• EMAIL:
    sct@bentre.gov.vn
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Các điểm xuất khẩu sản phẩm dừa của Philippines trong tháng 01/2020
Dầu dừa là một trong các sản phẩm được xuất khẩu nhiều của Philippines trong tháng 01/2020 Ảnh minh họa. Nguồn: XTTM

Các điểm xuất khẩu sản phẩm dừa của Philippines trong tháng 01/2020

(Cập nhật: 18/09/2020)
Đối với sản phẩm dầu dừa, trong tháng 01/2020 lượng dầu dừa được xuất khẩu bao gồm: Dầu dừa thô được xuất khẩu 80.408 tấn; dầu dừa cochin 32.921 tấn và dầu dừa RBD 2.017 tấn. Tổng doanh thu 03 loại dầu dừa này đạt 83,331 triệu USD. Châu Âu vẫn duy trì vị trí nhập khẩu dẫn đầu với 48.544 tấn (đạt 42,1% trong tổng lượng xuất khẩu). Mỹ nhập khẩu 33.548 tấn (29,1%); theo sau là Trung Quốc 16.724 tấn (14,5%), Malaysia 14.803 tấn (12,8%), Nhật Bản 1.331 tấn (1,2%); những nước khác nhập khẩu số lượng ít hơn. Châu Âu là khách mua chính đối với sản phẩm dầu dừa thô, thu mua được 47.907 tấn (Hà Lan 45.946 tấn, Phần Lan 1.906 tấn). Những nước nhập khẩu khác là Mỹ 18.001 tấn và Malaysia 14.500 tấn. Mặt khác, Trung Quốc là thị trường dẫn đầu trong việc nhập khẩu dầu dừa cochin, đạt 16.724 tấn; theo sau là Mỹ 14.897 tấn trong khi đó Nhật Bản là 1.300 tấn. Tuy nhiên, Mỹ lại dẫn đầu về thị phần nhập khẩu dầu dừa RBD với 650 tấn được nhập khẩu, kế đến là châu Âu 637 tấn (Hà Lan 551 tấn, Phần Lan 43 tấn, Hy Lạp 24 tấn, Đức 19 tấn), Malaysia 302 tấn, Đài Loan 91 tấn, Pakistan 82 tấn, Việt Nam 76 tấn, Canada 59 tấn, Nhật Bản 31 tấn, Úc 26 tấn, Argentina 27 tấn, Nam Phi 19 tấn, Ecuador 17 tấn.

Đối với sản phẩm cơm dừa nạo sấy, lượng xuất khẩu cơm dừa nạo sấy trong tháng 01/2020 đạt 11.816 tấn (giá trị đạt 17,613 triệu USD) và được xuất khẩu sang 47 nước. Mỹ vẫn duy trì vị trí nhập khẩu chính với lượng nhập khẩu tháng này đạt 2.387 tấn, đạt 20,2% trong tổng lượng xuất khẩu; kế cận phía sau là Hà Lan 2.013 tấn (17,0%). Có 03 điểm nhập khẩu chính kế tiếp là Úc 853 tấn, Đức 668 tấn và Anh 538 tấn, đạt 17,4%. Một nhóm thị trường nhập khẩu cũng với số lượng khá lớn dao động từ 207 – 490 tấn, đạt 27,5% bao gồm: Canada, Israel, Argentina, Nga, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Trung Quốc, Brazil và Indonesia. Mặt khác, có 08 nước đạt nhập khẩu 100 tấn (dao động từ 101 – 187 tấn) và đạt thị phần thị trường 9,5% là: Malaysia, Tây Ban Nha, Chile, Hàn Quốc, New Zealand, Bỉ, Syria, Đài Loan; trong khi đó có 01 nhóm thị trường nhập khẩu dưới 100 tấn, dao động từ 03 – 97 tấn, đạt 8,4% bao gồm: Uruguay, Nam Phi, Singapore, Mexico, các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất, Guatemala, Thái Lan, Peru, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Italy, Ecuador, Jordan, Cộng hòa Zéch, Ireland, Costa Rica, Panama, Algeria, Lithuania Lebanon, Ai Cập, Na Uy, Bahrain, Hong Kong.

Đối với sản phẩm cám dừa, trong tháng 01/2020 lượng xuất khẩu cám dừa đạt 21.353 tấn, giá trị đạt 4,271 triệu USD. Thị trường nhập khẩu chính là Ấn Độ với tổng lượng nhập khẩu chiếm hơn phân nữa trong tổng lượng xuất khẩu cám dừa của Philippines (56,4%), nhập khẩu được 12.035 tấn; thị trường nhập khẩu lớn thứ hai là Việt Nam với 8.760 tấn (41,0%); những thị trường nhập khẩu khác là Đài Loan 318 tấn và Hàn Quốc 240 tấn.

Đối với các sản phẩm từ gáo dừa, lượng than gáo dừa được xuất khẩu là 6.005 tấn trong tháng 01/2020, giá trị đạt 2,577 triệu USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu dẫn đầu với 3.379 tấn hoặc đạt hơn phân nữa trong tổng lượng xuất khẩu (56,3%); theo sau là Nhật Bản 1.387 tấn (23,1%), Hàn Quốc 620 tấn (10,3%); những nước khác nhập khẩu ít hơn như Thổ Nhĩ Kỳ 374 tấn, Đức 159 tấn, Trung Quốc 81 tấn và Anh 06 tấn.

Than hoạt tính được chế biến từ than gáo dừa có lượng xuất khẩu đạt 6.819 tấn trong tháng 01/2020; trị giá đạt 10,433 triệu USD và được xuất khẩu sang 30 thị trường; trong đó có 12 thị trường nhập khẩu trên 100 tấn. Dẫn đầu là Mỹ với 1.348 tấn hoặc gần 1/5 trong tổng lượng xuất khẩu than hoạt tính từ than gáo dừa của Philippines trong tháng này (19,8%); theo sau là Nhật Bản 1.170 tấn (17,2%); Đức 816 tấn (12,0%); Hàn Quốc 564 tấn (8,3%). Có 08 nước nhập khẩu kế tiếp với lượng nhập khẩu dao động từ 155 – 468 tấn và đạt 34,4% là: Sri Lanka, Đài Loan, Hà Lan, Trung Quốc, Indonesia, Nga, Canada, Estonia. Mặt khác, có 18 nước khác có lượng thu mua dưới 100 tấn (dao động từ 10 – 94 tấn) và đạt 8,4%. bao gồm: Ghana, Ý, Tanzaniaa, Venezuela, Romania, Phần Lan, Thụy Điển, Peru, Nam Phi, Tây Ban Nha, Úc, Malaysia, Singapore, Hong Kong, Anh, Myanmar, Paraguay, Thổ Nhĩ Kỳ. (UCAP Bulletin)
(Nguồn: TT.KCVXTTM, được dịch từ bản tin “The Cocommunity, Vol L.No.5, 2020)