu dừa đã bắt đầu tăng cao kể từ quý hai năm 2020. Giá bình quân sản phẩm này trong quý 02/2020 là 1.136 USD/tấn, tăng 27% so với giá bình quân của quý 01/2020. Thậm chí giá bình quân quý này cao hơn so với quý 02/2019 là 47%. Giá dầu dừa được dự báo sẽ tăng cao do sản lượng và nguồn hàng dự trữ thấp. Lượng dự trữ dầu dừa vào cuối năm 2020 đã phải giảm xuống còn 0,41 triệu tấn, giảm 17,6% so với cùng kỳ của năm. Giá dầu dừa được dự báo sẽ đạt hơn 1.500 USD/tấn vào quý 02/2021.

Nhu cầu tiêu thụ dầu dừa trong năm 2020 suy yếu do giá sản phẩm tăng cao và đại dịch xuất hiện trên toàn cầu. Theo báo cáo của Ủy ban Thống kê Philippines, trong giai đoạn từ tháng 01 – 9/2020, Philippines đã xuất khẩu 662.659 tấn dầu dừa ra thị trường quốc tế. Lương xuất khẩu này được ghi nhận giảm 32%so với lượng xuất khẩu của cùng kỳ năm 2019. Tổng lượng nhập khẩu từ các nước châu Âu, thị trường nhập khẩu chính dầu dừa từ Philippines, đã giảm xuống 32%. Tương tự, lượng nhập khẩu dầu dừa từ Philippines của Mỹ cũng giảm xuống mức 131.192 tấn và giảm khoảng 52%.
 
  Từ tháng 01 – tháng 12 năm 2020 Từ tháng 01 – tháng 12 năm 2019
Lượng trữ hàng lúc đầu 0,51 0,52
Sản lượng sản xuất 2,62 2,91
Sản lượng nhập khẩu 1,83 2,04
Sản lượng xuất khẩu 1,82 2,12
Lượng tiêu thụ nội địa
(Thặng dư của bảng đối chiếu)
2,73 2,84
Lượng hàng tồn 0,42 0,51

Tổng lượng xuất khẩu dầu dừa từ Indonesia đã đối mặt nhiều trở ngại trong giai đoạn từ tháng 01 – 10/2020. Indonesia đã xuất khẩu 461.704 tấn dầu dừa ra thị trường toàn cầu trong giai đoạn nói trên. Lượng xuất khẩu trong giai đoạn từ tháng 01 -10/2020 được ghi nhận giảm 8,3% so với lượng xuất khẩu cùng kỳ năm 2019. Trong hai năm liên tiếp trở lại đây, tổng lượng xuất khẩu dầu dừa của Indonesia liên tục giảm. Trong giai đoạn này, những thị trường lớn đã nhập khẩu dầu dừa từ Indonesia là: Mỹ, Malaysia, Hà Lan, và Trung Quốc. Tổng lượng xuất khẩu dầu dừa sang 5 nước này đạt hơn 67% trong tổng lượng xuất khẩu dầu dừa.
 

Giá dầu lauric (dầu dừa và dầu cơm cọ)
Từ tháng 01/2020 – 12/2020 (USD/tấn)
Nguồn: Cocommunity, Vol. No.1, January 2021


Các điểm xuất khẩu dầu dừa của Philippines
Từ tháng 01 – 9/2020
Nguồn: Cocommunity, Vol.No.1, January 2021

 
Giữa thời điểm đại dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, tổng lượng nhập khẩu dầu lauric của Mỹ đã tăng cao trong giai đoạn từ tháng 01 – 11/2020. Theo kết quả điều tra của Cục Điều tra dân số Mỹ thì Mỹ đã nhập khẩu 761.655 tấn dầu dừa trong cùng thời điểm; giá trị đạt 775,6 triệu USD; tăng 3,5% so với năm trước. Việc tăng sản lượng nhập khẩu dầu lauric của Mỹ chủ yếu tập trung vào việc tăng lượng nhập khẩu dầu cơm cọ. trong cùng thời điểm, lượng nhập khẩu dầu dừa của Mỹ đã giảm khoảng 2,4%. Sự thay thế đối với việc tiêu thụ giữa hai loại dầu lauric là dầu dừa và dầu cơm cọ chủ yếu là do giá dầu dừa cao hơn nhiều so với giá dầu cơm cọ.

Lượng  xuất khẩu dầu dừa từ Indonesia
Từ tháng 01 – 10 năm 2019/2020
Nguồn: Cocommunity, Vol.No.1, January 2021

Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ dầu lauric đã có dấu hiệu suy yếu tại lục địa châu Âu. Trong giai đoạn từ tháng 01 – 9/2020, chỉ có 1,4 triệu tấn dầu lauric được xuất sang các nước châu Âu, giảm 11% so với cùng kỳ của năm. Sản lượng nhập khẩu giảm tại các nước châu Âu đều tập trung vào cả hai loại dầu là dầu dừa và dầu cơm cọ. Việc giảm như thế chính là do chịu ảnh hưởng từ diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu.
Nguồn: TT.KC&XTTM, được dịch từ bản tin “The Cocommunity, Vol L.No.1, 2021