• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Điểm sáng của tăng trưởng kinh tế Bến Tre năm 2020
Ông Nguyễn Tiến Dũng thông cáo báo chí về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre

Điểm sáng của tăng trưởng kinh tế Bến Tre năm 2020

(Cập nhật: 31/12/2020)
Ngày 30/12/2020, tại Cục Thống kê Bến Tre, phường An Hội, thành phố Bến Tre, ông Nguyễn Tiến Dũng - Cục Trưởng Cục Thống kê đã chủ trì buổi họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre năm 2020; Tham dự buổi họp có khoảng hơn 30 đại biểu đại diện cho các sở ngành tỉnh, các chi cục thống kê các huyện, thành phố và đại diện các cơ quan truyền thông.

Năm 2020 là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, là một năm đầy khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và của tỉnh Bến Tre nói riêng như: Đại dịch Covid-19 chưa từng có trong nhiều thập kỷ xảy ra trên toàn cầu làm cho các hoạt động kinh tế không triển khai được bình thường và làm đứt gãy chuỗi thương mại toàn cẩu; hạn mặn gây hậu quả nghiêm trọng kéo dài, tác động xấu tới đời sống của người dân. Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong toàn tỉnh; sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc, quyết liệt, kịp thời của toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp, vừa tập trung phòng, chống dịch bệnh, vừa duy trì, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, nền kinh tế xã hội tỉnh nhà đã vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra ngay từ đầu năm và đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Theo đánh giá của Cục Thống kê Bến Tre tại thông cáo báo chí về tình hình kinh tế xã hội năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bến Tre,“Điểm sáng của toàn ngành kinh tế tập trung ở khu vực công nghiệp, xây dựng”.

Trong 6 tháng đầu năm, tình trạng nước cấp bị nhiễm mặn đã gây ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nổi bật ở một số khâu như nước sinh hoạt cho công nhân, nước vệ sinh nhà xưởng, nước rửa trong khâu sản xuất, nhất là đối với một số nhà máy có yêu cầu sử dụng nước cao như sản xuất bia, thực phẩm, nồi hơi, nhuộm vải,… Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19,  thị trường xuất khẩu gặp khó khăn nên ngành sản xuất, chế biến thực phẩm từ dừa, thủy sản tăng trưởng chậm; các doanh nghiệp gia công (ngành dệt may và da giày, túi xách) gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu và nhu cầu thị trường. Nhiều doanh nghiệp phải giảm quy mô sản xuất, cắt giảm số lượng công nhân, một số doanh nghiệp giải thể hoặc tạm ngưng hoạt động. Trong 6 tháng cuối năm, ngành sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phục hồi trở lại,  giá trị tăng thêm ở toàn khu vực này vẫn đạt mức 6.564 tỷ đồng, tăng 4,86%, trong đó, công nghiệp ước đạt 4.944 tỷ đồng, tăng 3,61% so cùng kỳ;  khu vực công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng 18,3%; khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 39,55%. Trong 6 tháng đầu năm, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhu cầu thị trường trong nước và thế giới giảm mạnh, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của địa phương. Các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về thị trường xuất khẩu do các thị trường như Mỹ, EU, ASEAN, Trung Đông bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, mọi hoạt động giao thương với các thị trường này có thời gian phải tạm ngừng. Các cơ sở kinh doanh du lịch tạm ngừng kinh doanh, lượng khách và doanh thu từ hoạt động du lịch sụt giảm mạnh. Sang 6 tháng cuối năm tình hình đã được cải thiện rất nhiều hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh phục hồi mạnh mẽ, giá trị tăng thêm theo giá so sánh ở khu vực này trong năm 2020 ước đạt 12.871 tỷ đồng, tăng 2% so cùng kỳ.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt cũng như tình hình sản xuất, kinh doanh của người dân. Nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị vừa thực hiện công tác chống dịch vừa đảm bảo duy trì sản xuất, kinh doanh. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp năm 2020 tăng 4,27% so cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,6%; ngành sản xuất giấy có chỉ số phát triển tăng hơn 10%; ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 12,62%; ngành sản xuất đồ uống giảm 20,16% do tác động của Nghị định 100/2019/NĐ-CP và thực hiện giãn cách xã hội; tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng tăng khá, ước đạt 49.965,36 tỷ đồng, tăng 7,22% so với năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa lẻ ước đạt 41.459 tỷ đồng, tăng 10,74%; Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2020 ước tăng 0,84% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng trưởng âm 2,07%, khu vực dịch vụ từng bước hồi phục do ảnh hưởng của dịch bệnh với mức tăng trưởng 2%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 3,15%, điểm sáng của toàn ngành kinh tế tập trung ở khu vực công nghiệp, xây dựng với mức tăng trưởng 4,86%./.

 
Nguồn:P.KHTCTH - SCT